Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Sơn có đáp án bao gồm các câu hỏi dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận khái quát các kiến thức trong chương trình Sinh học 11 như: sinh trưởng và phát triển, sinh sản,.... Hy vọng đề thi sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.
Trường THPT Bắc Sơn
Họ và tên:……………….
Lớp:…………
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2019-2020
Môn: Sinh 11- Thời gian 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)
Câu 1. Đặc điểm của sinh sản bào tử?
A. tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
B. tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhơ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
C. tạo được ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước,đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
D. tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
Câu 2. ý nào không đúng khi nói về quả?
A. Quả là do bầu nhuỵ sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành.
B. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
C. Quả không hạt đều là quả đơn tính
D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
Câu 3. ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sinh trưởng và phát triển của ĐV?
A. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan và hệ cơ quan.
B. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
D. Làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể đối với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
Câu 4. Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở TV?
A. Tạo được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
B. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môI trường biến đổi.
C. Là hình thức sinh sản phổ biến.
D. Duy trì sự ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
Câu 5. Phát triển của cơ thể ĐV bao gồm:
A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá TB.
C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá TB và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá TB và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 6. Về tập tính con người khác hẳn với ĐV ở điểm nào?
A. Tập tính xã hội cao. B. Có nhiều tập tính hỗn hợp.
C. Điều chỉnh được tập tính bẩm sinh. D. Phát triển tập tính học được
Câu 7. Trong sự hình thành túi phôi ở TV có hoa bộ NST ở các TB như thế nào:
A. TB mẹ, đại bào tử mang 2n; TB đối cực, TB kèm, TB trứng, nhân cực đều mang n.
B. TB mẹ, đại bào tử, TB đối cực đều mang 2n; TB kèm, TB trứng, nhân cực đều mang n.
C. TB mẹ mang 2n; đại bào tử, TB đối cực, TB kèm, TB trứng, nhân cực đều mang n.
D. TB mẹ, đại bào tử, TB đối cực, TB kèm đều mang 2n; TB trứng, nhân cực đều mang n.
Câu 8. Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do các yếu tố nào?
A. Sự phân bố không đều, sự di chuyển của các ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng TB với ion.
B. Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng TB với ion.
C. Sự phân bố không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng TB đối với ion.
D. Sự phân bố không đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của TB.
Câu 9. Ý nào không đúng phải đặc tính của huyết áp?
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
C. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vân chuyển.
D. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
Câu 10. Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?
A. Vì để loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
B.Vì để làm tránh gió mưa làm lay cành ghép
C. Vì để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. Vì để tập trung nước và các chất khoáng nuôi cành ghép.
Câu 11. Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Vì nồng độ glucozơ trong máu tăng. B. Vì áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
C. Vì nồng độ glucozơ trong máu giảm. D.Vì áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
Câu 12. Ứng dụng tập tính nào của động vật đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?
A. Thay đổi tập tính học tập. B. Phát huy những tập tính bẩm sinh.
C. Thay đổi tập tính bẩm sinh. D. Phát triển những tập tính học được
Câu 13. Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng?
A. Vì chất trung gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau.
B. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận chất trung gian hoá học theo một chiều.
C. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều.
D. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.
Câu 14. Nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kì đồng hồ sinh học là:
A. Ánh sáng và hooc mon thực vật (phitocrom). B. Sự hút nước và thoạt nước của cây.
C. Áp suất thẩm thấu của nồng độ dịch bào. D. Sự thay đổi điện màng thông qua các ion K+, Na+.
Câu 15. Nội dung nào sau đây sai?
A. Muốn ngon cây mọc nhanh và ức chế phát triển của chồi bên, ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin và ngược lại.
B. Muốn kìm hãm sự chín của quả, ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn êtilen.
C. Muốn hạt củ, kéo dài trạng tháI ngủ nghỉ, ta xử lí hàm lượng gibêrelin cao hơn hàm lượng axit abxixic
D. Muốn cây lâu già hoá, ta xử lí hàm lượng xitokinin cao hơn axit abxixic.
Câu 16. Tôm và cua trao đổi khí với môi trường nhờ:
A. Ống khí. B. Phế nang. C. Mang. D. Dịch mô.
Câu 17. Hô hấp ngoài là:
A. Quá trình vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến TB và vận chuyển CO2 từ TB về cơ quan hô hấp.
B. Là quá trình hô hấp xảy ra tại các TB ngoài cơ quan hô hấp.
C. Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài cơ thể.
D. Là quá trình trao đổi khí được đảm nhân bởi dịch mô.
Câu 18. ở ĐV nhai lại, thức ăn được di chuyển qua 4 ngăn của dạ dày theo trình tự sau:
A. Dạ dày cỏ – dạ tổ ong – dạ lá sách – dạ múi khế.
B. Dạ dày cỏ – dạ lá sách – dạ tổ ong – dạ múi khế.
C. Dạ lá sách – dạ dày cỏ – dạ tổ ong – dạ múi khế.
D. Dạ tổ ong – dạ dày cỏ – dạ múi khế – dạ lá sách.
Câu 19. Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản:
A. Phải để chỗ kín không ai nhìn thấy. B. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối đa.
C. Nơi cất giữ phải có nhiệt độ vừa phải. D. Nơi cất giữ phải cao ráo
Câu 20. Ở TV có hạt một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có các giai đoạn theo trình tự:
A. Ra hoa- tạo quả- nảy mầm- mọc lá- sinh trưởng rễ, thân lá
B. Nảy mầm – ra lá- sinh trưởng rễ, thân, lá - ra hoa – tạo quả - quả chín.
C. Ra lá - sinh trưởng thân, rễ, lá - ra hoa – kết hạt – nảy mầm.
D. Quả chín – nảy mầm – ra lá - ra hoa – kết hạt.
Câu 21. Sự cân bằng giữa chất kích thích và chất ức chế sinh trưởng được biểu hiện lúc:
A. Phân hoá mầm hoa và tạo thành hoa. B. Quả chín và bắt đầu rụng.
C. Cây vừa đẻ nhánh xong. D. Cây tạo quả và kết hạt.
Câu 22. Tăng chuyển hoá cơ bản, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, gầy, bưới cổ, mắt lồi là triệu trứng bệnh lý của người:
A. Nhược năng tuyến yên. B. Ưu năng tuyến giáp ( cường giáp )
C. Ưu năng tuyến yên. D. Thiểu năng tuyến giáp ( nhược giáp )
Câu 23. Điều nào sau đây đúng về sự toát mồ hôi?
A. Nếu uống đủ nước thì không toát mồ hôi.
B.Toát mồ hôi chỉ xảy ra trong những ngày nóng.
C. Toát mồ hôi nguy hiểm vì gây mất nhiều ion Na+ và Cl- .
D. Toát mồ hôi giúp cơ thể điều hoà nhiệt
Câu 24. Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp là ứng dụng của loại tập tính:
A. Bẩm sinh. B. Hỗn hợp. C. Thứ sinh. D. Bắt mồi.
{-- Nội dung đề phần tự luận và đáp án của Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Sơn có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !