YOMEDIA
NONE

Vật lý 8 Bài 6: Lực ma sát


Bài học này giúp các em nhận biết thêm được một loại lực, đó là Lực ma sát.

Vậy Lực ma sát là gì ? Nó có ý nghĩa gì trong đời sống hàng ngày của chúng ta?

Câu trả lời này sẽ nằm trong nội dung bài học. Mời các em cùng nhau nghiên cứu nội dung Bài 6: Lực ma sát

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Khi nào có lực ma sát:

2.1.1. Lực ma sát trượt:

  • Lực ma sát trượt xuất hiện khi Vật này trượt lên vật kia

  • Ví dụ

    • Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà sỉnh ra ma sát trượt

    • Khi bóp phanh má phanh trượt trên vành xe sinh ra ma sát trượt

2.1.2. Lực ma sát lăn:

  • Lực ma sát lăn được sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật kia.

  • Ví dụ: Bánh xe lăn trên mặt đường sinh ra lực ma sát lăn

  • Lưu ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

2.1.3. Lực ma sát nghỉ:

  • Lực cân bằng với lực kéo vật khi vật chưa chuyển động gọi là lực ma sát nghỉ.

  • Ví dụ:

    • Ma sát giữa các bao xi măng với dây chuyền trong nhà máy sản xuất xi măng nhờ vậy mà bao xi măng có thể chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác.

    • Trong cuộc sống nhờ lực ma sát nghỉ mà người ta có thể đi lại trên đường

  • Lưu ý:

    • Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

    • Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

    • Đặc trưng của lực ma sát là cản trở chuyển động

2.2. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật:

  • Trong cuộc sống lực ma sát có thể có ích, có thể có hại cần làm tăng lực ma sát khi nó có lợi và giảm lực ma sát khi nó có hại

2.2.1. Ma sát có thể có hại

  • Các tác hại của lực ma sát

    • Ma sát làm mòn giày  ta đi,  

    • Ma sát làm mòn sên và líp của xe đạp …

  • Các biện pháp làm giảm lực ma sát: Bôi trơn bằng dầu, mỡ.

  • Ví dụ:

Lực ma sát trượt giữa xích xe đạp với dĩa làm mòn bánh xe. Cách khắc phục: cần phải tra dầu để tránh mòn xích                                                                      

Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản trở chuyển động của bánh xe.  

Cách khắc phục: thay trục quay bằng ổ bi. Khi đó lực ma sát sẽ giảm đi khoảng 20, 30 lần so với lúc chưa có ổ bi

2.2.2. Lực ma sát có ích

  • Một số lực ma  sát có ích:

Bảng trơn nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng được. Biện pháp:  tăng thêm độ nhám của bảng để tăng thêm ma sát giữa bảng và phấn

Không có ma sát giữa mặt răng của ốc và vít thì con ốc xẽ quay lỏng dần khi bị dung. Nó không còn có tác dụng ép chặt các mặt cần ép.

Biện pháp: Tăng độ nhám giữa đai ốc và vít

Khi đánh diêm nếu không có lực ma sát đầu que diêm sẽ trượt trên mặt sườn của que diêm, không phát ra lửa. Biện pháp: Tăng mặt nhám của đầu que 

Bài tập minh họa

Bài 1.

 Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N.

a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các ban1h xe ô tô (bỏ qua lực cản của không khí)

b) Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi.

c) Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi ?

Hướng dẫn giải

a) Ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát:

\(F_{ms}\)= \(F_{k}\) = 800N

b) Lực kép tăng (\(F_{k}\) > \(F_{ms}\) ) thì ô tô chuyển động nhanh dần

c) Lực kép giảm (\(F_{k}\) < \(F_{ms}\) ) thì ô tô chuyển động chậm dần

Bài 2.

 Một đầu tàu khi khởi động cần một lực kéo 10000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực 5000N

a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng của đầu tàu ?

b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì ? Tính độ lớn của lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành.

Hướng dẫn giải

a) Khi bánh xe lăn đều trên đường sắt thì lực kéo cân bằng với lực cản khi đó \(F_{k}\) = 5 000N = \(F_{ms}\)

  • So với trọng lượng đầu tàu lực ma sát bằng: \(F_{ms}\) = 5000/10 000.10 = 0,05 lần

b) \(F_{k}\) – \(F_{ms}\) = 5 000N

  • Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của 2 lực: lực phát động và lực cản. Độ lớn của lực làm cho tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành:

\(F_{k}\)  – \(F_{ms}\) = 5 000N

4. Luyện tập Bài 6 Vật lý 8

Qua bài giảng Lực ma sát này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đề ra như:

  • Nhận biết thêm được mọt loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát.

  • Đặc điểm của mỗi loại lực ma sát . Phân biệt được một số trường hợp lực ma sát có lợi, có hại trong đơì sống

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
    • B. Lực xuất hiện khi làm mòn đế giày.
    • C.  Lực xuất hiện khi lò xò bị nén hay bị dãn.
    • D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
    • A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
    • B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
    • C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
    • D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
    • A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật
    • B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
    • C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
    • D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Lực ma sát 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 8 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 21 SGK Vật lý 8

Bài tập C2 trang 21 SGK Vật lý 8

Bài tập C3 trang 21 SGK Vật lý 8

Bài tập C4 trang 22 SGK Vật lý 8

Bài tập C5 trang 22 SGK Vật lý 8

Bài tập C6 trang 22 SGK Vật lý 8

Bài tập C7 trang 23 SGK Vật lý 8

Bài tập C8 trang 23 SGK Vật lý 8

Bài tập C9 trang 23 SGK Vật lý 8

Bài tập 6.1 trang 20 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.2 trang 20 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.3 trang 20 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.4 trang 20 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.5 trang 20 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.6 trang 21 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.7 trang 21 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.8 trang 21 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.9 trang 21 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.10 trang 21 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.11 trang 22 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.12 trang 22 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.13 trang 22 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.14 trang 22 SBT Vật lý 8

Bài tập 6.15 trang 22 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 8 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF