Qua bài học giúp các em nắm được phương pháp tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, bài văn tả cảnh.
Tóm tắt bài
1.1. Phương pháp viết văn tả cảnh
a. Xét các ví dụ (SGK/ 46, 47)
* Văn bản (a)
- Đối tượng miêu tả: Tả hình ảnh (ngoại hình + động tác) Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
→ Nổi bật hình ảnh thác nước dữ.
- Phương pháp tả cảnh: Tả gián tiếp cảnh vật qua hình ảnh con người.
- Bố cục: Một đoạn văn
* Văn bản (b)
- Đối tượng miêu tả: Tả cảnh dòng sông Nam Căn và rừng đuớc.
- Vị trí: Ngồi trên thuyền đang chuyển động
- Phương pháp tả (Thứ tự tả)
- Gần - xa
- Dưới sông - hai bên bờ
- Bố cục: Một đoạn văn
* Văn bản (c)
- Đối tượng miêu tả: Lũy tre làng
- Phương pháp tả (Thứ tự tả)
- Ngoài - trong
- Khái quát - cụ thể.
- Bố cục: Chia làm 3 phần
- Phần 1. Từ đầu ..."màu của lũy": Giới thiệu khái quát về lũy tre làng
- Phần 2. Từ "lũy ngoài"..."được bồi đắp lúc nào không rõ": Lần lượt miêu tả ba vòng của lũy tre làng.
- Phần 3. Còn lại: Nêu cảm nghĩ, nhận xét về loài tre.
b. Kết luận
- Muốn tả cảnh cần
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lý.
- Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
1.2. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh
- Luyện tập viết văn tả cảnh theo các đề dưới đây (SGK/47) (Tham khảo bài soạn Phương pháp tả cảnh)
-
Đề 1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
-
Đề 2: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
-
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài 1: Miêu tả khung cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu ngày mới bắt đầu ở quê em vào tháng nào trong năm?
- Sau một đêm say ngủ, ngày mới tỉnh giấc như thế nào?
2. Thân bài
a) Tả bao quát vẻ đẹp của ngày mới.
b) Tả chi tiết
- Cảnh vật thấp thoáng hiện dần trong màn sương.
- Tiếng gà gáy, làn khói bếp.
- Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào buổi sáng.
- Khi mặt trời lên, cảnh vật, con người thay đổi như thế nào
- Mọi vật, cây cối rực rỡ hơn bởi ánh nắng ban mai
- Những giọt sương còn đọng lại trên cành cây được ánh mặt trời chiếu vào trông lấp lánh như những giọt kim cương.
- Khi mặt trời lên, cảnh vật, con người thay đổi như thế nào
- Học sinh đến trường, những người nông dân hoặc công nhân đi làm.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em khi quan sát một ngày mới bắt đầu ở quê em
- Yêu quê hương
- Yêu con người
- Yêu cuộc sống.
Đề bài 2: Miêu tả khung cảnh một đêm trăng đẹp mà em đã có dịp chứng kiến.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu?
- Vào dịp nào?
2. Thân bài
a) Tả bao quát: vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.
b) Tả chi tiết
- Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.
- Cảnh vật đêm trăng, mặt đất, con sông, mặt hồ, cây cối, con người, con vật, gió...
- Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp.
Đề bài 3: Miêu tả quan cảnh trường em trước buổi học.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu tên trường
- Nằm ở vị trí nào
- Ởvị trí đó trường em trông như thế nào? (thoáng mát, rộng rãi hay chật hẹp, mặt quay về hướng nào?)
2. Thân bài
- Quang cảnh chung
- Cảnh sân trường yên lặng (chưa có học sinh đến, chỉ có hàng cây đứng lặng yên trong gió sớm, chim hót ríu rít trên cành...)
- Những dãy phòng học như thế nào?
- Quang cảnh cùa từng khu vực trong trường: Cổng trường, sân trường, các phòng học. phòng Ban Giám hiệu, thư viện.
- Cây cối trước sân trường, trong vườn trường.
- Một vài hoạt động trước buổi học: Học sinh tưới cây, bác bảo vệ mở của học sinh trực nhật, thầy cô giáo đến trường hướng dẫn các em dọn vệ sinh...
- Cảnh sân trường khi học sinh đã đến đông đủ.
3. Kết bài
- Cám nghĩ của em đối với ngôi trường em đang học.
Đề bài 4: Miêu tả khung cảnh một khu vui chơi, giải trí mà em thích (cảnh đẹp của công viên vào buổi sáng).
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu tên công viên mà em định tả
- Ở đâu?
- Em đến đó vào dịp nào hay thưởng xuyên đến?
2. Thân bài
a) Tả bao quát
- Cảnh quan của công viên (không khí, diện tích, cây, hoa, màu sắc...)
b) Tả chi tiết
- Từng khu có những loại hoa gì? Màu sắc, vẻ đẹp của các loài hoa?
- Cây cối trong công viên (cây cổ thụ hay cây mới trồng, sự biến đổi của các loài cây theo thời gian như thế nào? Các cây kiểng được tỉa, xén thành hình các con vật có gì ấn tượng và đẹp?)
- Những khu đồi nhân tạo hay tự nhiên sẵn có đẹp như thế nào? Cảnh vật có liên quan đến công viên vào buổi sáng (chim chóc, ong bướm, lúc mưa, lúc nắng).
- Những hoạt động cùa con người vào buổi sáng nơi công viên có gì nhộn nhịp, vui vẻ?
- Lợi ích của công viên, ý thức bảo vệ chăm sóc công viên.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em khi đến thăm công viên (Tinh thần thoải mái sau những giờ học tập mệt nhọc, gần gũi thiên nhiên...)
3. Soạn bài Phương pháp tả cảnh
Để nắm được phương pháp tả cảnh khi viết văn miêu tả, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Phương pháp tả cảnh.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247