YOMEDIA

Đề thi và đáp án môn Vật Lý 11 HK1 trường THPT Vĩnh Viễn

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin trân trọng gửi đến các em học sinh lớp 11 Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 11 của Trường THPT Vĩnh Viễn năm 2017. Tài liệu được biên soạn có đáp án và hướng dẫn chấm thi chi tiết, nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học môn Vật lý, quý thầy cô cũng có thể dùng làm tư liệu tham khảo trong quá trình dạy bộ môn này.  Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

 

Để ôn tập lại các kiến thức trước kì thi, mời các em cùng xem Video Hướng dẫn ôn tập Học kì I Lý 11 của thầy Thân Thanh Sang hoặc trực tiếp làm bài thi online tại Đề thi trắc nghiệm cuối học kì I Vật lý 11 để đạt được kết quả tốt nhất các em nhé! smiley 

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TPHCM

TRƯỜNG THPT VĨNH VIỄN

KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN VẬT LÝ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Họ tên:                                                                        

Lớp:

Số báo danh: 

Mã đề thi 135



 

 


ĐỀ

Câu 1: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng:

A. Thực hiện công của nguồn điện làm di chuyển 1 đơn vị điện tích dương cùng chiều điện trường bên trong nguồn điện.

B. Thực hiện công của nguồn điện làm di chuyển 1 đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

C. Thực hiện công của nguồn điện trong 1 đơn vị thời gian làm di chuyển điện tích tự do.

D. Tạo ra các điện tích dương trong 1 giây của nguồn điện.

Câu 2: Có 10 điện trở giống nhau, mỗi điện trở có giá trị R = 12\(\Omega \) , được ghép song song thì điện trở tương đương của chúng là :

A. 120\(\Omega \) .                      B. 1,2\(\Omega \) .                      

C. 22\(\Omega \) .                         D. 5/6\(\Omega \) .

Câu 3: Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình th­ường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, ng­ời ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị

A. R = 150 (\(\Omega \)).            B. R = 200 (\(\Omega \)).           

C. R = 250 (\(\Omega \)).            D. R = 100 (\(\Omega \)).

Câu 4: Đặt vào hai đầu điện trở R  một hiệu điện thế U thì có dòng điện I chạy qua. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R không thể tính bằng :

A. P = U.I                       B. P = U2.R                    C. P = RI2                        D. P = U2/ R

Câu 5: Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất \({\rho _0} = 10,{6.10^{ - 8}}\Omega m\) . Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở \(\alpha  = 3,{9.10^{ - 3}}({k^{ - 1}})\) . Điện trở suất \(\rho \) của dây dẫn này ở 5000C là:

A. 3,04.10-7 \(\Omega \)m          B. 6,04.10-7 \(\Omega \)m         

C. 1,5.10-7 \(\Omega \)m             D. 4,03.10-7 \(\Omega \)m

Câu 6: Dụng cụ hoặc thiết bị dưới đây khi chúng hoạt động thì điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng:

A. bóng đèn dây tóc. B. bếp điện                   C. quạt điện                  D. Ti vi.

Câu 7: Hạt tải điện trong chất điện phân  là:

A. Iôn âm và electron tự do.                            B. Iôn âm, iôn dương và electron tự do.

C. Electron tự do.                                           D. Iôn âm và iôn dương.

Câu 8: Một nguồn điện có điện trở trong 2\(\Omega \)  và suất điện động là 24V. Mắc nối tiếp  điện trở 6\(\Omega \) vào hai cực của nguồn thành mạch kín. Công suất tỏa nhiệt của nguồn có giá trị là:

A. 25W                          B. 18W                          C. 72W                           D. 54W

Câu 9: Hai điện trở R1 = 2,4\(\Omega \) và R2 = 3,6\(\Omega \) mắc nối tiếp nhau, rồi mắc với một nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r = 1\(\Omega \) thành mạch kín thì hiệu điện thế mạch ngoài bằng 12V. Tìm suất điện động của nguồn điện này?

A. 72V                            B. 13V                            C. 14V                            D. 84V

Câu 10: Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ 4,8A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2 s là:

A. 1,5.1019 (e).            B. 2,5.1019 (e).             C. 3.1019 (e).                 D. 6.1019 (e).

Câu 11: Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 4 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch

A. tăng 2 lần.               B. không đổi.               C. giảm 4 lần.               D. giảm 2 lần.

Câu 12: Một nguồn điện có điện trở trong r = 1,5\(\Omega \) được mắc với mạch ngoài điện trở R = 14,5\(\Omega \). Suất điện động của nguồn điện là 24V. Công suất của nguồn điện có giá trị là:

A. 36W                          B. 24W                          C. 1,5 W                        D. 22,5W

Câu 13: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó : R2 = 2\(\Omega \) , R3 = 6\(\Omega \)

Điện trở tương đương của đoạn mạch R = 3\(\Omega \) .Điện trở R1 có giá trị là :

A. R1 = \(\frac{1}{6}\) \(\Omega \)      B. R1 = 2 \(\Omega \)                   

C. R1 = 4 \(\Omega \)                      D. R1 = \(\frac{4}{3}\) \(\Omega \)

Câu 14: Mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động x = 12 (V), điện trở trong r = 2 (\(\Omega \)), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (\(\Omega \)) mắc song song với một điện trở R2 = 3(\(\Omega \)). Hiệu điện thế mạch ngoài có giá trị

A. 2V.                             B. 3V                              C. 4V.                             D. 6V

Câu 15: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 3 (A). Cho AAg=108 (đvc), nAg= 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là:

A. 0,54 (g).                   B. 1,08 (g).                   C. 3,24 (g).                    D. 1,62 (g).

Câu 16: Cho mạch điện kín, nguồn điện có suất điện động là x= 36 V,  và điện trở trong r= 3\(\Omega \), điện trở mạch ngoài R=15 \(\Omega \). Hiệu suất của nguồn điện là

A. 75%.                          B. 60%.                          C. 83,33%.                    D. 25%.

Câu 17: Người ta cần một điện trở 100Ω bằng một dây nicrom có đường kính 0,4mm. Điện trở suất nicrom ρ = 110.10-8Ωm. Do đó phải dùng một đoạn dây có chiều dài là:

A. 12,6m                       B. 11,42m                     C. 8,9m                          D. 10,05m

Câu 18: Một sợi dây đồng có điện trở 80Ω ở nhiệt độ 500C. Biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 0,004K-1. Điện trở của sợi dây đó ở 1000C là:

A. 96Ω                           B. 66Ω                           C. 76Ω                            D. 86Ω

Câu 19: Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng Cu, điện trở của bình điện phân R = 8 (\(\Omega \)), được mắc vào hai cực của bộ nguồn có suất điện động ξ= 18 (V), điện trở trong r =1 (\(\Omega \)). Biết ACu = 64, n = 2. Khối lượng Cu bám vào catốt trong thời gian 4h30 phút có giá trị là:

A. 10,5 (g).                   B. 15 (g).                       C. 13,97 (g).                 D. 10,74 (g).

Câu 20: Đoạn mạch gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp với R1 = 100 (\(\Omega \)), R2 = 300 (\(\Omega \)), R3 = 200 (\(\Omega \)),  điện trở tương đương mạch là:

A. R = 600 (\(\Omega \)).         B. R = 500 (\(\Omega \)).        

C. R = 400 (\(\Omega \)).         D. R = 300 (\(\Omega \)).

Câu 21: Hai dây dẫn hình trụ đồng tính có cùng khối lượng, cùng tiết diện và cùng nhiệt độ. Dây A dài hơn dây B gấp 4 lần. Điện trở của dây A liên hệ với điện trở dây B là :

A. RA = 2.RB.                 B. RA = RB/4                  C. RA = 4RB.                   D. RA = RB/2

Câu 23: Cho mạch điện như hình vẽ trong đó : R1= R4 = 4 , R2 = 2 ,

R3 = 4 .Điện trở tương đương của đoạn mạch là :

A. R = 6,4                B. R = 8,6                C. R = 10                  D. R = 8

Câu 24: Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch giãm3 lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch

A. tăng 6 lần.               B. tăng 9 lần.                C. Giãm 6 lần.              D. giảm 9 lần.

Câu 26: Một nguồn điện có suất điện động x = 18 (V), điện trở trong r = 1,2 (\(\Omega \)) đ­ược mắc với điện trở mạch ngoài R = 4,8 (\(\Omega \)) thành mạch kín. Cư­ờng độ dòng điện trong mạch có giá trị là

A. I = 12 (A).                 B. I = 120 (A).              C. I = 25 (A).                 D. I = 3 (A).

Câu 27: Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 40 W. Nếu các điện trở này được mắc song song và nối vào nguồn điện có hiệu điện thế U như trên thì công suất tiêu thụ cả mạch là:

A. 80 W                         B. 40 W                         C. 160 W                       D. 120 W

 

----------- HẾT ----------

 

ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT VĨNH VIỄN

NĂM HỌC: 2016-2017

MÔN: VẬT LÝ 11

MÃ ĐỀ 135

1.B

2.B

3.B

4.B

5.A

6.B

7.D

8.B

9.C

10.D

11.C

12.A

13.C

14.D

15.C

16.C

17.B

18.A

19.D

20.A

21.C

22.C

23.A

24.D

25.C

26.D

27.C

28.A

29.D

30.A

 

MÃ ĐỀ 213

1.C

2.B

3.A

4.D

5.B

6.B

7.D

8.D

9.B

10.C

11.B

12.D

13.A

14.C

15.C

16.D

17.A

18.A

19.D

20.C

21.C

22.B

23.D

24.C

25.D

26.C

27.A

28.A

29.A

30.B

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý 11 của trường THPT Vĩnh Viễn năm học 2016-2017 có đáp án và hướng dẫn làm bài.

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF