Dương Khuê là một nhà thơ và là người bạn đồng khoa tri âm tri kỉ của Nguyễn Khuyến. Năm 1902, Dương Khuê qua đời. Nghe tin đau đớn ấy, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán "Văn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư" đề bày tỏ niềm thương tiếc của mình đối với bạn. Sau đó, nhà thơ tự dịch ra chữ Nôm thành bài Khóc Dương Khuê. Với hệ thống bài soạn tóm tắt gồm 2 phần: Bố cục bài thơ, Hướng dẫn soạn văn Khóc Dương Khuê tóm tắt, Học247 hi vọng sẽ cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức ngắn gọn. Đồng thời, cũng với bài soạn văn này, các em cũng sẽ dễ dàng trả lời được tất cả các câu hỏi trong phần đọc hiểu của SGK chương trình chuẩn và nâng cao.
1. Bố cục bài thơ Khóc Dương Khuê
- Bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi hay tin bạn mất. Bài thơ có thể chia làm bốn phần:
- Hai câu đầu: tin bạn mất đến một cách đột ngột.
- 12 câu tiếp theo: sự hồi tưởng về những kỉ niệm thời xuân xanh, chưa thành danh.
- 8 câu tiếp theo: về những ấn tượng mới trong lần gặp cuối cùng giữa hai người.
- 16 câu còn lại: nỗi đau, sự trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời.
2. Hướng dẫn soạn văn Khóc Dương Khuê
Câu 1: Theo anh (chị), bài thơ này có thể chia thành mấy đoạn. Nội dung của mỗi đoạn là gì?
Tham khảo câu trả lời tại mục 1: Bố cục bài thơ.
Câu 2: Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào? (Chú ý diễn biến tâm trạng của tác giả: Nỗi đau đớn lúc nghe tin bạn qua đời, sống lại những kỉ niệm trong tình bạn, nỗi trống vắng khi bạn mất).
- Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được tác giả diễn đạt qua sự vận động của cảm xúc thơ.
- Câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi!”: là tiếng kêu thương, đột ngột, thất vọng.
- Cụm từ thôi đã thôi rồi: chỉ gồm các hư từ nhằm nhấn mạnh đến sự mất mát không gì bù đắp nổi. Câu thơ thứ hai dàn trải diễn tả sự mất mát, cả không gian như nhuốm một màu tang tóc.
- Đoạn hai: những kỉ niệm về một thời đèn sách, những thú vui nơi dặm khách, nơi gác hẹp, đắm say trong lời ca, tiếng đàn, nhịp phách,…
- Đoạn kết: diễn tả nỗi đau của tác giả khi bạn không còn nữa.
Câu 3: Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời?
- Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi!
- Biện pháp nhân hóa: Nước mây man mác.
- Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương
- Cách sử dụng lối liệt kê: có lúc, có khi, cũng có khi… nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ đối với bạn.
Trên đây là bài soạn Khóc Dương Khuê tóm tắt do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng tại đây:
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm