YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Sinh học 11 trường THPT Nguyễn Thái Bình- Đaklak

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Đề thi HK1 môn Sinh học 11 trường THPT Nguyễn Thái Bình- Đaklak. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2018-2019

MÔN: SINH HỌC 11

Họ và tên : …………………………                                                  

Lớp :………………………….                                 Thời gian : 45 phút

Câu 1: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:

A/ Cá chép, gà, thỏ, khỉ.     B/ Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.    C/ Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua     D/ Châu chấu, ếch.

Câu 2: Ơstrôgen được sinh ra ở:

       A. Tuyến giáp.              B. Buồng trứng.                           C.Tuyến yên.                D. Tinh hoàn.

Câu 3: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

       A/ Tinh hoàn.            B/ Tuyến giáp.                         C/ Tuyến yên.               D. Buồng trứng.

Câu 4: Tirôxin được sản sinh ra ở:

       A. Tuyến giáp.            B. Tuyến yên.                              C. Tinh hoàn.                            D. Buồng trứng.

Câu 5: Ecđixơn có tác dụng:

       A/ Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

       B/ Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

       C/ Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.          

       D/ Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.   

Câu 6. Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?

A/ Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

B/ Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

C/ Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

D/ Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.

Câu 7: Các cây trung tính là cây;

       A. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.                B. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.

       C. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.                              D. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.

Câu 8: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:

       A/ Auxin, xitôkinin.         B/ Auxin, gibêrelin.     C/ Gibêrelin, êtylen.      D/ Etylen, Axit absixic.

Câu 9: Juvenin có tác dụng:

       A/ Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.          

       B/ Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.   

       C/ Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

       D/ Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 10: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

       A/ Làm tăng kích thước chiều dài của cây.                             B/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

       C/ Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.                D/ Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 11. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

       A/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

       B/ Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

       C/  Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

       D/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

Câu 12: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.     B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.            D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

Câu 13: Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở:

A. Tế bào đang phân chia ở, hạt, quả.          B. thân,cành.       C. Lá, rễ.                  D. Đỉnh của thân và cành.

Câu 14: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

       A. Ở đỉnh rễ.             B. Ở thân.                                C. Ở chồi nách.               D. Ở chồi đỉnh.

Câu 15: Sinh trưởng thứ cấp là:

       A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

       B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

       C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

       D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu 16: Gibêrelin có vai trò:

       A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.

       B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.

       C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.

       D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.

Câu 17: Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:

       A. Đỉnh của thân và cành.        B. Lá, rễ         C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.          D. Thân, cành

Câu 18: Auxin chủ yếu sinh ra ở:

       A. Đỉnh của thân và cành.    B. Phôi hạt, chóp rễ.      C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.    D. Thân, lá.

Câu 19: Êtylen có vai trò:

A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.            B. Thúc quả chóng chín,  rụng quả, kìm hãm rụng lá.

C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.             D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.

Câu 20: Hoocmôn thực vật Là:

       A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.

       B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.

       C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.

       D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.

Câu 21: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:

            A. Auxin, xitôkinin.    B. Auxin, gibêrelin.     C. Gibêrelin, êtylen.    D. Etylen, Axit absixic

Câu 22: Cây ngày ngắn là cây:

A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.         B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.

C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.       D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.

Câu 23: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa?

       A. Lá thứ 14.                     B. Lá thứ 15.                             C. Lá thứ 12.               D. Lá thứ 13.

Câu 24: Tuổi của cây một năm được tính theo:

       A. Số lóng.                B. Số lá.                    C. Số chồi nách.                       D. Số cành.

Câu 25: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:

A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.

B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.

C.Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.

D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

Câu 26: Testostêrôn được sinh sản ra ở:

       A. Tuyến giáp.            B. Tuyến yên.                     C. Tinh hoàn.            D. Buồng trứng.

Câu 27: Biến thái là:

       A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

       B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

       C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

       D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 28: Ơstrôgen được sinh ra ở:

       A. Tuyến giáp.  b. Buồng trứng.   C. Tuyến yên.      D. Tinh hoàn.

Câu 29: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:

       A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.         B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

       C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.                         D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 30: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là:

       A. Trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.

       B. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.

       C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

     D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề thi HK1 môn Sinh học 11 trường THPT Nguyễn Thái Bình- Đaklak. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON