YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Công nghệ 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Công Phương có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo để ôn tập, chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi HK1 môn Công nghệ 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Công Phương có đáp án được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án. Hi vọng tài liệu sẽ có ích giúp các em ôn tập. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG

 

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN CÔNG NGHỆ 11

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ BÀI

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng

Câu 1: Có mấy khổ giấy chính?

A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 2:  Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2          

B. A0, A1, A2, A3

C. A3, A1, A2, A4

D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 3: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:

A. A0                         B. A1                           C. A4                           D. Amax

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Lề trái bản vẽ có kích thước 20 mm

B. Lề phải bản vẽ có kích thước 10 mm

C. Lề trên bản vẽ có kích thước 10 mm

D. Lề trái bản vẽ có kích thước 10 mm

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải

B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên

C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới

D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 6: Phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt trong góc tạo bởi:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu bằng vuông góc với nhau

B. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

C. Mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

D. Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Câu 7: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, có mấy mặt phẳng hình chiếu?

A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 8: Vị trí mặt phẳng hình chiếu đứng như thế nào so với vật thể?(phương pháp chiếu góc thứ nhất)

A. Trước vật thể

B. Trên vật thể

C. Sau vật thể

D. Dưới vật thể

Câu 9: Mặt cắt là gì?

A. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt

B. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng hình chiếu

C. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng hình chiếu

D. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm dưới mặt phẳng cắt

Câu 10: Hình cắt là gì?

A. Là hình biểu diễn mặt cắt

B. Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt

C. Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt

D. Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt

Câu 11: Có mấy loại mặt cắt:

A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 12:  Hình chiếu trục đo có mấy thông số cơ bản?

A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

II. Tự Luận (6 điểm)

u 1: Theo TCVN 8-20:2002 (ISO 128-20:1196) quy định có mấy loại nét vẽ? Trình bày ứng dụng của từng loại nét vẽ?

Câu 2: Thế nào là phép chiếu xuyên tâm? Nêu đặc điểm và ứng dụng của hình chiếu phối cảnh?

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

D

A

D

B

D

C

C

A

B

A

B

 

II. Tự Luận (6 điểm)

Câu 1

→ Theo TCVN 8-20: 2002 quy định: có 5 loại nét vẽ.

→ Ứng dụng của từng loại nét vẽ:

- Nét liền đậm: đường bao thấy, cạnh thấy.

- Nét liền mảnh: đường kích thước, đường gióng, đường gạch gạch trên mặt cắt.

- Nét lượn sóng: đường giới hạn một phần mặt cắt.

- Nét đứt mảnh: đường bao khuất, cạnh khuất.

- Nét gạch chấm mảnh: đường tâm, đường trục đối xứng.

Câu 2

→ Phép chiếu xuyên tâm: hai đường thẳng song song có thể được chiếu thành hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm à điểm đó gọi là điểm tụ, phép chiếu đó gọi là phép chiếu xuyên tâm.

→ Đặc điểm của hình chiếu phối cảnh:

- Biểu diễn các vật thể có kích thước lớn.

- Gây được ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể.

→ Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh: HCPC thường được đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ kiến trúc và xây dựng có kích thước lớn như nhà cửa, cầu đường, đê đập…

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề thi HK1 môn Công nghệ 11 năm 2020 Trường THPT Hoàng Văn Thụ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON