HỌC247 xin giới thiệu đến các em đề ôn tập HK2 môn Sinh 11 năm 2019. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !
ĐỀ ÔN TẬP HK2 MÔN SINH 11 NĂM 2018 – 2019
ĐỀ 1
Câu 1. (2.0 điểm)
a) Sắp xếp các loài động vật sau đây vào các kiểu phát triển cho phù hợp: gà, cào cào, rắn, gián.
b) Từ đó cho biết như thế nào là phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
Câu 2. (1.0 điểm)
Vì sao nói, trong sinh sản vô tính con sinh ra giống nhau và giống mẹ về mặt di truyền, còn sinh sản hữu tính tạo nên tính đa dạng cho sinh vật?
Câu 3. (1.5 điểm)
a) Nêu tên các phương pháp có thể tạo nên cây con từ những bộ phận khác nhau của thực vật như lá, thân, củ, hạt phấn, túi phôi…
b) Hình thức sinh sản này có lợi ích như thế nào đối với ngành nông nghiệp?
Câu 4. (2.0 điểm)
Trong hạt phấn của thực vật có hoa, tế bào nào trực tiếp tham gia thụ tinh? Từ đó hãy cho biết như thế nào là thụ tinh kép?
Câu 5. (1.5 điểm)
a) Sinh sản hữu tính ở động vật là gì?
b) Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật phải trải qua những giai đoạn nào?
Câu 6. (1.0 điểm)
a) Ở ong mật, cơ thể nào là kết quả của trinh sinh?
b) Hình thức sinh sản này có đặc điểm gì?
Câu 7. (1.0 điểm)
a) Trình bày nguyên tắc của kĩ thuật nhân bản vô tính?
b) Vì sao nhân bản lại thuộc sinh sản vô tính?
HẾT
ĐỀ 2
A/. PHẦN TRẮC NHIỆM. ( 7 ĐIỂM)
Câu 1/. Ở lúa (2n = 24), một tế bào trong bao phấn giảm phân để tạo ra các tiểu bào tử. Số nhiễm sắc thể trong tất cả các tiẻu bào tử là:
A. 12 B. 24
C. 36 D. 48
Câu 2/. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hình thức sinh sản vô tính?
A. Con cái giống nhau và giống dạng ban đầu.
B. Tạo ra nhiều biến dị mới.
C. Không có sự hợp nhất các giao tử đực và cái .
D. Dựa trên cơ chế phân bào nguyên phân.
Câu 3/.Sinh sản bằng hình thức nảy chồi gặp ở động vật nào :
A.Giun giẹp,bọt biển B. Ong, kiến ,rệp
C. Động vật nguyên sinh D.Ruột khoang ,bọt biển
Câu 4/. Hạt được hình thành từ:
A. Bầu nhụy
B. Bầu nhị
C. Noãn đã được thụ tinh
D. Nội nhũ
Câu 5/. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. học khôn; B. điều kiện hoá hành động; C. điều kiện hoá đáp ứng: D. học ngầm;
Câu 6/.Cua bị gãy càng ,càng mọc lại ,đây là hình thức gì:
A.Nảy chồi B.Phân mảnh C. Trinh sản D. Tái sinh bộ phận
Câu 7/. Khi di cư, chim và cá định hướng bằng cách nào:
A. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, mặt trăng, sao, địa hình;
B. Động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình; cá định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy;
C. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu;
D. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày;
Câu 8/. Hoocmôn nào dưới đây có liên quan chủ yếu đến sự biến thái từ nòng nọc thành ếch?
A. Tirôxin
B. Ơstrôgen
C. Sinh trưởng
D. Testostêrôn
Câu 9/. Kích thích sự sinh trưởng, phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nhờ Hoocmon:
A.Hooc môn sinh trưởng B. Testosteron
C.Ơstrogen ,Testosteron D. Tyroxin
Câu 10/. Thụ phấn là quá trình:
A. Hợp nhất nhân của 2 loại giao tử đực và cái
C. Vận chuyển hạt phân từ nhị đến núm nhụy
B. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhị
D. Nảy mầm của ống phấn
Câu 11/. Qủa được hình thành từ:
A. Bầu nhụy
B. Noãn đã được thụ tinh
C. Noãn không thụ tinh
D. Bầu nhị
Câu 12/.bĐộng vật nào là động vật lưỡng tính :A.Thằn lằn B. ếch nhái C.Cá D.Giun đất
Câu 13/. Ưu thế nổi bật của hình thức sinh sản hữu tính là:
A. Số lượng cá thể con được tạo ra nhiều.
B. Tạo nhiều biến dị là cơ sở cho tính đa dạng và tiềm năng thích nghi.
C. Có nhiều cá thể tham gia vào cơ chế sinh sản.
D. Cơ thể con không phụ thuộc nhiều vào cơ thể mẹ.
Câu 14/. Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm:
A. Phải qua 2 lần lột xác
C. Phải qua 3 lần lột xác
B. Con non gần giống con trưởng thành
D. Con non giống con trưởng thành
Câu 15/ .Động vật nào phát triển không qua biến thái :
A. Cào cào B.Gián C.Ruồi D. Cá sấu
Câu 16/. Ưu thế nổi trội của hình thức sinh sản vô tính là:
A. Có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau.
B. Các cá thể luôn thích nghi cao độ với môi trường sống ổn định.
C. Có sự tái tạo vật chất di truyền của giao tử đực và cái.
D. Có tính đa dạng cao.
Câu 17/. Sau thụ tinh ,nhân tam bội sẽ phát triển thành :
A. quả B.phôi C .hạt . D.nội nhũ
Câu 18/. Ơstrôgen được sinh ra ở:
A. Buồng trứng. B. Tinh hoàn
C. Tuyến yên. D. Tuyến giáp.
Câu 19/. Ở động vật và người bị còi xương, chậm lớn là do thiếu:
A. Vitamin A B. Vitamin D
C. Vitamin B D. Vitamin C
Câu 20/. Thiếu iôt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmôn nào?
A. Ecđixơn. B. Tirôxin.
C. Sinh trưởng. D. Juvenin.
Câu 21/. Ở người, dấu hiệu nào có thể liên quan tới việc tiết hoocmôn sinh trưởng quá ít ở giai đoạn chưa trưởng thành (trẻ em)?
A. Não ít nếp nhăn.
B. Trở thành người khổng lô.
C. Trở thành người bé nhỏ
D. Mất bản năng sinh dục.
B/. PHẦN TỰ LUẬN.( 3 ĐIỂM).
Câu 1. Trình bày các Hoocmon ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống (Nơi sản xuất ,tác dụng sinh lí )? (2 điểm )
Câu 2. Hãy nêu cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh sản vô tính? ứng dụng của sinh sản vô tính trong đời sống và sản xuất?(1điểm)
Câu 3 (2đ). Trình bày cấu trúc hoá học của nước. Vì sao phân tử nước phân cực?
Câu 4 (2đ). Nối mục 1 với mục 2 sao cho đúng
Nguyên liệu (Mục 1) |
|
Sản phẩm (Mục 2) |
Glucôzơ + Glucôzơ |
|
Saccarôzơ (Đường mía) |
Glucôzơ + Fructôzơ |
Lactôzơ (Đường sữa) |
|
Glucôzơ + Galactôzơ |
Mantôzơ (Mạch nha) |
Câu 5 (2đ). Hãy cho biết trong cấu trúc tế bào nhân thực những bào quan nào có cấu trúc màng đơn, màng kép?
Câu 6 (4đ). Một gen có chiều dài 0,51µm, hiệu số % giữa nuclêôtit loại A với một nuclêôtit khác không bổ sung bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có G1 = 180 nuclêôtit, A1 = 450 nuclêôtit.
a. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trong toàn bộ gen và trên từng mạch đơn.
b. Nếu gen nói trên tiến hành tự nhân đôi liên tiếp 5 đợt, tính số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp cho toàn bộ quá trình.
………..Hết………..