YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm học 2018-2019

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm học 2018-2019, tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 – SINH HỌC 11

NĂM HỌC: 2018 - 2019

(Trắc nghiệm mang tính chất tham khảo)

-----------------------------------------------

PHẦN I- TRẮC NGHIỆM:

CHƯƠNG I- CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Câu 1: Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước?

A. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất.       B. Có khả năng ăn sâu và rộng.                                     

C. Có khả năng hướng nước.                                   D. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút.

Câu 2: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước và các ion khoáng được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

A. toàn bộ bề mặt cơ thể.                 B. lông hút của rễ.                   C. chóp rễ.                   D. khí khổng.

Câu 3: Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?

A. qua lông hút rễ                             B. qua lá.                                 C. qua thân                  D. qua bề mặt cơ thể

Câu 4: Ở rễ cây, các lông hút phân bố chủ yếu ở:

A. Rễ chính.              B. Các rễ bên.                         C. Đỉnh sinh trưởng của rễ bên.                      D. Đỉnh sinh trưởng của rễ chính.

Câu 5: TB lông hút của rễ cây có cấu tạo và sinh lý phù hợp với chức năng hút nước từ đất, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1)- Thành tế bào dày.        (2)- Không thấm cutin.                       (3)- Có không bào nằm ở trung tâm lớn.

(4)- Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.

(5)- Là tế bào biểu bì ở rễ.                          (6)- Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng.

Phương án trả lời đúng là:      A.2.               B. 3.                     C.4.             D.5.

Câu 6: Động lực của sự hấp thụ nước từ đất vào lông hút của rễ?

A. Hoạt động hô hấp của rễ mạnh.               B. Bề mặt tiếp xúc giữa lông hút của rễ và đất lớn.

C. Số lượng lông hút của rễ nhiều.               D. Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa TB lông hút và dịch đất.

Câu 7: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. Thẩm thấu.           B. cần tiêu tốn năng lượng.                C. Nhờ các bơm ion.                           D. chủ động

Câu 9: Xem hình dưới đây, cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1)- Số (I) biểu thị cho con đường chất nguyên sinh – không bào.

(2)- Số (II) biểu thị cho con đường thành tế bào – gian bào.

(3)- (a) là các tế bào vỏ.        

(4)- (b) là các tế bào nội bì.

(5)- (c) có chức năng dẫn truyền các chất hữu cơ từ lá xuống rễ.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.                          B. 2.                         C. 3.                D. 4.

Câu 10: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ

của rễ theo những con đường:

A. gian bào và tế bào chất.               B. gian bào và tế bào biểu bì.

C. gian bào và màng tế bào.             D. gian bào và tế bào nội bì.

Câu 11: Khi nói về con đường hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm của đai Caspari ?

(1) Đai Caspari nằm trong lớp nội bì của rễ.

(2) Điều chỉnh dòng nước – ion khoáng vận chuyển vào trung trụ của rễ.

(3) Chặn dòng nước – ion khoáng đi vào trung trụ.

(4) Làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút.

(5) Giúp dòng nước – ion khoáng di chuyển theo con đường gian bào.

(6) Giúp dòng nước – ion khoáng di chuyển theo con đường tế bào chất.

Phương án trả lời đúng là:  A.2.                                 B. 3.                            C.4.                            D.5.

Câu 12: Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây?

A. Tế bào khí khổng.                        B. Tế bào nội bì.                      C. Tế bào lông hút.                 D. Tế bào nhu mô vỏ.

Câu 13: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần có các yếu tố nào?

(1) Năng lượng là ATP.                                                        (2) Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

(3) Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.                        (4) Enzim hoạt tải (chất mang).

Phương án trả lời đúng là:      A. (1), (2), (4).                         B. (2), (4).                   C. (1), (3), (4).                         D. (1), (4).

Câu 14: Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường

A. Quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.                           B. Quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.

C. Quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.                                D. Quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

Câu 15: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

(1) Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

(2) Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

(3) Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.

(4) Không cần tiêu tốn năng lượng.

Số đặc điểm đúng là?  A. 1.                B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 16: Khi nói về mạch gỗ của thân cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1- Cấu tạo từ hai loại tế bào là quản bào và tế bào mạch ống.

2- Cấu tạo từ hai loại tế bào là ống rây và tế bào kèm.

3- Các tế bào cấu tạo mạch gỗ của cây đều là tế bào chết.

4- Vận chuyển dịch nước, các ion khoáng do rễ hấp thụ từ đất và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.

5- Áp suất rễ là động lực tạo ra sự vận chuyển dịch nước và các ion khoáng.

6- Vận chuyển nước và chất hữu cơ do quang hợp tạo ra.

Phương án trả lời đúng là: A. 3.                     B. 4.                C. 5.                D. 6.

Câu 17: Khi nói về dòng mạch rây của thân cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1- Cấu tạo từ hai loại tế bào là ống rây và tế bào kèm.

2- Các tế bào cấu tạo mạch rây của cây là những tế bào sống.

3- Thành phần chủ yếu trong dòng mạch rây là chất đường (cacbohyđrat) do quang hợp từ lá tạo ra.

4- Động lực vận chuyển do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá và các cơ quan dự trữ ( rễ, thân, hoa, quả, củ,..) của cây.

Phương án trả lời đúng là: A. 1.                     B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 18: Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng?

(1)- Mạch 1 được gọi là mạch rây, mạch 2 được gọi là mạch gỗ.

(2)- Mạch 1 có chức năng vận chuyển nước và các phân tử hữu cơ không hòa tan.

(3)- Mạch 2 có chức năng vận chuyển các chất khoáng.

(4)- Các tế bào ở mạch 1 đều là những tế bào chết, không có màng,

không có bào quan.

(5)- Để thu được mủ cao su, người ta thường cắt vào loại mạch như mạch 2.

Số phát biểu đúng là.  A. 1.          B. 2.           C. 3.        D. 4.

Câu 19: Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục

trong mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì:

A. các phân tử H2O có sức căng bề mặt lớn.                                   B. các phân tử H2O có tính phân cực.

C. các phân tứ H2O có độ nhớt cao.                                                 D. các phân tử H2O có dạng lỏng, không mùi vị.

Câu 20: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?

(1) Hiện tượng rỉ nhựa.     (2) Hiện tượng thoát hơi nước.    (3) Hiện tượng ứ giọt.      (4) Hiện tượng đóng mở khí khổng.

Phương án trả lời đúng là: A. 1.                     B. 2.                C. 3.                D.4.

Câu 21: Khi nói về nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt,  có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.      (2). Có sự bão hòa hơi nước trong không khí.

(3). Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá.

(4). Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.

Phương án trả lời đúng là:      A. 1.                B. 4.                C. 3.                D. 2.

Câu 22: Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác ?

A. Trọng lực của trái đất.                              C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa rễ với môi trường đất.       

B. Áp suất của lá.             D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả,…).

Câu 23: Khi nói về động lực đẩy của dòng mạch gỗ di chuyển ngược chiều trọng lực từ rễ lên đến đỉnh của những cây gỗ cao đến hàng chục mét, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Lực đẩy (áp suất rễ).                  

2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả,…).

5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa rễ và môi trường đất.

Phương án trả lời đúng là: A. 1.                     B. 4.                C. 3.                D. 2.

Câu 24: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

A. nước.                    B. ion khoáng.                         C. nước và ion khoáng.           D. Saccarôza và axit amin.

Câu 25: Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).                    B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). 

C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. 

D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.

. B, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Câu 149: Tiêu hoá là quá trình

A. tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.  

B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.                           C. tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể.     

D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được.

Câu 150: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được  

A. Tiêu hóa ngoại bào.                                              B. Tiêu hoá nội bào.  

C. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào.                  D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 151: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá :  

A. Tiêu hóa ngoại bào.                                              B. Tiêu hoá nội bào.  

C. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào.                  D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 152: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá diễn ra như sau:  

A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.    

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.   

C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.       

D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

Câu 153: Điều nào sau đây là đúng khi nói về động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?

(1) đa số động vật đơn bào.              (2) thực hiện tiêu hóa nội bào.                        (3) thức ăn vào cơ thể theo kiểu nhập bào.

(4) không bào tiêu hóa + Lizôxôm tiết enzim tiêu hóa thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Các phát biểu đúng là:            A. 1.                B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 154: Khi nói về tiêu hóa ở động vật có cơ quan tiêu hóa dạng túi, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) ruột khoang, giun dẹp có túi tiêu hóa là khoang cơ thể thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.

(2) thực hiện tiêu hóa ngoại bào ( trong lòng túi ) và tiêu hóa nội bào ( tiêu hóa trong tế bào trên thành túi tiêu hóa).

(3) có nhiều tế bào tuyến trên thành túi tiết enzim tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể sử dụng được.

(4) hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào.

(5) Enzim tiêu hóa được bài tiết từ Lizôxôm.

Các phát biểu đúng là:            A. 1.                B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 155: Ý nào không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?   

A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.                       B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.

C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.   D. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyển hoá về chức năng.    

Câu 156: Điểu nào sau đây đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa dạng ống ?

A. Enzim tiêu hóa được bài tiết từ Lizôxôm.

B. Hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào.

C.Ống tiêu hóa thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã.

D. Các tế bào bài tiết dịch tiêu hóa luôn nằm ngay trên thành của ống tiêu hóa.

Câu 157: Thứ tự nào sau đây đúng với thứ tự từ trước về sau của một đoạn ống tiêu hóa của chim?

A. Thực quản → dạ dày tuyến → diều → dạ dày cơ.                     B. Diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → thực quản.

C. Thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ.                     D. Diều → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ.

Câu 158: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa cùa người

A. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.

B. miệng → thực quán → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.

C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn.

D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.

Câu 159: Trong các bộ phận của ống tiêu hóa người, bộ phận không xảy ra tiêu hóa cơ học và hóa học là:

A. ruột già.                B. dạ dày.                                           C. miệng.                     D. ruột non.

Câu 160: Trong ống tiêu hóa của động vật ăn tạp, bộ phận nào sau đây xảy ra quá trình tiêu hóa sinh học? không xảy ra tiêu hóa cơ học và hóa học là:   A. ruột già.                 B. dạ dày.                   C. thực quản.              D. ruột non.

Câu 161: Ý không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?   

A. Trong ống tiêu hoá có ruột non.                                      B. Trong ống tiêu hoá có thực quản. 

C. Trong ống tiêu hoá của có dạ dày.                       D. Trong ống tiêu hoá có diều.

Câu 162: Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác của ống tiêu hóa?

A. Ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của gan, tụy và tuyến ruột.

B. Ruột non xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.                              C. Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.

D. Ruột non chứa nhiều enzim có tác dụng phân giải hầu hết các loại thức ăn khác nhau.

Câu 163: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thực vật như thế nào?

A. tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.                                                       B. chỉ tiêu hóa cơ học.

C. tiêu hóa hóa học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.               D. chỉ tiêu hóa hóa học.

Câu 164: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có bốn ngăn? 

A. ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.                       B. ngựa, thỏ, chuột.    C. ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.  D. trâu, bò, cừu, dê.

Câu 165: Trật tự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày ở trâu, bò:

A. dạ cỏ ® dạ lá sách ® dạ tổ ong ® dạ múi khế.                        B. dạ cỏ ® dạ tổ ong ® dạ lá sách ® dạ múi khế.

C. dạ cỏ ® dạ múi khế ® dạ lá sách ® dạ tổ ong.             D. dạ cỏ ® dạ lá sách ® dạ múi khế ® dạ tổ ong.

Câu 166: Sự tiêu hoá ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.                                                 B. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

C. Tiết enzim pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.  

D. Thức ăn được trộn với nước bọt, được vi sinh vật tiết enzim phá vỡ thành tế bào tiêu hoá thức ăn xellulôzơ.  

Câu 167: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?     

A. tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.                                                       B. chỉ tiêu hóa cơ học. 

C. tiêu hóa hóa học, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.               D. chỉ tiêu hóa hóa học.

Câu 168: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?

A. dạ dày đơn.                                              B. ruột ngắn.                           C. manh tràng phát triển.

D. thức ăn qua ruột non, trải qua tiêu hóa cơ học, hóa học và được hấp thụ.

HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT:

Câu 174: Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp:

A. bằng mang.                      B. bằng hệ thống ống khí.                   C. bằng phổi.               D. qua bề mặt cơ thể.

Câu 175: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ:          

A. sự co dãn của phần bụng.                B. Sự vận động của cánh.      C. sự co dãn của túi khí.        D. Sự di chuyển của chân.

Câu 176: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ:      A. Sự vận động của cánh.      

B. sự nhu động của hệ tiêu hóa.                   C. sự di chuyển của chân.                   D. sự co dãn của phần bụng.

Câu 177: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?   

A. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.  

B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.    

C. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang.                 D. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.

Câu 178: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được? 

A. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước.                  B. Vì phổi không thải được CO2 trong nước.    

C. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.

D. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.  

Câu 179: Phân áp O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào? 

A. Trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể.   

B. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể.  

C. Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể. 

D. Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể

Câu 180: Côn trùng có hình thức hô hấp nào?                                 

A. hô hấp bằng mang.                       B. Hô hấp bằng phổi.  C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.     D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 181: Nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào vì:   

A. Một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.                                 B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.              

C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể.    D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào màu trước khi ra khỏi phổi.

Câu 182: Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có:

A. khối lượng lớn hơn.                     B. cấu trúc phức tạp hơn.                   C. có kích thước lớn hơn.

D. có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.     

Câu 183: Chim hô hấp nhờ: A. phổi.       B. hệ thống túi khí và phổi.                      C. mang.          D. qua bề mặt cơ thể.

Câu 184:  Ý không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật ? 

A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.          

B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.     

C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. 

D. Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Câu 185: Ý không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí ?

A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.        B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.     

C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.              D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể  (S/V) khá lớn.

Câu 186: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp:

A. Hô hấp bằng mang.          B. Hô hấp bằng phổi.              C. Hô hấp bằng hệ thốnh ống khí.    D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 187: Ý không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?  

A. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2

B. Qúa trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn bé hơn bên ngoài.  

C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài. 

D. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2.

Câu 188: Khi cá thở ra: 

A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.              B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.   

C. Cửa miệng mở, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.                D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

Câu 189: Lưỡng cư vừa sống ở nước vừa sống ở cạn vì     

A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.                        B. hô hấp bằng da và bằng phổi.       

C. da luôn cần ẩm ướt.                                                         D. chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.

Câu 190: Đặc điểm hô hấp của lưỡng cư là:

A. trao đổi khí qua da ẩm là chủ yếu.                                               B. trao đổi khí qua phổi ẩm là chủ yếu.

C. trao đổi khí qua da ẩm và qua mang.                               D. trao đổi khí qua phế nang là chủ yếu.

Câu 191: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác: 

A. Phế quản phân nhánh nhiều.        B. Có nhiều phế nang.            C. Khí quản dài.          D. Có nhiều ống khí.  

Câu 192: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?  

A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở. 

B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.     

C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.    

D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.

Câu 193: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì:   

A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang  bị khô nên cá không hô hấp được.   

B. Vì độ ẩm trên cạn thấp.              C. Vì không hấp thu được O2 của không khí.                D. Vì nhiệt độ trên cạn cao..

 

TUẦN HOÀN MÁU Ở ĐỘNG VẬT

Câu 198: Trong cơ thể động vật, hệ cơ quan đảm nhận chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể:     A. Hệ thần kinh.                  B. Hệ hô hấp.                   C. Hệ tuần hoàn.          D. Hệ bài tiết.

Câu 199: Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch.

(2) Máu và nước mô tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.

(3) Sắc tố hô hấp là hêmôxianin (chứa Cu) nên máu có màu xanh nhạt.

(4) Máu chảy trong động mạch có tốc độ chậm, áp lực thấp.

(5) Sự điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan chậm.  

Các phát biểu đúng là:            A. 2.                B. 3.                C. 4.                D. 5.

Câu 200: Các nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Mực ống, giun đốt, sâu bọ.                                                          B. Thân mềm, chân khớp, giun đốt.

C. Thân mềm, giáp xác, sâu bọ.                                            D. Sâu bọ, thân mềm, bạch tuộc.

Câu 201: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật :               

A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp.                                    B. Các loài cá sụn và cá xương.                     

C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.                                D. Động vật đơn bào.

Câu 202: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở có đặc điểm :   

A. máu trao đổi chất với tế bào qua màng mao mạch.                     B. máu di chuyển trong động mạch có tốc độ rất cao.     

C. không tham gia vận chuyển khí trong hô hấp.                 D. máu chứa sắc tố hô hấp là hêmôglôbin .   

Câu 203: Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?  

A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh mạch → Tim. 

B. Tim → Động mạch → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu →  tĩnh mạch → Tim.  

C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch → Tim.  

D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh mạch → Tim.

Câu 204: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:        

A. máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.                               B. tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

C. máu  đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.    D. máu lưu thông liên tục trong mạch kín.

Câu 205: Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Có hệ mao mạch nối giữa hệ động mạch và hệ tĩnh mạch.

(2) Trao đổi chất với tế bào qua hệ mao mạch.

(3) Sắc tố hô hấp của máu là hêmôglôbin (chứa Fe) nên máu có màu đỏ.

(4) Máu chảy trong mạch có tốc độ nhanh, áp lực cao hoặc trung bình.

(5) Sự điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.  

Phương án trả lời đúng:          A. 2.                B. 3.                C. 4.                D. 5.

Câu 206: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra : 

A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.     B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.   

C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim.     D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim.

CÂN BẰNG NỘI MÔI

Câu 226: Cân bằng nội môi là duy trì trạng thái ổn định của môi trường.........

A. trong tế bào.                     B. trong mô.                            C. trong cơ quan.        D. trong cơ thể.

Câu 227: Sự phối hợp hoạt động của 3 bộ phận theo thứ tự nào sau đây đúng với cơ chế duy trì cân bằng nội môi?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện.    

B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển.

C. Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển.

D. Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 228: Hai hệ cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong sự cân bằng môi trường bên trong cơ thể là:

A. Thần kinh và tuần hoàn. B. Thần kinh và nội tiết.         C. Hô hấp và tuần hoàn.         D. Bài tiết và nội tiết.

Câu 229: Độ pH trong máu người bình thường nằm trong khoảng nào sau đây?

A. 6,0 – 6,5.                          B. 6,5 – 7,35.                          C. 7,35 – 7,45.                                    D. 7,45 – 8,25. 

Câu 230: Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?

A. Hệ đệm trong máu lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.

B. Phổi thải CO2 vì khi CO2 tăng lên → tăng Htrong máu.

C. Thận thải H+, thải NH3 và tái hấp thụ Na+.

D. Phổi hấp thu O2 và thải khí CO2 khi giảm Htrong máu.

Câu 231: Hoạt động nào sau đây không phải của gan?                     A. Nơi dự trữ đường cho cơ thể.

B. Điều hòa hoạt động trao đổi đường của cơ thể.  C. Điều khiển quá trình lọc máu qua cầu thận để tạo nước tiểu.

D. Điều tiết các chất dinh dưỡng sau quá trình hấp thu vào máu đến các mô.

Câu 232: Khi lượng protein huyết tương giảm làm giảm áp suất thẩm thấu của máu sẽ dẫn đến bệnh nào sau đây?

A. Bệnh giảm đường huyết.                         B. Đái tháo đường.         C. Viêm thận.          D. Phù nề do ứ nước ở các mô.

Câu 233:Hoạt động nào sau đây có tác dụng điều chỉnh nồng độ CO2 trong máu?

A. Bài tiết mồ hôi.                B. Đào thải nước tiểu.                        C. Thông khí phổi.      D. Hấp thu nước ở ống thận.

Câu 234: Hoạt động của thận tham gia điều chỉnh thành phần nào sau đây?

A. nồng độ bicacbonat trong máu.                           B. Lượng glicogen dự trữ trong gan.

C. Nồng độ glucôzơ trong máu.                               D. Lượng mỡ dự trữ trong các mô mỡ.

Câu 235: Khi nói về vai trò của các thành phần tham gia cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu như glucôzơ.

(2) Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thu nước hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.

(3) Thận tham gia điều hòa pH máu nhờ khả năng thải H+, thải NH3 và tái hấp thụ Na+.

(4) Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2.

(5) Hệ đệm duy trì pH máu ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.

(6) Hệ đệm bicaconat điều chỉnh nồng độ CO2 nhờ sự thông khí qua phổi và điều chỉnh nồng độ bicaconat nhờ thận.

(7) Hệ đệm phôtphat có vai trò quan trọng trong dịch ống thận vì phôtphat tập trung nhiều ở ống thận.

(8) Hệ đệm proteinat là hệ đệm mạnh nhất vì điều chỉnh cả khi môi trường axit hoặc kiềm.

Số phát biểu đúng là:  A. 5.                  B. 6.                         C. 7.                D. 8.   

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệuĐề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF