Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ hi sinh trong trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc. Với bài soạn văn tóm tắt, các em sẽ có thêm tư liệu tham khảo để trả lời được các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK. Chi tiết bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 4 phần:
- Câu 1 -2 (Lung khởi): Hoàn cảnh chiến đấu và hi sinh của nghĩa quân
- Câu 3 – 15 (Thích thực): Cuộc đời, cảnh chiến đấu anh dũng của nghĩa quân
- Câu 16 – 23 (Ai vãn): Sự hi sinh cao quý của người nghĩa quân
- Câu 24 – 30 (Kết): Niềm tự hào và thương tiếc về những người đã hi sinh
2. Hướng dẫn soạn văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Câu 1: Đọc Tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về văn bản. Tìm bố cục bài văn tế này?
- Văn tế nói chung là loại văn đọc khi tế, cúng người chết (trong một số trường hợp đặc biệt cũng dùng để tế người sống). Nó nhằm bày tỏ lòng thương tiếc đối với người đã mất. Văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức, phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng thương xót sâu sắc.
- Bố cục bài văn tế: Tham khảo ở mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ tái hiện trong bài văn tế như thế nào? (Chú ý phân tích qua cả quá trình: hình ảnh họ trong cuộc sống đời thường, những biến chuyển khi quân giặc xâm phạm tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo, vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây).
Theo anh (chị) đoạn văn miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào? (về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật ngôn ngữ, bút pháp trữ tình,…)
- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế thông qua vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường; vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, tinh thần vì nghĩa xả thân; khi đứng trước cảnh nước nhà bị xâm lăng họ vùng lên bằng tinh thần quật khởi.
- Đoạn văn sử dụng biện pháp so sánh, đặc tả, đối ngẫu. Ngôn từ vừa trang trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ. Đồng thời, đoạn văn còn được xây dựng bằng những chi tiết chân thực kết hợp với chất trữ tình sâu lắng.
Câu 3: Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị) đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc bi thương này lại không hề bi lụy?
- Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc: nỗi xót xa khi người nghĩa sĩ đã ra đi khi sự nghiệp còn chưa thành; xót thương vì cảnh gia đình mất người thân, cảnh mẹ khóc con, vợ khóc chồng; tiếng khóc xuất phát từ nỗi căm hờn những cảnh đã gây ra nghịch cảnh éo le và khóc vì uất ức trước cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc.
- Tiếng khóc bi thương này không hề bi lụy là vì nó mang âm hưởng của niềm tự hào, sự khẳng định về ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước, vì dân mà muôn đời sau con cháu vẫn tôn thờ.
Câu 4: Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu.
- Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do các các yếu tố: cảm xúc chân thành, đa giọng điệu (bi tráng, thống thiết, rưng rưng tha thiết,…)
- Những câu văn tiêu biểu như:
- Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại ánh trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
- Đâu đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Trên đây là bài soạn văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tóm tắt do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Bài soạn Văn tế nghĩa sĩ Cân Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm