YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Năng Khiếu TDTT huyện Bình Chánh có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Năng Khiếu TDTT huyện Bình Chánh có đáp án các câu hỏi tự luận sẽ khái quát các kiến thức Địa lí 11 sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

  TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU TDTT H.BC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 11

Thời gian làm bài: 45 phút

                                                                     

CÂU 1 (3,0 điểm):

Anh/ chị hãy trình bày đặc điểm của ngành dịch vụ của Nhật Bản.

CÂU 2 (3,5 điểm):

Anh/ chị hãy đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á. Từ đó có thể đánh giá và kể tên những quốc gia xuất khẩu nhiều gạo trên thế giới của khu vực.

CÂU 3 (3,5 điểm):

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC

                                                                                                            (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

1985

1990

1995

2000

2001

2003

Sản lượng

11411,4

10356,4

6788,0

4988,2

4712,8

4596,2

 

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm.  

(1,5 điểm)

b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm. (2,0 điểm)

---Hết---

 

Họ và tên HS: ……………………………………..Số báo danh: ………..Lớp:…….

Đáp án Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí 11 năm 2020

Câu

Nội dung

Thang điểm

1

 Anh/ chị hãy trình bày đặc điểm của ngành dịch vụ của Nhật Bản.

3,0

- Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP  (năm 2004).

- Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn.

- Nhật Bản dứng thứ 4 thế giới về thương mại (sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc).

- Bạn hàng của Nhật Bản gồm các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục.

Ví dụ: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, …

- Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng hàng thứ 3 thế giới.

- Các hải càng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô- ki-ô, Ô-xa-ca.

- Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

0,5

0,25

 

0,5

 

0,5

0,25

0,5

 

0,25

 

0,25

2

Anh/ chị hãy đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á. Từ đó có thể đánh giá và kể tên những quốc gia xuất khẩu nhiều gạo trên thế giới của khu vực.

3,5

* Thuận lợi

- Khí hậu nóng ẩm, đất trồng phong phú. Ví dụ: đất đỏ, phù sa; mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- 10/11 quốc gia trong Đông Nam Á có lợi thế về biển (trừ Lào), thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.

- Đông Nam Á nằm trong khu vực vành đai sinh khoáng nên có nhiều khoáng sản.

- Vùng thềm lục địa nhiều dầu mỏ, là nguyên liệu cho phát triển kinh tế.

- Đông Nam Á có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.

* Khó khăn:

- Tài nguyên rừng đang có xu hướng bị thu hẹp. Do khai thác không hợp lý.

- Đông Nam Á nằm sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”, lại là nơi có nhiều áp thấp nên ảnh hưởng bởi thiên tai.

Ví dụ: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,…

* Biện pháp:

- Khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý.

- Phòng chống thiên tai phù hợp với điều kiện và thực tế của mỗi quốc gia.

* Đánh giá chung:

- Khu vực ĐNA có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Khu vực Đông Nam Á có 2 quốc gia xuất khẩu gạo trong tốp 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất Thế giới là Thái Lan và Việt Nam.

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

0,5

 

0,25

 

0,25

 

 

0,5

0,5

 

0,25

 

0,25

3

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm.

1,5

Vẽ đúng dạng biểu đồ cột, đảm bảo tính thẩm mĩ và có đầy đủ các yếu tố: Tên biểu đồ, số liệu trên biểu đồ, chia trục đơn vị, chia khoảng cách năm hợp lí, chú thích,…

Lưu ý: Thiếu mỗi nội dung trừ 0,25 điểm.

1,5

b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm.

2,0

Nhận xét:

- Sản lượng cá khai thác có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn từ 1985-2003;

Từ 11411,4 nghìn tấn (năm 1985) xuống còn 4596,2 nghìn tấn (năm 2003), giảm hơn 2 lần.

Giải thích:

- Nguyên nhân: Sự phân chia vùng biển theo Công ước về Luật biển năm 1982 đã được nhiều nước tham gia.

- Mặt khác, việc thực hiện về việc cấm đánh bắt cá voi,… đã làm sản lượng đánh bắt cá của Nhật Bản bị giảm sút.

 

0, 5

 

0,5

 

 

0,5

0,5

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra HK2 môn Địa lí 11 năm 2020 - Trường THPT Năng Khiếu TDTT huyện Bình Chánh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON