Bài ca phong cảnh Hương Sơn được Chu Mạnh Trinh sáng tác lúc tham gia trùng tu tôn tạo chùa Thiên Trù (Bếp Trời). Thơ về Hương Sơn rất nhiều nhưng Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) là bài đặc sắc nhất của tác giả. Với bài soạn văn Bài ca phong cảnh Hương Sơn tóm tắt, các em sẽ nắm được bố cục và nội dung bài thơ thông qua hệ thống các câu trả lời theo các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài SGK. Chi tiết bài soạn văn, các em có thể tham khảo dưới đây:
1. Bố cục bài thơ
- Chia làm 3 phần:
- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn
- Phần 2 (10 câu tiếp theo): Tả cảnh Hương Sơn
- Phần 3 (5 câu còn lại): Suy niệm của tác giả.
2. Hướng dẫn soạn văn Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Câu 1: Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là bầu trời cảnh Bụt. Anh (chị) hiểu câu này thế nào? Câu này gợi cảm hứng gì cho cả bài hát nói? Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ nào?
- Mở đầu bài thơ, tác giả viết “Bầu trời cảnh Bụt”: là cảnh nửa thực (bầu trời), nửa mơ (Cảnh Bụt).
- Câu thơ như một lời giới thiệu, gợi ra trước mắt người đọc một miền non nước, rộng lớn.
- Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ: “Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái”, “Lững lờ khe Yến cá nghe kinh”.
Câu 2: Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:
Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Hãy nhận xét về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa.
- Cách cảm nhận thiên nhiên của người xưa được cảm nhận qua tiếng chuông chùa. Chùa là nơi thanh tịnh nên khi viếng chùa mọi người đều lột bỏ cuộc đời trần tục để trở về với thế giới thoát tục cùng với phong cảnh đẹp làm mê hồn người.
Câu 3: Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc âm thanh?
- Nghệ thuật tả cảnh của tác giả được thể hiện qua âm thanh (tiếng chim thỏ thẻ, tiếng chày kình) làm nổi bật không gian yên tĩnh, thiêng liêng; qua màu sắc (đá ngũ sắc, hang lồng bóng nguyệt,…) vừa lộng lẫy, vừa cách điệu làm nổi bật vẻ mĩ lệ của cảnh vật.
Trên đây là bài soạn Bài ca phog cảnh Hương Sơn tóm tắt do Học247 biên soạn dựa trên việc trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: Bài soạn Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm