Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề kiểm tra HK1 môn Toán 11 năm 2020 của Trường THPT Nguyễn An Ninh. Tài liệu bao gồm 50 bài tập trắc nghiệm hoàn thành trong 60 phút. Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN AN NINH TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN |
KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2020 – 2021 MÔN: TOÁN 11 Thời gian: 60 phút |
Câu 1. Chu kì T của hàm số \(y = \sin x + \cos x\) là:
A. \(T=2\pi\)
B. \(T=5\pi\)
C. \(T=8\pi\)
D. \(T=3\pi\)
Câu 2. Trong các dãy số \(({u_n})\) sau đây, dãy số nào là dãy giảm?
A. \({U_n} = \sqrt {{n^2} + 1} \)
B. \({U_n} = n + \dfrac{1}{n}\)
C. \({U_n} = {2^n} + 1\)
D. \({U_n} = \dfrac{1}{{n + 1}}\)
Câu 3. Cho tứ diện ABCD. Điểm M thuộc đoạn AC(M khác A, M khác C). Mặt phẳng \((\alpha)\) đi qua M song song với AB và AD. Thiết diện của \((\alpha)\) với tứ diện ABCD là hình gì?
A. Hình chữ nhật.
B. Hình bình hành.
C. Hình vuông.
D. Hình tam giác.
Câu 4. Cho tam giác ABC có G là trọng tâm, phép tịnh tiến biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’, biến điểm G thành điểm G’. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. G’ là trực tâm tam giác A’B’C’.
B. G’ là trọng tâm tam giác A’B’C’.
C. G’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’.
D. G’ là trọng tâm tam giác ABC.
Câu 5. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AD, CD< BC. Mệnh đề nào sau đây sai?
A. MN // PQ và MN = PQ.
B. MNPQ là hình bình hành.
C. MP và NQ chéo nhau.
D. MN // BD và \(MN = \dfrac{1}{2}BD\).
Câu 6. Nghiệm của phương trình \({\cos ^2}x + \sin x + 1 = 0\) là:
A. \(x = \pm \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \)
B. \(x = \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \)
C. \(x = - \dfrac{\pi }{2} + k\pi \)
D. \(x = - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \)
Câu 7. Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho 3 điểm \(I\left( {4; - 2} \right)\,,\,\,M\left( { - 3;5} \right)\,,\,M'\left( {1;1} \right)\). Phép vị tự tâm I tỷ số k, biến điểm M thành M'. Khi đó giá trị của k là:
A. \(\dfrac73\)
B. \(-\dfrac37\)
C. \(\dfrac37\)
D. \(-\dfrac73\)
Câu 8. Trong các phương trình sau, phương trình nào nhận \(x = \dfrac{\pi }{6} + k\dfrac{{2\pi }}{3}\left( {k \in Z} \right)\) làm nghiệm:
A. \(\sin 3x = \sin \left( {\dfrac{\pi }{4} - 2x} \right)\)
B. \(\cos x = \sin 2x\)
C. \(\cos 4x = - \cos 6x\)
D. \(\tan 2x = - \tan \dfrac{\pi }{4}\)
Câu 9. Nghiệm của phương trình \(2\cos 2x + 2\cos x-\sqrt 2 = 0\)
A. \(x = \pm \dfrac{\pi }{4} + k2\pi \)
B. \(x = \pm \dfrac{\pi }{4} + k\pi \)
C. \(x = \pm \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \)
D. \(x = \pm \dfrac{\pi }{3} + k\pi \)
Câu 10. Cho một cấp số cộng có \({u_1} = - 3;\,\,{u_2} = 3\). Tìm d?
A. d = 6
B. d = 8
C. d = 5
D. d = 7
Câu 11. Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số chẵn?
A. \(y = \cos x.\cot x\)
B. \(y = \dfrac{{\tan x}}{{\sin x}}\)
C. \(y = \sin 2x\)
D. \(y = x\cos x\)
Câu 12. Số điểm biểu diễn nghiệm trên đường tròn lượng giác của phương trình \({\sin ^2}x - 5\sin x.cos\,x + 2{\cos ^2}x = - 1\) là
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 13. Phương trình nào dưới đây có tập nghiệm trùng với tập nghiệm của phương trình \(\tan x = 1\)?
A. \({\cot ^2}x = 1\)
B. \(\sin x = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
C. \(\cos x = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)
D. \(\cot x = 1\)
Câu 14. Phương trình nào sau đây vô nghiệm?
A. \(3\sin x - 4\cos x = 5\)
B. \(\sin x = \cos \dfrac{\pi }{4}\)
C. \(\cos x = - 3\)
D. \(\sqrt 3 \sin 2x - \cos 2x = 2\)
Câu 15. Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2;1). Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v = (2;3)\) biến điểm M thành điểm nào trong các điểm sau ?
A. (2;0)
B. (0;2)
C. (4;4)
D. (1;3)
---Để xem tiếp nội dung câu 16 đến câu 50 và đáp án của đề thi, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra HK1 môn Toán 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn An Ninh có đáp án chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập