YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Phước Nguyên

Tải về
 
NONE

HOC247 chia sẻ đến các em đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 6 của Trường THCS Phước Nguyênđề cương bao gồm các kiến thức tổng hợp nội dung của ba phần Tiếng việt, Làm văn và Văn bản cũng như các câu hỏi bài tập tham khảo, giúp các em củng cố kiến thức đã học hiệu quả. Hãy chăm chỉ để có một kết quả tốt nhé. Chúc các em thành công!

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6

NĂM HỌC 2018 - 2019

A.  PHẦN VĂN BẢN:

 

I. CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN:

Stt

Tên truyện

Tác giả

Thể loại

Xuất xứ

PTBĐ chính

N.vật chính

Nội dung

Nghệ thuật

1

 

Bài học đường đời đầu tiên

 

 

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Trích chương I, truyện

“Dế Mèn phiêu lưu kí”

 

Tự sự

 

Dế Mèn

- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình kiêu căng xốc nổi.

- Do bày trò trêu chọc Chị Cốc nên đã gây ra cái chết cho Dế Choắt, Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động; cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn; ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

2

Sông nước Cà Mau

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Trích chương 18, truyện “Đất rừng phương Nam”

Miêu tả

 

 

 

- Sông nước Cà Mau mang vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, hoang dã và đầy sức sống.

- Cảnh chợ Năm Căn ồn ào, đông vui, tấp nập, trù phú và độc đáo.

Nghệ thuật miêu tả vừa bao quát, nêu được ấn tượng chung nổi bật; vừa cụ thể, chi tiết, sinh động.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Trích từ tập truyện ngắn “Con dế ma”.

Tự sự

Kiều Phương và anh trai

Tài năng, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của Kiều Phương đã giúp cho người anh trai nhận ra phần hạn chế của mình.

Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

4

Vượt thác

Võ Quảng

Truyện dài

Trích từ chương 11 của truyện “Quê nội”

Miêu tả

Dượng Hương Thư

- Miêu tả sinh động cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn.

- Thể hiện vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn.

Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.

5

Buổi học cuối cùng

An-phông-xơ Đô-đê

(Pháp)

Truyện ngắn

Chuyện của một em bé người An-dát

Tự sự

Phrăng

Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của cậu học trò Phrăng.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng.

 

II. CÁC TÁC PHẨM THƠ:

Stt

Tên bài

Tác giả

Thể thơ 

Nội dung- ý nghĩa

Nghệ thuật

1

 

Đêm nay Bác không ngủ

 

Minh Huệ

 

 

 

Thơ 5 chữ

 

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.

Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.

2

Lượm

Tố Hữu

Thơ 4 chữ

 

Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, tinh nghịch vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Thể thơ 4 chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

 

III. VĂN BẢN NHẬT DỤNG: (Trừ văn bản đọc thêm)

Stt

Tên bài

Tác giả

Thể loại

Nội dung - ý nghĩa

Nghệ thuật

1

 

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

 

Xi-át-tơn

 

Thư

 

      Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa cho toàn nhân loại : Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo và bảo vệ môi trường thiên nhiên như bảo vệ mạng sông của chính mình.

       Giọng văn đầy sức truyền cảm, sử dụng phép so sánh, nhân hóa, diệp ngữ phong phú, đa dạng.

2

Cô Tô

Nguyễn Tuân

 

Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú, cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và nét sinh hoạt của người dân trên đảo.

Ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.

3

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Cây tre – người bạn thân của nhân dân Việt Nam, anh hùng trong chiến đấu, lao động. Biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam.

Nhiều chi tiết, hình ảnh mang tính chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu.

 

B. PHẦN TIẾNG VIỆT:

I. TỪ LOẠI: Phó từ

Khái niệm

Phân loại

Đứng trước ĐT, TT

Đứng sau ĐT, TT

      Là những từ chuyên đi kèm ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.

- Chỉ quan hệ thời gian

- Chỉ mức độ

- Chỉ sự tiếp diễn tương tự

- Chỉ sự phủ định

- Chỉ sự cấu khiến

- Chỉ mức độ

- Chỉ khả năng

- Chỉ kết quả và hướng

 

II. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ:

Kiến thức

Định nghĩa

Phân loại

 

So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 Có 2 kiểu so sánh:

      - So sánh không ngang bằng

      - So sánh ngang bằng.   

 

 

 

 

Nhân hóa

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,…trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người

Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

     Vd:  Chị Cốc lò dò đến hang tôi.

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

    Vd: Chú chó đang chơi đá banh rất hăng.

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

     Vd :  Trâu ơi, ta bảo trâu này      

 

Ẩn dụ

  Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có 4 kiểu ẩn dụ: - Ẩn dụ hình thức

                            - Ẩn dụ cách thức

                            - Ẩn dụ phẩm chất

                            - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

 

Hoán dụ

  Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:

         - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

         - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

         - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

         - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

 

      -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 6 của trường THCS Phước Nguyên . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON