Đề KSCL môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Yên Lạc 2 lần 2 có đáp án với các câu hỏi trắc nghiệm sẽ khái quát các kiến thức Địa lí 11 sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 |
KỲ KSCL KHỐI 11 LẦN 2 NĂM HỌC 2019-2020 Đề thi môn: Địa Lí Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 5 trang
|
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh trong đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Rừng có cấu trúc nhiều tầng, với 3 tầng cây gỗ.
B. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
C. Phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.
D. có nhiều thực vật, động vật cận nhiệt và ôn đới.
Câu 2: Các mỏ dầu khí của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta tập trung ở
A. ven biển Nam Trung Bộ. B. chân núi Trường Sơn Nam.
C. vùng thềm lục địa Nam Bộ. D. bán bình nguyên Đông Nam Bộ.
Câu 3: Đất đồi núi tốt nhất đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là đất feralit nâu đỏ phát triển trên
A. đá mẹ badan và đá axit. B. đá vôi và đá phiến.
C. đá mẹ ba dan và đá vôi. D. đá phiến và đá axit.
Câu 4: Dựa vào bảng số liệu:
Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014
Khu vực |
Số khách du lịch đến (nghìn lượt) |
Chi tiêu của khách du lịch (triệu USD) |
Đông Á |
125 966 |
219 931 |
Đông Nam Á |
97 262 |
70 578 |
Tây Nam Á |
93 016 |
94 255 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 là
A. biểu đồ cột. B. biểu đồ miền.
C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ kết hợp (cột, đường).
Câu 5: So với Hoa Kì năm 2004, EU có
A. tỉ trọng xuất khẩu trong GDP nhỏ hơn. B. tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới nhỏ hơn.
C. GDP lớn hơn. D. dân số nhỏ hơn.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, cây cao su được trồng chủ yếu ở các vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi Tam Đảo có hướng nào sau đây?
A. Đông - tây. B. Tây bắc - đông nam.
C. Đông bắc - tây nam. D. Vòng cung.
Câu 8: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh của nhiều cường quốc là
A. nguồn dầu mỏ và vị trí địa lí mang tính chiến lược.
B. ảnh hưởng của đạo Hồi và các phần tử cực đoan.
C. tài nguyên khoáng sản và ảnh hưởng lớn của đạo Hồi.
D. nguồn dầu mỏ và sự khác biệt của các giáo phái.
Câu 9: Dựa vào biểu đồ sau đây:
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Hoa Kì năm 1990 và 2010 (%)
Nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Hoa Kì giai đoạn 1990-2010?
A. Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp-xây dựng; tăng tỉ trọng dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp; giảm tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
C. Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
D. Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ; tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng.
Câu 10: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là
A. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
B. tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển.
C. nằm trong khu vực năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
D. phát triển các ngành kinh tế, chính sách mở cửa, hội nhập và thu hút đầu tư.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉnh nào sau đây vừa có cửa khẩu đường biển vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc?
A. Hải Phòng. B. Hà Giang. C. Cao Bằng. D. Quảng Ninh.
Câu 12: Dải hội tụ chí tuyến chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta nằm giữa hai khối khí
A. bắc Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương.
B. bắc Ấn Độ Dương và chí tuyến bán cầu Nam.
C. tây Thái Bình Dương và chí tuyến bán cầu Nam.
D. chí tuyến Bán cầu Nam và bắc Ấn Độ Dương.
Câu 13: Nhận định đúng nhất về thành tựu sau năm 2000 của nền kinh tế Liên bang Nga là
A. thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài.
B. sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.
C. đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên.
D. nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam?
A. Có sự phân bậc theo độ cao.
B. Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn.
C. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
D. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Câu 15: Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng ở châu Âu?
A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.
B. Xuất bản tạp chí với nhiều thứ tiếng.
C. Tổ chức các hoạt động chính trị.
D. Các trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cơ cấu sản xuất nông - lâm - thủy sản phân theo ngành trong giai đoạn 2000 - 2007 chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng của nông nghiệp và thủy sản, giảm tỉ trọng của lâm nghiệp.
B. giảm tỉ trọng của nông, lâm nghiệp và tăng tỉ trọng của ngành thủy sản.
C. tăng tỉ trọng của nông nghiệp và lâm nghiệp, giảm tỉ trọng của thủy sản.
D. tăng tỉ trọng của ngành thủy sản và lâm nghiệp, giảm tỉ trọng của nông nghiệp.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, nước ta có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với những nước nào sau đây?
A. Phi-lip-pin, Trung Quốc. B. Lào, Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc, Lào. D. Trung Quốc, Cam-pu-chia.
Câu 18: Ý nào sau đây không đúng về sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?
A. Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
B. Sản xuất theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ.
C. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong nước.
D. Nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
Câu 19: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản trong giai đoạn 2005 - 2010.
C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản trong giai đoạn 2005 - 2010.
D. So sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010.
Câu 20: Khí hậu miền Bắc nước ta có
A. mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
B. mùa khô và mùa mưa rất rõ rệt.
C. sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa các khu vực.
D. mùa đông lạnh, mưa nhiều và mùa hạ khô nóng.
Câu 21: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm. B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa. D. cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.
Câu 22: Ở nước ta, gọi là đất feralit đỏ vàng vì đất này có
A. màu đỏ vàng. B. nhiều chất badơ dễ tan.
C. nhiều sắt. D. nhiều nhôm.
Câu 23: Giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế là đặc điểm của vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga?
A. Vùng Trung ương. B. Vùng viễn đông.
C. Vùng Trung tâm đất đen. D. Vùng U-ran.
Câu 24: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thương mại quốc tế phát triển mạnh. B. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. D. Các tổ chức liên kết kinh tế ra đời.
Câu 25: Nước công nghiệp mới là những nước đang phát triển đã trải qua quá trình
A. chuyên môn hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
B. đô thị hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp, đô thị nhất định.
C. liên hợp hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
D. công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước phát triển?
A. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều. B. Chỉ số phát triển con người cao.
C. GDP bình quân đầu người cao. D. Còn có nợ nước ngoài nhiều.
Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, năng suất lúa của nước ta năm 2007 đạt bao nhiêu tạ/ha?
A. 45,6. B. 50,2. C. 20,0. D. 49,9.
Câu 28: Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới chủ yếu do sự phát triển
A. đồng đều và sự hợp tác phát triển của các khu vực trên thế giới.
B. không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.
C. đồng đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.
D. đồng đều và sự hợp tác phát triển của các khu vực trên thế giới.
Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào sau đây có số lượng đàn trâu và bò lớn nhất?
A. Nghệ An. B. Sơn La. C. Gia Lai. D. Thanh Hóa.
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng khí hậu nào sau đây không chịu tác động của gió Tây khô nóng?
A. Vùng khí hậu Tây Nguyên. B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
Đáp án Đề KSCL môn Địa lí 11 năm 2020
Câu 1 |
D |
Câu 2 |
C |
Câu 3 |
C |
Câu 4 |
A |
Câu 5 |
C |
Câu 6 |
A |
Câu 7 |
B |
Câu 8 |
A |
Câu 9 |
A |
Câu 10 |
D |
Câu 11 |
D |
Câu 12 |
A |
Câu 13 |
C |
Câu 14 |
B |
Câu 15 |
C |
Câu 16 |
B |
Câu 17 |
D |
Câu 18 |
C |
Câu 19 |
A |
Câu 20 |
A |
Câu 21 |
B |
Câu 22 |
A |
Câu 23 |
D |
Câu 24 |
D |
Câu 25 |
D |
Câu 26 |
D |
Câu 27 |
D |
Câu 28 |
B |
Câu 29 |
A |
Câu 30 |
A |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 của Đề KSCL môn Địa lí 11 năm 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề KSCL môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Yên Lạc 2 lần 2 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !