YOMEDIA

Hướng dẫn giải 1 số dạng toán về Chuyển động cơ học Vật lý 8

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề Hướng dẫn giải 1 số dạng toán về Chuyển động cơ học nằm trong chương trình Vật lý 8. Tài liệu gồm những bài tập hay và bổ ích được biên tập và trình bày rõ ràng, cụ thể. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

ATNETWORK
YOMEDIA

HƯỚNG DẪN GIẢI 1 SỐ DẠNG TOÁN

VỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC VẬT LÝ 8

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

Thông qua các ví dụ thực tế hình thành cho các em khái niệm về chuyển động cơ học , chuyển động đều, chuyển động không đều…cụ thể

a, Sự thay đổi vị trí của một vật so với các vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.

+ Một vật có thể coi là đứng yên so với vật này nhưng lại là chuyển động so với vật khác.

b, Chuyển động thẳng đều là chuyển động trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kỳ.

+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc  của vật có độ lớn thay đổi theo thời gian.

c, Vận tốc của chuyển động thẳng đều cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian:

v = s /t  Trong đó :

s: Quãng đường đi được.(m,km)

t: Thời gian. (s, h)

v: Vận tốc: m/s ; km/h

1m/s=100cm/s=3,6km/h

Véc tơ vân tốc có:

  • Gốc đặt tại 1 điểm trên vật
  • Hướng: trùng với hướng chuyển động
  • Độ dài tỷ lệ với độ lớn của vận tốc theo 1 tơ xích tuỳ ý cho trước

d, Phương trình xác đinh vị trí của 1 vật:

             

* Các bước lập phương trình:

  • Chọn  toạ độ gốc thời gian, chiều (+) của chuyển động
  • Viết phương trình:

x =  x0 ± vt

x: Vị trí của vật so với gốc tại thời điểm bất kỳ

x0 : Vị trí của vật so với gốc toạ độ tại t=0

“+”:  Chuyển động cùng chiều dương

“ – “ : Chuyển động ngược chiều dương

Hệ quả:

+Nếu hai hay nhiều vật gặp nhau:

                          x=  x2  = … = xn

+ Nếu hai vật cách nhau 1 khoảng l: sảy ra 2 trường hợp: Các nhau 1 khoảng l trước khi gặp nhau và sau khi gặp nhau: x 2 – x 1 =l

x1 – x 2 = l.

e, Vẽ sơ đồ thị chuyển động của vật:

Bước 1: Lập phương trình, xác định vị trí của vật

Bước 2 : Lập bảng biến thiên.

Bước 3: Vẽ đồ thị

Bước 4: Nhận xét đồ thị ( nếu cần)

Dạng 1: Định thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động

Bài 1: Hai ôtô chuyển động đều ngược chiều nhau từ 2 địa điểm cách nhau 150km. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì chúng gặp nhau biết rằng vận tốc xe thứ nhất là 60km/h và xe thứ 2 là 40km/h.

Giải:

Giả sử sau thời gian t(h) thì hai xe gặp nhau

Quãng đường xe 1đi được là 

Quãng đường xe 2 đi được là 

Vì 2 xe chuyển động ngược chiều nhau từ 2 vị trí cách nhau 150km

nên ta có: 60.t + 40.t = 150 => t = 1,5h

Vậy thời gian để 2 xe gặp nhau là 1h30’

Bài 2: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe thứ 2 chuyển động đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xe 2 khởi hành thì:

a. Hai xe gặp nhau

b. Hai xe cách nhau 13,5km.

Giải:

a. Giải sử sau t (h) kể từ lúc xe 2 khởi hành thì 2 xe gặp nhau:

Khi đó ta có quãng đường xe 1 đi được là:     S1 = v1(0,5 + t) = 36(0,5 +t)

Quãng đường xe 2 đi được là:                                     S2 = v2.t = 18.t

Vì quãng đường AB dài 72 km nên ta có:

36.(0,5 + t) + 18.t = 72 => t = 1(h)

Vậy sau 1h kể từ khi xe hai khởi hành thì 2 xe gặp nhau

Trường hợp 1: Hai xe chưa gặp nhau và cách nhau 13,5 km

Gọi thời gian kể từ khi xe 2 khởi hành đến khi hai xe cách nhau 13,5 km là t2

            Quãng đường xe 1 đi được là:    S1’ = v1(0,5 + t2) = 36.(0,5 + t2)

            Quãng đường xe  đi được là:    S2’ = v2t2 = 18.t2

Theo bài ra ta có: 36.(0,5 + t2) + 18.t +13,5  = 72 => t2 = 0,75(h)

Vậy sau 45’ kể từ khi xe 2 khởi hành thì hai xe cách nhau 13,5 km

Trường hợp 2: Hai xe gặp nhau sau đó cách nhau 13,5km

Vì sau 1h thì 2 xe gặp nhau nên thời gian để 2 xe cách nhau 13,5km kể từ lúc gặp nhau là t3. Khi đó ta có:

18.t3 + 36.t3 = 13,5  => t3 = 0,25 h

Vậy sau 1h15’ thì 2 xe cách nhau 13,5km sau khi đã gặp nhau.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong Chuyên đề Chuyển động cơ học - Vật Lý 8. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON