YOMEDIA

Đê kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án

Tải về
 
NONE

Đê kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019 nằm trong bộ đề thi HK1 đề thi bao gồm các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm trong thời gian làm bài 60 phút sẽ giúp các em kiểm tra kiến thức Sinh học 11 đã học vừa lgiúp các em tăng cường khả năng uyện tập làm bài trắc nghiệm tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH

**************

ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP HỌC KÌ I

                    Môn: Sinh học 11

                    Năm học: 2019- 2020

Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1. Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận

A. thực quản, ruột non, ruột già, dạ dày.

B. dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.

C. thực quản, ruột non, dạ dày, ruột già.  

D. thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

Câu 2. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là

A. thức ăn được tiêu hoá nội bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào.

B. tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá nội bào.

C. tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản.

D. thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào.

Câu 3. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là

A. miệng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non → hậu môn.

B. miệng → thực quản → dạ dày→ ruột non → ruột già → hậu môn.                                     

C. miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → hậu môn.

D. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.

Câu 4. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất là

A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn.

B. miệng → thực quản → hầu → diều → ruột → mề → hậu môn.

C. miệng → hầu → thực quản → mề → diều → ruột → hậu môn.

D. miệng → hầu → diều → thực quản → mề → ruột → hậu môn.

Câu 5. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là

A. miệng → thực quản → diều → dạ dày → ruột → hậu môn.

B. miệng → thực quản → diều → ruột → dạ dày → hậu môn.

C. miệng → thực quản → dạ dày → diều → ruột → hậu môn.

D. miệng → diều → thực quản → dạ dày → ruột → hậu môn.

Câu 6. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 7. Đặc điểm nào không có ở thú ăn cỏ?

A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.                                      B. Ruột dài.

C. Manh tràng phát triển.                                       D. Ruột ngắn.

Câu 8. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt như thế nào?

A. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.                            B.  Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.

C. Nhai thức ăn trước khi nuốt.                               D.  Chỉ nuốt thức ăn.

Câu 9. Ở động vật nhai lại, sự  tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 10. Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

Câu 11. Vì sao mang cá xương có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn?

A. Vì mang có kích thước lớn.       

B. Vì có nhiều cung mang.

C. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.            

D. Vì mang có nhiều phiến mang và mỗi phiến mang gồm nhiều cung mang.

Câu 12. Vì sao nồng độ O2 trong không khí thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.            

B. Vì một lượng O2 đã ôxi hóa các chất trong cơ thể.    

C. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi.           

D. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.

Câu 13. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?

A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

B. Vì phổi thú có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.       

C. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.      

D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

Câu 14. Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?

A. Hô hấp bằng phổi.                                B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.                   D. Hô hấp bằng mang.

Câu 15. Vì sao nồng độ CO2  trong không khí thở ra cao hơn so với hít vào?

A. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.

B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.

C. Vì một lượng CO2 còn lưu giữ trong phế nang.

D. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.

Câu 16. Thành phần của hệ mạch gồm:

A. động mạch và mao mạch.                                   B. tĩnh mạch và mao mạch.

C. động mạch và tĩng mạch.                                    D. động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Câu 17. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn ở cá theo trật tự nào dưới đây?

A. Tim → động mạch → tĩnh mạch → tim.

B. Tim → động mạch mang → mao mạch mang → tĩnh mạch → tim.

C. Tim → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

D. Tim → tĩnh mạch → mao mạch mang → động mạch mang → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

Câu 18. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn phổi của hệ tuần hoàn kép ở thú theo trật tự nào dưới đây?

A. Tim → động mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tim.

B. Tim → động mạch phổi → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tim.

C. Tim → tĩnh mạch phổi → mao mạch phổi → động mạch phổi → tim.

D. Tim → mao mạch phổi → động mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tim.

Câu 19. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn của hệ tuần hoàn kép ở thú theo trật tự nào dưới đây?

A. Tim → động mạch chủ → tĩnh mạch chủ → tim.

B. Tim → mao mạch → động mạch chủ → tĩnh mạch chủ → tim.

C. Tim → tĩnh mạch chủ → mao mạch → động mạch chủ → tim.

D. Tim → động mạch chủ → mao mạch → tĩnh mạch chủ → tim.

Câu 20. Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Sứa, giun tròn, giun dẹp.                                    B. Giun tròn, giun dẹp, giun đốt                

C. Thân mềm, giáp xác, côn trùng.                         D. Sâu bọ, thân mềm, bạch tuột.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-31 của đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 32: Ý nghĩa của hướng trọng lực đối với cây là

A. giúp rễ cây tìm đến nguồn nước để hút nước.

B. giúp cây luôn hướng về ánh sáng để quang hợp.

C. rễ cây mọc vào đất để giữ cây và hút chất dinh dưỡng.

D. giúp cây bám vào vật cứng khi tiếp xúc.

Câu 33: Ý nghĩa của hướng sáng đối với cây là

A. giúp rễ cây tìm đến nguồn nước để hút nước.

B. giúp cây luôn hướng về ánh sáng để quang hợp.

C. rễ cây mọc vào đất để giữ cây và hút chất dinh dưỡng,

D. giúp cây bám vào vật cứng khi tiếp xúc.

Câu 34: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Câu 35: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là sự kết hợp của các kiểu ứng động nào?

A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.

B. Ứng động không sinh trưởng và ứng động tiếp xúc.

C. Ứng động sinh trưởng và hóa ứng động.

D. Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Câu 36: Sự vận động nở hoa thuộc kiểu ứng động nào?

A. Ứng động sinh trưởng.

B. Ứng động không sinh trưởng.

C. Ứng động tiếp xúc.

D. Ứng động tổn thương.

Câu 37: Ở thực vật, điểm khác nhau cơ bản giữa ứng động và hướng động là gì?

A. Tác nhân kích thích không định hướng.

B. Có sự vận động vô hướng.

C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.

D. Có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 38: Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là gì?

A. Ứng động sinh trưởng do cấu trúc kiểu hình thay đổi dưới tác động của ngoại cảnh, còn ứng động không sinh trưởng do biến đổi sức trương nước trong tế bào.

B. Ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích.

C. Ứng động sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyên hoá.

D. Ứng động sinh trưởng là quang ứng động, còn ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.

Câu 39: Cho các kiểu ứng động sau:

(1) Nhiệt ứng động.

(2) Quang ứng động.

(3) Ứng động sức trương.

(4) Ứng động tiếp xúc.

(5) Hoá ứng động.

Kiểu ứng động nào thuộc kiểu ứng động sinh trưởng?

A. (1) và (2).

B. (1) và (4).

C. (2) và (3).

D. (4) và (5).

Câu 40: Nguyên nhân nào gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm?

A. Sự thay đổi đột ngột sức trương nước của tế bào.

B. Sự thay đổi trạng thái sinh lí, sinh hoá của cây khi có kích thích theo nhịp sinh học.

C. Sự co rút của chất nguyên sinh.

D. Sự vận động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào.

Câu 41: Hệ thần kinh của giun dẹp có:

A. hạch đầu, hạch thân.                         B. hạch đầu, hạch bụng.

C. hạch đầu, hạch ngực.                        D. hạch ngực, hạch bụng.

Câu 42: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ, tuyến.

B. Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến.

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh.

D. Cơ, tuyến → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh.

Câu 43: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

B. nằm dọc theo lưng và bụng.

C. nằm dọc theo lưng.

D. được phân bố ở một số phần cơ thể.

Câu 44: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch diễn ra theo trật tự:

A. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

B. Các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng.

C. Các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào mô bì, cơ.

D. Chuổi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

Câu 45: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?

A. Tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ.

B. Tế bào cảm giác → tế bào mô bì cơ → mạng lưới thần kinh.

C. Mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ.

D. Tế bào mô bì cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác.

Câu 46: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do các tế bào thần kinh

A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Câu 47: Phản xạ phức tạp thường là

A. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.

B. phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.

C. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào tuỷ sống.

D. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não.

Câu 48: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co 1 chân) khi bị kích thích ?

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên.                 

B. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể

C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.

D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.

Câu 49: Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật nào?

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.                      

B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.

D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Câu 50: Các dạng hệ thần kinh ở động vật, có chiều hướng tiến hóa theo trình tự sau:

A. Hạch → lưới → ống.                                          B. Lưới → hạch → ống.

C. Ống → lưới → hạch.                                          D. Hạch → ống → lưới.

Câu 51: Cách đo điện  thế nghỉ trên trên tế bào thần kinh mực ống

A. đặt một điện cực sát mặt ngoài màng tế bào, và đặt một điện cực còn lại vào sát mặt trong của màng tế bào, rồi quan sát kim điện kế.

B. đặt 2 điện cực vào sát mặt ngoài màng tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống, rồi quan sát kim điện kế.

C. đặt 2 điện cực vào sát mặt trong màng tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống, rồi quan sát kim điện kế.

Câu 52: Khi đo điện thế nghỉ của tế bào thần kinh mực ống, người ta dùng thiết bị là

A. điện kế.

B. điện cực.

C. điện kế nối với hai điện cực.

D. tế bào thần kinh của mực ống.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 53-65 của đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đê kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON