YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Hóa 11 Nâng cao năm học 2018-2019

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Hóa 11 Nâng cao năm học 2018-2019. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I HÓA 11 – BAN NÂNG CAO

NĂM HỌC: 2018 - 2019

 

A.KIẾN THỨC CƠ BẢN:

I. CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI

- Nắm vững khái niệm chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

-Thuyết axit – bazơ của Areniut và Bronstet? Hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ.

- Tính chất của hiđroxit lưỡng tính, chất lưỡng tính

- Viết thành thạo phương trình trình điện li (cả chất điện li mạnh và yếu)

- Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit-bazo. Biết xác định môi trường theo [H+], [OH-] và pH.

- Nắm vững điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion và viết thành thạo các phương trình hóa học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.

- Sự thủy phân của muối Þ Xác định môi trường của dung dịch muối.

II. CHƯƠNG II:    NHÓM NITƠ

1. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế: N2 , NH3 , muối amoni ( ) , HNO3 , muối nitrat (  ). Phương pháp nhận biết từng chất.

2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế:  P , H3PO4 , muối photphat ( ). So sánh với N2 và các hợp chất của nitơ.

3. Phân bón hóa học. Phương pháp sản xuất phân bón.

III. CHƯƠNG III: NHÓM CACBON

  1. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế  C, CO, CO2 , Axit cacbonic, muối cacbonat.
  2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế  Si và hợp chất của silic (so sánh với C và hợp chất của cacbon).
  3. Thành phần hóa học, phương pháp sản xuất: Thủy tinh, đồ gốm, xi măng. Ứng dụng.

B.DẠNG BÀI TẬP

- Tính pH của dung dịch: Axit,Bazơ,dung dịch thu được khi trộn dung dịch axit với dung dịch bazo.

- Toán hiệu suất phản ứng

- Kim loại và hợp chất tác dụng với axit HNO3.

- Axit H3PO4, CO2 tác dụng với dung dịch bazo.

- Nhiệt phân muối nitrat và tính oxi hóa của ion NO3- trong môi trường axit.

C. MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG

PHẦN TỰ LUẬN

    CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI

1.Viết phương trình điện li của các chất: HF, HCl, HNO3, HNO2, H2SO4, HClO, H3PO4, CH3COOH, KOH, Ba(OH)2,  Zn(OH)2, Mg(NO3)2, Al2(SO4)3

2. Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có) sau:

a) Fe2(SO4)3 + KOH;                  b) KNO3 + NaCl;                            c) NaHCO3 + NaOH;

d) Fe(OH)2 + H2SO4                   e) NH3 +  HCl                                  g) Na2SO4 + BaCl2;   

h) CH3COOH + HCl;                 i) CaCO3 + HCl                               k) Na2SO3 +  HCl                  

l) Pb(NO3)2 +  H2S                      m) Ca(HCO3)2 + HCl

3.Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không?

a) Na+, Cu2+, Cl-, OH-;                b) NH4+, K+, Cl-, OH-.;               c) Ba2+, Cl-, HSO4-, CO32-;

d) Fe2+, H+, SO42-, NO3-;             e) Na+, Ba2+, HCO3-, OH-;          f) K+, Fe2+, Cl-, SO42-;

g) Al3+, K+, OH-, NO3-;               h) K+, Ba2+, Cl-, CO32-.

5. Cho biết hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học khi cho từ từ (đến dư) dung dịch NH3 lần lượt vào từng dung dịch CuSO4, ZnSO4, AgNO3, AlCl3, FeCl3.

4.Tính pH của các dung dịch: HCl 0,001M; H2SO4 0,05M; Ba(OH)2 0,0005M; NaOH 0,1M.

5.Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,10M (Ka=1,75.10-5) và của NH3 0,10M (Kb= 1,80.10-5)

6. Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH=3. Tính độ điện li α của CH3COOH ?

7.Ở một nhiệt độ xác định, độ điện li của dd axit axetic 0,1M là 1,32%. Tính hằng số phân li của axit axetic?

8. . Dung dịch NH3 1M có α = 0,43%. Tính hằng số Kb và pH của dung dịch

9. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,15M với 300 ml dd Ba(OH)2 0,2M, thu được 500ml dung dịch Z. pH của dung dịch Z là  bao nhiêu?      

11. Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được. Cho biết [H+][OH-] = 10-14 (mol2/lit2)

12. Cần pha loãng dung dịch NaOH có pH = 12 bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH mới có pH = 11.

13.Cần pha loãng dung dịch HCl có pH = 1 bao nhiêu lần để được dung dịch HCl mới có pH=3

14.  Cần trộn hai dd: dd HCl (pH=5) và dd NaOH (pH=9) với tỉ lệ thể tích như thể nào để thu được dung dịch có : a. pH= 7                    b.pH= 8

15.Cho 300ml dung dịch NaOH 1,2 M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M.

  1. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được.
  2. Tính khối lượng kết tủa sau phản ứng.

 

CHƯƠNG 2: NHÓM NITƠ

2.Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học điều chế phân đạm NH4NO3.

3.Viết phương trình nhiệt phân (nếu có) các muối trong các trường hợp sau:

a) NaNO3  ;      b) Mg(NO3)2  ;        c) AgNO3 ;         d) NH4NO2

e) NH4NO3  ;    f) NaHCO3  ;          g) Na2CO3  ;       h) CaCO3  

6. Tổng thể tích H2; N2 cần để điều chế 51g NH3 biết hiệu suất phản ứng đạt 25% là bao nhiêu?   

7.  Đốt cháy hoàn toàn 6,2g P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với dung dịch NaOH 32% vừa đủ để tạo ra muối Na2HPO4. Khối lượng dung dịch NaOH đã dùng là bao nhiêu?                                    

9. Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Cô cạn thu được muối nào và khối lượng bao nhiêu?

10.Cho 200 ml dung dịch axit photphoric 1,5M vào 250 ml dung dịch natri hiđroxit 2M. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol/l của dung dịch tạo thành.

11.Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3, biết tỉ khối của hỗn hợp khí đối với H2 bằng 19,2.

12.Cho 4,19g bột hỗn hợp nhôm và sắt vào dung dịch axit nitric loãng lấy dư thì thu được 1,792 lít (đktc) khí NO duy nhất sinh ra. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

13.Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.

14.Hòa tan hoàn toàn 36,8g hỗn hợp bột nhôm và kẽm trong 25 lít dung dịch HNO3 0,1M thì vừa đủ. Sau phản ứng thu được một dung dịch gồm ba muối. Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được sau phản ứng. (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

15. Chia hỗn hợp bột nhôm và đồng thành 2 phần bằng nhau:

- Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thì thu được 17,92 lít khí màu nâu đỏ và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A đựơc rắn B. Nung rắn B đến khối lượng không đổi được rắn C.

- Cho phần 2  tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 6,72 lít khí.

(Các khí đo ở đktc).

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại.

c. Tính khối lượng rắn C.

16. Chia 34,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:

- Phần I: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc).

- Phần II: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (ở đktc).

Hãy xác định khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

17. Hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong 1,5 lít dung dịch axit HNO3 1M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

  1. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
  2. Tính nồng độ mol của đồng (II) nitrat và dung dịch axit nitric sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch sau phản ứng không thay đổi.

18. Hòa tan 12 gam hỗn hợp Cu và Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

19. Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3  loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2 . Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m?         

20.Cho 1,92g Cu vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và HCl 0,8M thấy sinh ra 1 chất khí A có d A/ H2 = 15 và dung dịch A.                              

a) Viết phương trình ion rút gọn và tính thể tích khí sinh ra ở đktc.

b) Tính V dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa hoàn toàn Cu2+ trong dung dịch A.

 

CHƯƠNG 3: NHÓM CACBON

2. Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69g chất rắn. Thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là bao nhiêu ?

3. Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?             

4. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là bao nhiêu ?

5.Cho hấp thụ hoàn toàn  1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd NaOH 0,75M.

1/ Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

2/ Tính CM các muối trong dd. ( Thể tích thay đổi không đáng kể)

6. Sục từ từ V lít CO2(đkc) vào 100ml dd Ba(OH)2 1M,sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 15,76g kết tủa.Lọc bỏ kết tủa,đun nóng dd nước lọc thu thêm được m gam kết tủa.Tính V và m.

7.Dẫn từ từ V lít khí CO qua m gam bột oxit của một kim loại đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,2g kim loại và hổn hợp khí.Hổn hợp khí thu được dẫn qua dd Ca(OH)2 dư thấy có 5,0g kết tủa và có 2,24 lít khí thoát ra.Xác định oxit kim loại và %VCO đã phản ứng(các khí đo ở đkc).

 

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Ion OH- có thể phản ứng với các ion nào sau đây? 

A). K+ ; Al3+ ; SO42-     B). Cu2+; HSO3- ; NO3-       C). Na+; Cl-; HSO4-          D). H+ ; NH4+ ; HCO3-  

5.  Nung hòan toàn 180 g sắt(II) nitrat thì thu được bao nhiêu lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn? 

          A). 67,2                           B). 44,8                           C). 56                              D). 50,4 

6.  Cho các chất khí và hơi sau: CO2, NO2, NO, H2O, CO, NH3, HCl, CH4, H2S. Khí nào có thể bị hấp thụ bởi dung dịch NaOH đặc? 

          A). CO2, SO2, NO2, H2O, HCl, H2S                  B). CO2, SO2, CO, H2S, H2O, NO        

        C). CO2, SO2, CH4, HCl, NH3, NO                     D). CO2, SO2, NH3, CH4, H2S , NO2 

7.Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:

a. Mg2+, K+, SO42-, PO43-       b. Ag+, Na+, NO3-, Cl-           c. Al3+, NH4+, Br-, OH-         d. H+, Fe3+, NO3-, SO42-

10. Khi nung 54,2 g hỗn hợp muối nitrat của kali và natri thu được 6,72 lit khí (đktc). Xác định thành phần % khối lượng của hỗn hợp muối? 

           A. 52,73% NaNO3 và 47,27% KNO3                 B. 72,73% NaNO3 và 27,27% KNO3      

           C. 62,73% NaNO3 và 37,27% KNO3                  D. 62,73% KNO3 và 37,27% NaNO3 

13. Cho 6,4gam Cu tan hoàn toàn trong 200ml dd HNO3 thì giải phóng một hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có có tỉ khối với hiđro là 18. Nồng độ mol/l của dd HNO3 là:

           A.1,64M                        1,54M                             C.1,44M                          D.1,34M

14. Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế N2 trong phòng thí nghiệm? 

           A. Nhiệt phân muối amoni nitrit                           B. Phân huỷ amoniac bằng tia lửa điện     

           C. Cho  Zn tác dụng với HNO3 rất loãng            D. Đốt cháy NH3 trong oxi rồi làm ngưng tụ nước 

15. Photpho đỏ và photpho trắng khác nhau về tính chất vật lý vì:

           A. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau                   B.P trắng có thể chuyển thành P đỏ

           C. Sự nóng chảy và bay hơi khác nhau                 D.Tan trong nước và dung môi khác nhau

19. Dung dịch chất A làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch chất B không làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của 2 chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:

 A.NaOH và K2SO4                     C. KOH và FeCl3        B.K2CO3 và Ba(NO3)2                        D. Na2CO3 và KNO3

21. Thuỷ tinh lỏng là gì? 

           A. Dung dịch đặc của Na2SiO3 hoặc K2SiO3     B. Thuỷ tinh ở trạng thái nóng chảy         

           C. Dung dịch đặc của CaSiO3                              D. Dung dịch phức tetraflorua silic 

23. Nước đá khô là gì?  A. CO2     B. CO rắn                C. nước đá ở -100C        D. CO2 rắn 

24. Hỗn hợp hai khí CO và CO2 có tỉ khối so với hidro là 16. Hỏi khi cho 1 lit(đdktc) hỗn hợp đó đi qua 56 g dung dịch KOH 1% thì thu được muối gì với khối lượng bằng bao nhiêu? 

A. K2CO3 : 1,38 g                    B. KHCO3 : 0,5 g  và K2CO3 : 0,69 g          

 C. KHCO3 : 1 g                                    D. K2CO3 : 0,69 g 

25. Dịch vị dạ dày th­uờng có pH trong khoảng 1,5. Nếu ngu­ời nào có pH của dịch vị quá nhỏ hơn 1,5 thì dễ bị viêm loét dạ dày. Để chữa bệnh này, ngu­ời bệnh có thể uống tru­ớc bữa ăn chất nào sau đây? 

A. Nu­ớc đu­ờng.           B. Dung dịch natri hiđroxit.     C. Nu­ớc.           D. Dung dịch natri hiđrocacbonat 

26. Silic dioxit thuộc loại oxit gì? 

           A. oxit bazơ                   B. oxit lưỡng tính           C. oxit không tạo muối  D. oxit axit 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Hóa 11 Nâng cao năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF