YOMEDIA

Đề thi HK1 Sinh học 11 năm 2016 - THPT Nguyễn Du - đề số 2

Tải về
 
NONE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2016 trường THPT Nguyễn Du - đề số 2 có kèm đáp án chi tiết mà HỌC247 giới thiệu dưới đây là một trong những tài liệu tham khảo và ôn thi bổ ích dành cho các em học sinh. Hy vọng tài liệu này cung cấp cho các em kiến thức và kĩ năng làm bài thật tốt để đạt được kết quả thật cao trong những kì thi sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: SINH HỌC 11

Thời gian làm bài: 45  phút

ĐỀ SỐ 2

CÂU 1: (1,75 điểm)

Trình bày khái niệm, phương trình và vai trò của quá trình hô hấp.

CÂU 2: (2,5 điểm)

Phân biệt pha tối ở thực vật C3 và thực vật CAM.

CÂU 3: (1,5 điểm)

Mô tả con đường lên men (hô hấp không có O2) ở thực vật.

CÂU 4: (1,5điểm)

Nêu biện pháp tăng cường độ quang hợp và tăng hệ số kinh tế ở thực vật. Tại sao  lá cây thường có màu xanh lục?

CÂU 5: (1,75 điểm)

  • Trình bày khái niệm và phương trình của pha sáng trong quang hợp.
  • Trình bày mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

CÂU 6: (1,0 điểm)

Điều gì sẽ xảy ra khi ta đưa cây vào trong bóng tối một thời gian dài? Hãy giải thích.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN: SINH HỌC 11

ĐỀ SỐ 2

Câu 1

Trình bày khái niệm, phương trình và vai trò của quá trình hô hấp.

1,75 đ

 

  1. Khái niệm: Hô hấp là quá trình ôxi hoá sinh học của tế bào sống. Trong đó, các phân tử chất hữu cơ bị ôxi hóa đến CO2 và H2O, / đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP.
  2. Phương trình hô hấp tổng quát:

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt +ATP)

       3. Vai trò:

  • Năng lượng hóa học được giải phóng dưới dạng ATP, sử dụng cho hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
  • Một phần năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt để duy trì thân nhiệt thuận lợi cho các phản ứng enzim.
  • Tạo nhiều sản phẩm trung gian, là nguyên liệu để tổng hợp các chất khác trong cơ thể.

0,5

 

 

 

0,5

 

0,25

0,25

0,25

 

Câu 2

Phân biệt pha tối ở thực vật C3 và thực vật CAM.

2,5 đ

 

 

Thực vật C3

Thực vật CAM

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

1

Đại diện -

vùng phân bố

Đa số thực vật chủ yếu ở ôn đới và á nhiệt đới như: lúa, khoai, sắn, đậu…

TV sống ở vùng hoang mạc như dứa, xương    rồng,    thuốc    bỏng, thanh long, …

Chất nhận

CO2

Ribulôzơ 1-5-diP (RiDP)

PEP

Sản phẩm

đầu tiên

APG

(hợp chất 3 cacbon)

AOA

Tiến trình

1 giai đoạn:

chu trình Canvin (C3), xảy ra ở tế bào mô giậu, vào ban ngày

2 giai đoạn xảy ra ở tế bào nhu mô

  • Chu trình C4 vào ban đêm
  • Chu trình Canvin xảy ra ban ngày

Câu 3

Mô tả con đường lên men (hô hấp không có O2) ở thực vật.

1,5 đ

 

Lên men gồm 2 giai đoạn:

0,25

- Giai đoạn 1: Đường phân xảy ra tế bào chất.

0,25

- Giai đoạn 2: Phân giải kị khí (lên men).

0,25

- Phương trình tổng quát:

 

1) C6H12O6 → 2 êtilic + 2CO2 + 2ATP + Nhiệt

0,25

2) C6H12O6 → 2 axit lactic + 2ATP + Nhiệt

0,25

- Tạo các sản phẩm lên men còn nhiều năng lượng: rượu êtilic, axit lactic.

0,25

Nêu biện pháp tăng cường độ quang hợp và tăng hệ số kinh tế ở thực vật. Tại sao lá cây có màu xanh lục?

1,5 đ

* Tăng cường độ quang hợp:

- Biện pháp: cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hoá năng lượng mặt trời một cách hiệu quả, tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có cường độ quang hợp cao.

* Tăng hệ số kinh tế:

- Biện pháp: tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, củ, quả ...) với tỉ lệ cao, bón phân hợp lí.

* Lá có màu xanh lục vì trong thành phần quang phổ của ánh sáng trắng có 7 màu khác nhau, hệ sắc tố quang hợp của lá không hấp thụ được ánh sáng xanh lục nên màu lục được phản xạ lại mắt ta nên ta thấy lá có màu xanh lục.

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của pha sáng quang hợp.

1,75 đ

  • Khái niệm: pha sáng chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • Phương trình tổng quát của pha sáng:

12H2O + 18ADP + 18Pi + 12NADP → 18ATP + 12NADPH + 6O2

  • Biện pháp bảo quản nông sản:

- Bảo quản khô: Giảm hàm lượng nước (phơi, sấy khô)

- Bảo quản lạnh: Nhiệt độ thấp (để nơi mát, bảo quản trong tủ lạnh) → ức chế quá trình hô hấp.

- Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao (bơm CO2 vào buồng bảo quản)

→ Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế quá trình hô hấp.

 

0,5

 

0,5

 

0,25

0,25

 

0,25

Điều gì sẽ xảy ra khi ta đưa cây vào trong bóng tối một thời gian dài. Hãy giải thích?

- Cây sẽ bị vàng, úa và chết dần.

0,25

- Vì: đưa cây vào trong tối trong một thời gian dài thì cây không quang hợp được trong khi đó hô hấp vẫn diễn ra bình thường → Cây không tổng hợp thêm các hợp chất hữu cơ trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu dinh dưỡng → lá vàng, úa → chết dần.

0,75

Trên đây là Đề thi giữa HK1 Sinh 11 năm 2016 - THPT Nguyễn Du - đề số 2, hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề kiểm tra khảo sát cuối kì cho các em. Đồng thời với tài liệu này sẽ giúp các em có kết quả tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tập và thi tốt!

--Mod Sinh học 247--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON