YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết chương I môn Sinh lớp 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa HK1 môn Sinh lớp 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Ngô Gia Tự do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI GIỮA KÌ I

MÔN THI:  SINH HỌC 11

Năm học 2018 - 2019

Thời gian làm bài: 45 phút

 

I-TRẮC NGHIỆM:Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: (7 điểm)

Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?

A. Mép (Vách)trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.

B. Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.

C. Mép (Vách)trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.

D. Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.

Câu 2: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng?

A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat (đường glucôzơ) và giải phóng O2 từ chất vô cơ (CO2 và H2O).

B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và H2O).

C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và H2O).

D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước).

Câu 3: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm:

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.                              B. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg.

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.                             D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

Câu 4: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là:

A. Chỉ đóng vào giữa trưa.                                   B. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.

C. Chỉ mở ra khi hoàng hôn.                               D. Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày.

Câu 5: Sự giống nhau về bản chất giữa con đường CAM và con đường C4 là:

A. chất nhận CO2 là PEP.

B. sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA, axit malic; chất nhận CO2 là PEP; gồm chu trình C4 và chu trình CanVin

C. sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA, axit malic

D. gồm chu trình C4 và chu trình CanVin

Câu 6: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là:

 

                                 Năng lượng ánh sáng

A. 6CO2 + 6 H2O    →→   →   →   →   →   →  C6H12O6 + 6 O2 + 6H2

                                        Hệ sắc tố

                                     Năng lượng ánh sáng

B. 6CO2 + 12 H2O    →→   →   →   →   →   → C6H12O6 + 6 O2

                                             Hệ sắc tố

                                   Năng lượng ánh sáng

C. 6CO2 + 12 H2O  →→   →   →   →   →   →  C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O

                                          Hệ sắc tố

                       Năng lượng ánh sáng

D. CO2 + H2O →→   →   →   →   →   →  C6H12O6 + O2 + H2O

                          Hệ sắc tố

Câu 7: Vì sao lá cây có màu xanh lục?

A. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 8: Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là:

A. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.                       B. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

C. Lúa, khoai, sắn, đậu.                                        D. Rau dền, kê, các loại rau.

Câu 9: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá xuống rễ và đến các cơ quan khác là:

A. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt quả,...).

B. Lực đẩy của cây và lực hút của trái đất.

C. Lực đẩy của cây và lực liên kết tạo nên.

D. Lực hút và lực liên kết tạo nên.

Câu 10: Oxy thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

A. Trong quá trình quang phân ly nước             B. Trong quá trình thủy phân nước.

C. Tham gia truyền electron cho các chất khác.         D. Trong giai đoạn cố định CO2.

Câu 11: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Sống ở vùng nhiệt đới.

B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.

D. Sống ở vùng sa mạc.

Câu 12: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

A. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 13: Lực nào sau đây đóng vao trò chính giúp cây có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng từ rễ lên ngọn cao tới hàng chục mét.

A. Thoát hơi nước của lá.

B. Liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch.

C. Áp suất thẩm thấu của rễ.

D. Thoát hơi nước của lá, áp suất thẩm thấu của rễ và lực liên kết các phân tử nước với nhau và với thành mạch.

Câu 14: Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:

A. AM (axit malic).                                               B. AlPG (anđêhit photphoglixêric).

C. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).              D. APG (axit phốtphoglixêric).

Câu 15: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?

A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.                                      

B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.                  

C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.    

D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

Câu 16: Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là:

A. Rễ                               B. Rễ, thân, lá.               C. Thân                           D.

Câu 17: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:

A. Cố định CO2 →  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) khử APG thành ALPG.

B. Khử APG thành ALPG cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).

C. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)

D. Khử APG thành ALPG tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) cố định CO2.

Câu 18: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào

A. Cung cấp năng lượng                                       B. Hoạt động trao đổi chất

C. Chênh lệch nồng độ ion                                  D. Hoạt động thẩm thấu

Câu 19: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

A. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.

C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

D. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng.

Câu 20: Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn?

A. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.

B. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.

C. Sự phóng điên trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.

D. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng vớ quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai?

I. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.

II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu.

III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất

IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây

A. III, IV                          B. III                                C. II                                 D. I, III

Câu 22: Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3 ?

A. Năng suất cao hơn.

B. Cường độ quang hợp cao hơn.

C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.

D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường.

Câu 23: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

I. Năng lượng là ATP

II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất

III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi

IV. Enzim hoạt tải (chất mang)

A. I, IV                            B. I, III, IV                       C. I, II, IV                        D. II, IV

Câu 24: Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:

A. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.

B. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.

C. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.

D. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.

Câu 25: Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật:

I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp thụ)

II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất.

III. Lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.

IV. Nhờ có enzym nitrôgenara, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3

V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ ở dạng amoni hoặc nitrat và nitơ hữu cơ nhờ vi sinh vật

A. I, II, III, IV.                 B. II. IV, V.                     C. II, III, V.                     D. I, III, IV, V.

Câu 26: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?

A. Diệp lục a. b                                                      B. Diệp lục b

C. Diệp lục a, b và carôtenôit.                            D. Diệp lục a

Câu 27: Điền thuật ngữ phù hợp vào câu sau đây:

Nitơ tham gia (1)............ các quá trình trao đổi chất trong (2)............ thông qua hoạt động (3)........., cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phần tử (4)........... trong tế bào chất.

I. Điều tiết                         II. Cơ thể thực vật                 III. Xúc tác.                IV. Prôtêin

Tổ hợp đáp án chọn đúng là:

A. 1-I, 2-II, 3-III, 4-IV   B. 1-I, 2-IV, 3-III, 4-II   C. 1-IV, 2-III, 3-I, 4-II   D. 1-II, 2-I, 3-III, 4-IV

Câu 28: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).

B. Quá trình quang phân li nước.

C. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.

D. Quá trình khử CO

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Sinh lớp 11 năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON