YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2018-2019

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2018-2019. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 11 HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2018-2019

 

*** TỰ LUẬN

Câu 1. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng gồm có mấy đặc trưng cơ bản? Nước ta đã đạt được những đặc trưng nào? Lấy ví dụ cụ thể?

Câu  2. Vì sao nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần? Việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa gì với sự  phát triển kinh tế nước nhà?

Câu 3. Trình bày nội dung mối quan hệ cung cầu? Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa cần vận dụng mối quan hệ này như thế nào?

Câu 4. Trình bày khái niệm, tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Em đã và sẽ phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Câu 5: 

Bài tập tình huống:

Nói về vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước, Hưng và Việt tranh luận:

Hưng: “Khi nói về thành phần kinh tế Nhà nước, tớ được biết Thành phần kinh tế này giữ vai trò là cầu nối để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên CNXH, như vậy nó có vai trò chủ đạo trong nền kinhh tế phải không?”

Việt: “Theo tớ thì không phải như vậy, thành phần kinh tế này là hình thức hợp tác với tư bản nước ngoài.”

Câu hỏi:

a. Em có đồng ý với ý kiến của Hưng và Việt hay không? Vì sao?

b. Nếu em là Việt thì em giải thích như thế nào? 

Câu 6: Mua bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em và xã hội. Quan điểm ” Sức khỏe tốt mà mua bảo hiểm y tế là lỗ” đúng hay sai? Vì sao?

Câu 7: Bài tập tình huống:

Giả sử điều tra sơ bộ về cầu  lượng nước ngọt trong dịp tết nguyên đán 2016 là 30 triệu chai, trong đó Cocacola cung cấp 12 triệu chai, Tribeco nội cung cấp 10 triệu chai. Các công ty nước ngọt khác cung cấp 14 triệu chai.

Câu hỏi:

Theo em thông tin trên phản ánh điều gì?

Nếu là nhà sản xuất trong trường hợp trên em sẽ  làm gì?

Câu 8. Khái niệm cung, cầu .

Câu 9. Nội dung mối quan hệ cung cầu. Phân tích biểu hiện mối quan hệ cung cầu, Liên hệ với thực tế?

Câu 10. Vận dụng quy luật cung, cầu đối với nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng

Câu 11. Khái niệm  CNH, HĐH. Tại sao nước ta CNH phải gắn liền với HĐH?

Câu 12. Trình bày tính tất yếu  khách quan và tác dụng  của CNH, HĐH đất nước?

Câu 13. Trình bày nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta?

Câu 14. Là công dân, bản thân em cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Câu 15. Khái niệm thành phần kinh tế. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?

Câu 16. Trình bày khái niệm, cơ cấu bao gồm và vai trò của các thành phần kinh tế ở nước ta?

Câu 17. Phân biệt sự khác nhau giữa các thành phần kinh tế. Nhận biết các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay?

Câu 18. Trách nhiệm CD, trách nhiệm học sinh trong thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 19. Hiểu và vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống cụ thể về cung cầu, CNH, HĐH và các thành phần kinh tế ở nước ta.

 

***TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây ?

A. Kinh tế tư nhân.                                                  B. Kinh tế nhà nước.

C. Kinh tế tập thể.                                                    D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 2: Nòng cốt của nền kinh tế tập thể là gì?

A. Doanh nghiệp tư nhân.                                      B. Công ty cổ phần.

C. Hợp tác xã.                                                           D. Cửa hàng kinh doanh.

Câu 3: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào dưới đây?

A. Tạo ra một thị trường sôi động.

B. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển.

C. Làm cho các mối quan hệ kinh tế- xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

D. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu 4: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên

A. một việc làm nhất định

B. các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau.

C. một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

D. các hình thức trao đổi, kinh doanh khác nhau.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?

A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

B. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới.

C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Câu 6: Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện là gì?

A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.

B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập.

D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa.

Câu 7: Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế tập thể.                                                   B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế nhà nước.                                               D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 8: Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề?

A. Kinh tế tập thể.                                                   B. Kinh tế tư bản nhà nước.

C. Kinh tế nhà nước.                                               D. Kinh tế tư nhân.

Câu 9: Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Y chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, vậy thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Kinh tế tập thể.                                                   B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế nhà nước.                                               D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 10: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ?

A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.

C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

D. Làm thay đổi bộ mặt đất nước.

Câu 11: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần

A. phát triển kinh tế thị trường.                                         B. phát triển kinh tế tri thức.

C. phát triển thể chất cho người lao động.                       D. tăng số lượng người lao động.

Câu 12: Để xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần

A. phát triển các vùng kinh tế.                                          B. thực hiện chính sách kinh tế mới.

C. phát triển kinh tế thị trường.                                         D. thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 13: Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động nào dưới đây?

A. hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội.                        B. hoạt động nghiên cứu khoa học.

C. hoạt động chính trị - xã hội.                                                  D. hoạt động văn hóa – xã hội.

Câu 14: Phương án nào dưới đây xác định đúng trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ?

A. Phê phán, đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

B. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất.

C. Sẵn sàng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng tất cả khả năng của bản thân.

D. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa.

Câu 15: Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấy tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp hóa.              B. Hiện đại hóa.                 

C. Tự động hóa.                    D. Tri thức hóa.

Câu 16: Trong nông nghiệp, việc chuyển từ hình tức lao động “con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay?

A. Hiện đại hóa.                   B. Nông thôn hóa.   

C. Công nghiệp hóa.          D. Tự động hóa.

Câu 17: Mục đích của công nghiệp hóa là

A. tạo ra năng suất lao động cao hơn.                              B. tạo ra một thị trường sôi động.

C. tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động.               D. xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại.

Câu 18: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?

A. Thu hẹp sản xuất.                                                           B. Mở rộng sản xuất.

C. Giữ nguyên quy mô sản xuất.                                        D. Tái cơ cấu sản xuất.

Câu 19: Giả sử cung về ô tô trên thị trường là 50.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc, giá cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ có xu hướng

A. giảm.                      B. tăng.                                  C. tăng mạnh.                        D. ổn định.

Câu 20: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?

A. Do cung = cầu.                                                                            B. Do cung > cầu.                

C. Do cung < cầu.                                                                            D. Do cung, cầu rối loại.

Câu 21: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?

A. Giá vật liệu xây dựng tăng.                                                       B. Giá vật liệu xây dựng giảm.

C. Giá cả ổn định.                                                                            D. Thị trường bão hòa.

Câu 22: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa ?

A. Cung = cầu.          B. Cung > cầu.                                  C. Cung < cầu.           D. Cung ≤ cầu

Câu 23: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?

A. Cung tăng, cầu giảm.                                          B. Cung giảm, cầu tăng.

C. Cung tăng, cầu tăng.                                           D. Cung giảm, cầu giảm.

Câu 24: Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?

A. Cung tăng, cầu giảm.                                          B. Cung giảm, cầu tăng

C. Cung tăng, cầu tăng.                                           D. Cung giảm, cầu giảm

Câu 25: Khi cầu về mặt hàng X  giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo?

A. Cạnh tranh.           B. Giá trị.                  C. Giá trị sử dụng                             D. Giá cả.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 11 năm 2018-2019, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON