Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 412921
Điện tích điểm là
- A. vật có kích thước rất nhỏ.
- B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
- C. vật chứa rất ít điện tích.
- D. điểm phát ra điện tích.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 412922
Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện
- A. hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau
- B. hai điện tích cùng dấu thì hút nhau
- C. hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau
- D. hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 412923
Điện tích có đơn vị là:
- A. N.
- B. m.
- C. C.
- D. N.m.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 412924
Hai điện tích trái dấu sẽ:
- A. hút nhau.
- B. đẩy nhau.
- C. không tương tác với nhau.
- D. vừa hút vừa đẩy nhau.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 412925
Trong các nhận định sau, nhận định nào sau đây là không đúng khi xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện?
- A. Proton mang điện tích là - 1,6.10-19 C.
- B. Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các elcetron mang điện âm chuyển động xung quanh.
- C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron quay xung quanh hạt nhân.
- D. Hạt nhân có cấu tạo gồm nơtron không mang điện và proton mang điện dương.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 412926
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
- B. Êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.
- C. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).
- D. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 412927
Hai điện tích cùng dấu sẽ:
- A. hút nhau.
- B. đẩy nhau.
- C. không tương tác với nhau.
- D. vừa hút vừa đẩy nhau.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 412928
Hạt nhân của một nguyên tử Flo có 9 proton và 10 notron, số electron của nguyên tử Flo là
- A. 9
- B. 16
- C. 17
- D. 8
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 412929
Điện trường là
- A. môi trường không khí quanh điện tích.
- B. môi trường chứa các điện tích.
- C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- D. môi trường dẫn điện.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 412930
Tìm phát biểu sai về điện trường?
- A. Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- B. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.
- C. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 412931
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?
- A. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.
- B. Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.
- C. Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.
- D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 412932
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
- A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
- B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
- C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
- D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 412933
Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt trong điện trường đều là:
- A. Điểm đặt tại điện tích điểm.
- B. Phương song song với các đường sức từ.
- C. Ngược chiều với.
- D. Độ lớn F = qE.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 412934
Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là:
- A. A = qE.
- B. A = qEd.
- C. A = qd.
- D. A = Fd.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 412935
Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Điện tích q.
- B. Độ lớn của cường độ điện trường.
- C. Vị trí của điểm M và điểm N.
- D. Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 412936
Công của lực điện không phụ thuộc vào
- A. cường độ của điện trường.
- B. hình dạng của đường đi.
- C. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
- D. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 412937
Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
- A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
- B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
- C. khả năng sinh công tại một điểm.
- D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 412938
Điện thế là đại lượng:
- A. là đại lượng đại số.
- B. là đại lượng vectơ.
- C. luôn luôn dương.
- D. luôn luôn âm.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 412939
Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:
- A. \({V_M} = q.{A_{M\infty }}\)
- B. \({V_M} = {A_{M\infty }}\)
- C. \({V_M} = \frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)
- D. \({V_M} = \frac{q}{{{A_{M\infty }}}}\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 412940
Đơn vị của hiệu điện thế là:
- A. V/m.
- B. V.
- C. C.
- D. J.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 412941
Tụ điện là
- A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
- B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 412942
Tìm phát biểu sai
- A. Tụ điện dùng để chứa điện tích.
- B. Tụ điện chỉ dùng để tích điện trong mạch.
- C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện.
- D. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 412943
Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
- A. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
- B. hai tấm thiếc ngâm trong dung dịch NaOH.
- C. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
- D. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 412944
Cách tích điện cho tụ điện:
- A. đặt tụ điện gần một nguồn điện.
- B. cọ xát các bản tụ điện với nhau.
- C. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện.
- D. nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 412945
Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng
- A. hóa học.
- B. từ.
- C. nhiệt.
- D. quang.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 412946
Chọn câu trả lời đúng.
- A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.
- B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.
- C. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.
- D. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 412947
Cường độ của dòng điện không đổi qua một mạch điện được xác định bằng công thức
- A. \(I = \frac{t}{q}\)
- B. \(I = {q^2}.t\)
- C. \(I = q.t\)
- D. \(I = \frac{q}{t}\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 412948
Đường đặc tuyến Vôn - Ampe biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua một điện trở vào hiệu điện thế hai đầu vật dẫn là đường
- A. cong hình elip.
- B. thẳng.
- C. hyperbol.
- D. parabol.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 412949
Công suất định mức của các dụng cụ điện là
- A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- C. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
- D. công suất trung bình của dụng cụ đó.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 412950
Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
- A. 25phút.
- B. \(\frac{1}{{40}}\) phút.
- C. 40phút.
- D. 10 phút.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 412951
Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng
- A. 2000J.
- B. 5J.
- C. 120kJ.
- D. 72kJ
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 412953
Một đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50Ω thì công suất của mạch là
- A. 10W.
- B. 5W.
- C. 40 W.
- D. 80 W.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 412956
Cho mạch điện như hình vẽ.
Suất điện động \({\cal E} = 28V\), điện trở trong r = 2 , R = 5. Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch chính là
- A. 2 A.
- B. 3 A.
- C. 4 A.
- D. 5 A.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 412958
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có điện trở trong r với mạch ngoài có tổng trở là R thì cường độ dòng điện trong mạch được xác định bởi biểu thức:
- A. \(I = \frac{{\cal E}}{R}\)
- B. \(I = \frac{{\cal E}}{r}\)
- C. \(I = \frac{{\cal E}}{{r.R}}\)
- D. \(I = \frac{{\cal E}}{{r + R}}\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 412960
Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động \({\cal E}\), điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I có giá trị.
- A. \(I = \infty \)
- B. \(I = {\cal E}r\)
- C. I = 0.
- D. \(I = \frac{{\cal E}}{r}\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 412962
Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch
- A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
- B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
- C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
- D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 412965
Người ta mắc một bộ 3 pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động 9 V và điện trở trong 0,3 Ω. Mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là
- A. 27 V; 9 Ω.
- B. 9 V; 0,9 Ω.
- C. 9 V; 3 Ω.
- D. 3 V; 3 Ω.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 412967
Ghép nối tiếp 3 pin có suất điện động và điện trở trong lần lượt là 2,2 V; 1,1 V; 0,9 V và 0,2 W; 0,3 W; 0,1 W thành bộ nguồn. Trong mạch có dòng điện cường độ 1 A chạy qua. Điện trở mạch ngoài bằng
- A. 5,1 W.
- B. 4,5 W.
- C. 3,8 W.
- D. 3,6 W.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 412969
Có 10 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 2,5 V; điện trở trong 1 Ω được mắc thành 2 dãy, mỗi dãy có số pin bằng nhau. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin này là
- A. 12,5 V và 2,5 Ω.
- B. 5 V và 2,5 Ω.
- C. 12,5 V và 5 Ω.
- D. 5 V và 5 Ω.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 412972
9 pin giống nhau được mắc thành bộ nguồn có số nguồn trong mỗi dãy bằng số dãy thì thu được bộ nguồn có suất điện độ 6 V và điện trở 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là
- A. 2 V và 1 Ω.
- B. 2 V và 3 Ω.
- C. 2 V và 2 Ω.
- D. 6V và 3 Ω.