O’Hen-ri là nhà văn Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm văn học nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu giá trị nhân văn. Đọc những trang viết của O’Hen-ri người đọc có cảm giác như đang được sống trong những bức tranh được vẽ bằng ngôn từ của ông. Chiếc lá cuối cùng trích trong tác phẩm cùng tên của O’Hen-ri thực sự có sức ám ảnh lớn, lay động đến tâm can người đọc vì tình thương yêu cao cả vĩ đại của những con người ông khắc họa nên. Với cấu trúc bài soạn gồm 2 phần: bố cục văn bản và hướng dẫn soạn văn, Học247 hi vọng cung cấp cho các em thêm một hệ thống kiến thức về văn bản Chiếc lá cuối cùng. Chi tiết bài soạn văn tóm tắt các em có thể tham khảo dưới đây:
1. Bố cục văn bản
- Văn bản được chia làm 3 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến “Hà Lan”): Giôn-xi đợi chết
- Phần 2: (Tiếp theo đến “Vịnh Naplơ”): Giôn-xi vượt qua cái chết
- Phẩn 3 (Còn lại): Bí mật của chiếc lá
2. Hướng dẫn soạn văn Chiếc lá cuối cùng
Câu 1: Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?
- Những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men”
- “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ” ⇒ lo lắng cho Giôn-xi.
- Cụ âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh buốt.
- Nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá chính là yếu tố bất ngờ, hình ảnh cụ Bơ-men được thăng hoa. Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì nó đã được tạo ra bằng tình yêu thương và cả mạng sống của người nghệ sĩ già, cứu sống một người khác.
Câu 2: Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?
- Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men:
- Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.
- Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy vẫn còn chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch sau đêm mưa gió.
- Khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.
- Nếu Xiu biết trước ý định thì truyện sẽ mất đi tính bất ngờ, hồi hộp.
Câu 3: Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và của bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Tại sao nhà văn kết thúc bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
- Giôn-xi bệnh nặng, cô nhìn những chiếc lá và liên tưởng số phận mong manh của mình, suy nghĩ tuyệt vọng: khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì cô cũng lìa đời. Sau đêm mưa gió, cô nghĩ chắc chắn cây thường xuân sẽ rụng hết lá. Nhưng không, một chiếc lá vẫn bám trụ ở đó, cô nhận ra sự sống thật bền vững, thật gan lì. Nhìn lại bản thân, cô nuôi lại niềm ham sống, bám trụ như chiếc lá kia.
- Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng làm tăng sự xúc động của câu chuyện, để lại dư âm.
Câu 4: Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O-hen-ri, qua đoạn trích này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo nghịch tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
- Hai lần đảo ngược tình huống đó là:
- Giôn-xi ốm rất tuyệt vọng, chỉ nằm chờ chết khiến độc giả thương cảm, lo lắng. Nhưng sau đó, Giôn-xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình qua cơn nguy hiểm, bạn đọc thở phào nhẹ nhõm.
- Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh, cụ ốm có hai ngày, ai ngờ cụ lại ra đi.
Trên đây là bài sọan tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O' Hen-ri. Ngoài ra để nắm được thêm những kiến thức liên quan đến văn bản này, các em có thể tham khảo tại đây: Văn bản Chiếc lá cuối cùng.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm