YOMEDIA

Một số bài tập xác định công thức hóa học các chất môn Hóa 8 năm 2019 - 2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Một số bài tập xác định công thức hóa học các chất môn Hóa 8 năm 2019 - 2020 được HOC247 biên soạn, tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước với các dạng bài tập và phần bài tập vận dụng sẽ giúp các ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, đối chiếu bài làm của mình với đáp án để biết được khả năng của bản thân. HOC247 sẽ liên tục cập nhật những đề thi mới nhất để các em học sinh lớp 8 có nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

 MỘT SỐ BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HÓA HỌC CÁC CHẤT–HÓA 8

 

Dạng 1: Xác định công thức hóa học dựa vào hóa trị của các nguyên tố.

Bài 1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi các nguyên tố:

a. Al (III) và Cl(I)

b. N (IV) và O           

- Công thức dạng chung của hợp chất: NxOy

- Theo quy tắc htrị ta có: \(x.IV = y.II \to \frac{x}{y} = \frac{{II}}{{IV}} = \frac{1}{2}\)

- Chọn: x = 1,  y = 2

- Công thức hoá học: NO2

+ Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia.

+ Các chỉ số là những số tối giản.

Bài 2: Lập nhanh các công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi các nguyên tố sau:

a) Al và O

b) Cu (II) và SO4

c) S (VI) và O

Bài 3: Lập công thức hóa học của các oxit của Ca, Na, C, S

Bài 4: Cho các nguyên tố: Zn, S, O, H. Hãy viết công thức hóa học của các chất từ có thể được tạo thành từ các nguyên tố trên.

Dạng 2: Xác định công thức hóa học dựa vào thành phần các nguyên tố

Bài 1: Hợp chất B có thành phần % các nguyên tố như sau: 80%C và 20% H. Xác định công thức hoá học của hợp chất B, biết khối lượng mol của B bằng 30g/mol.

- Viết công thức dạng chung: AxBy

- Tính x,y:

\(\begin{array}{l}

 + x = \frac{{\% {m_A}.{M_{{A_x}{B_y}}}}}{{{M_A}.100}}\\

 + y = \frac{{\% {m_B}.{M_{{A_x}{B_y}}}}}{{{M_B}.100}}

\end{array}\)

- Viết công thức hóa học

Hướng dẫn:

- Gọi CTDC của A là: CxHy

- Ta có: \(x = \frac{{\% {m_C}.{M_A}}}{{{M_C}.100}} = \frac{{80.30}}{{12.100}} = 2\) ; \(y = \frac{{\% {m_H}.{M_A}}}{{{M_H}.100}} = \frac{{20.30}}{{1.100}} = 6\)

- Vậy CTHH của A là: C2H6

Bài 2: Hợp chất A có thành phần % theo khối l­ượng của các nguyên tố như sau: 82, 35% N và 17,65% H. Xác định công thức hoá học của hợp chất A, biết tỉ khối của A đối với H2 là 8,5

Hướng dẫn:

- MA = 8,5 . 2 = 17(g)

- Gọi CTDC của A là: NxHy

\( \Rightarrow x = \frac{{82,35.17}}{{14.100}} = 1\) ;  \(y = \frac{{17,65.17}}{{1.100}} = 3\)

- CTHH của A là: NH3

Bài 3: Hãy xác định công thức hợp chất A biết thành phần % về khối lượng các nguyên tố lần lượt là 40%Cu. 20%S và 40% O.

- Đặt công thức tổng quát: AxBy

- Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố: \(\frac{{{M_A}.x}}{{{M_B}.y}} = \frac{{\% A}}{{\% B}}\)

- Rút ra tỉ lệ x: y = \(\frac{{\% A}}{{{M_A}}}:\frac{{\% B}}{{{M_B}}}\) (tối giản)

- Chọn x, y và viết thành công thức hóa học

Hướng dẫn:

- Đặt công thức tổng quát: CuxSyOz

- Rút ra tỉ lệ x: y:z  = \(\frac{{\% Cu}}{{MCu}}:\frac{{\% S}}{{MS}}:\frac{{\% O}}{{MO}} = \frac{{40}}{{64}}:\frac{{20}}{{32}}:\frac{{40}}{{16}}\) = 0.625 : 0.625 : 2.5 = 1:1:4

- Chọn: x = 1, y = 1, z = 4 → Công thức hóa học là: CuSO4

Bài 4: B là oxit của một kim loại R chưa rõ hoá trị. Biết thành phần % về khối lượng của oxi trong hợp chất bằng  thành phần %  về khối lượng của R trong hợp chất đó. Xác định công thức hóa học của B?

- Đặt công thức tổng quát: AxBy

- Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố:  \(\frac{{{M_A}.x}}{{{M_B}.y}} = \frac{{\% A}}{{\% B}} \to \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} = \frac{{\% A.y}}{{\% B.x}}\)

- Biện luận tìm giá trị thích hợp  MA, MB theo x, y

- Viết thành CTHH

Hướng dẫn:

- Giả sử : %mR = a%  ⇒  %mO = 3/7a%

- Gọi hoá trị của R là n  CTTQ của B là:  R2On

- Ta có:  \(2:n = \frac{{a\% }}{R}:\frac{{3/7a\% }}{{16}} \to R = \frac{{112n}}{6}\)

- Vì n là hóa trị của nguyên tố nên n phải nguyên dương, ta có:

n

I

II

III

IV

R

18,6

37,3

56

76,4

 

loại

loại

Fe

loại

 

 - Vậy công thức hóa học của B là Fe2O3.

Dạng 3: Xác định công thức hóa học dựa vào phương trình hóa học

Phương pháp giải chung:     

- Đặt công thức chất cần tìm theo bài toán

- Đặt ẩn số (thường là số mol, NTK…) của chất cần tìm (nếu cần)

- Viết phương trình hóa học

- Tính theo phương trình hóa học→ Lập phương trình toán học

- Giải  phương trình toán học tìm M chất cần tìm → Công thức hóa học.

Bài 1:  Cho 7,2g một kim loại hoá trị II phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 0,3 mol H2 ở đktc. Xác định tên kim loại đã dùng.

Hướng dẫn:

- Gọi kim loại cần tìm là A

- Phương trình hóa học: A + 2HCl → ACl2 + H2

- Theo bài ra: nA = nH2 = 0,3 mol 

→ MA = 7,2 : 0,3 = 24(g). Vậy A là kim loại Mg 

 

...(Nội dung đầy đủ chi tiết tại phần online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Bài tập tự luyện:

I. Mức độ biết:

Bài 1: Lập CTHH của các hợp chất tạo bởi:

a) S (IV), O(II)

b) N (III),  H(I)

c) Ag (I), Cl (I)

d. C(IV) , S(II)

Bài 2: Hợp chất B có thành phần % các nguyên tố như sau: 80%C và 20% H. Xác định công thức hoá học của hợp chất B, biết khối lượng mol của B bằng 30g/mol.

Bài 3: Hợp chất X có khối lượng mol bằng 62 gam. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử  của nguyên tố O và Na trong phân tử hợp chất là bao nhiêu ?

Bài 4: Tìm công thức hoá học  của các hợp chất sau.

a) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phân tử có 23,8% C, 5,9%H, 70,3%Cl  và có khối lượng mol bằng 50,5 g.

b) Một hợp chất rấn màu trắng, thành phân tử có 4o% C, 6,7%H, 53,3% O và có khối lượng mol bằng 180g.

Bài 5: Cho 4,6 g một kim loại (I) tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 ở đktc. Xác định tên kim loại?

Bài 6: Cho 12,8 g một kim loại hoá trị II tác dụng với clo dư thu được 13,5 g muối. Xác định kim loại đem pư?

Bài 7: Để hòa tan hết 11,2 gam một kim loại (II) cần dùng 14,6 g HCl. Xác định kim loại đó?

II. Mức độ hiểu.

Bài 1: Lập nhanh các công thức hóa học hợp chất được tạo bởi lần lượt từ các nguyên tố Na, Ca, Al với

(=O,; -Cl; = S; - OH; = SO4 ; - NO3 ; =SO3 ; = CO3 ; - HS; - HSO3  ;- HSO4; - HCO3;  =HPO4 ;  -H2PO4

Bài 2: Hợp chất A  có 24,68% K; 34,81% Mn; 40,51%O. E nặng hơn NaNO3 1,86 lần. Xác định công thức hóa học của A.

Bài 3: Xác định công thức hóa học của B, biết trong B chứa 5,88% về khối lượng là H còn lại là của S và B nặng hơn khí hiđro 17 lần.

Bài 4: Để hoà tan hoàn toàn 8g một oxit kim loại hóa trị II cần dùng 7,3 g HCl. Xác định công thức của oxit kim loại?

III. Mức độ vận dụng thấp.

Bài 1: Viết công thức hóa học của các oxit tạo bởi các nguyên tố: N, C, P, Si, Mg, Ag, Zn

Bài 2: Viết công thức hóa học của muối sunfat tạo bởi các nguyên tố: Ba, Mg, Na, K, Ca, Al

Bài 3: Hai nguyên tử X kết hợp với 1 nguyên tử oxi tạo ra phân tử oxit . Trong phân tử, nguyên tố oxi chiếm 25,8% về khối lượng .Tìm nguyên tố X.

Bài 4: Nung 2,45 gam một chất hóa học A thấy thoát ra 672 ml khí O2 (đktc). Phần rắn còn lại chứa 52,35% kali và 47,65% clo (về khối lượng). Tìm công thức hóa học của A.

Bài 5: Hai nguyên tử X kết hợp với 1 nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Hỏi nguyên tố X là nguyên tố nào?

Bài 6: Lập công thức phân tử của A .Biết đem nung 4,9 gam một muối vô cơ A thì thu được 1344 ml khí O2 (ở đktc), phần chất rắn còn lại chứa 52,35% K và 47,65% Cl.

Bài 7: Cho 12,8 g một kim loại hoá trị II tác dụng với clo dư thu được 13,5 g muối. Xác định kim loại đem pư?

Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 10,2 g một oxit kim loại hóa trị III trong HCl dư, sau phản ứng thu được 26,7g muối. Xác định công thức của oxit kim loại trên?

IV. Mức độ vận dụng cao.

Bài 1: Cho các nguyên tố: Na, C, S, O, H. Hãy viết các công thức hoá học của các hợp chất vô cơ có thể được tạo thành các nguyên tố trên?

Bài 2: Cho các nguyên tố: Al, N, P, O, H. Hãy viết các công thức hoá học của các hợp chất vô cơ có thể được tạo thành các nguyên tố trên?

Bài 3: Oxit của kim loại ở mức hoá trị thấp chứa 22,56% oxi, còn oxit của kim loại đó ở mức hoá trị cao chứa 50,48%. Xác định tên kim loại?

Bài 4: X là oxit của một kim loại M chưa rõ hoá trị. Biết tỉ lệ về khối lượng của M và O bằng  . Xác định công thức hóa học của X?

Bài 5: Cho 5,4 g kim loại A tác dụng vừa đủ với 6,72 lít clo. Xác định kim loại A?

Bài 6: Để hoà tan hoàn toàn 8g một oxit kim loại cần dùng 10,98 g HCl. Xác định công thức của oxit kim loại?

Bài 7: Biết rằng 400ml dd HCl 1M đủ để hoà tan hết 13g kim loại A ( có hoá trị II trong hợp chất).

a) Hãy xác định tên của A?

b) Nếu cũng lấy 400ml dd HCl 1M thì có thể hoà tan bao nhiêu gam Oxit của kim loại A đã được xác định ở trên?

Bài 8: Cho 10,2 g hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị II và III vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lit H2 (đktc). Xác định kim loại A, B biết rằng nA= nB và MB < MA <  1,5 MB.

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Một số bài tập xác định công thức hóa học các chất môn Hóa 8 năm 2019 - 2020, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON