YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Vũ Bảo

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Vũ Bảo gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VŨ BẢO

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 150 phút

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (2,0 điểm)

a. Sự phân hóa khác nhau giữa xương tay với xương chân thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động như thế nào ?

b. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi máu được lấy ra khỏi mạch và trộn đều với chất chống đông trong ống nghiệm rồi để lắng đọng tự nhiên trong 3 - 4 giờ.

Câu 2. (3,0 điểm)

a. Giải thích nhận định sau: Dù răng và dạ dày có nghiền nát thức ăn nhỏ đi đến mức nào chăng nữa thì cơ thể vẫn chết đói nếu tuyến tiêu hóa không hoạt động.

b. Trong giờ học môn Thể dục do vận động nhiều nên một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau: Nhịp thở nhanh hơn; mồ hôi ra nhiều và khát nước; khi uống nước không nhịn thở nên bị sặc nước. Bằng các kiến thức đã học hãy giải thích các hiện tượng trên?

Câu 3. (3,0 điểm)

a. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?

b. Có quan niệm cho rằng: “ Tiêm văc xin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh cho cơ thể nhanh khỏi bệnh” điều đó có đúng không? Vì sao?

c. Hãy mô tả đường đi của máu từ đầu tới tay phải?

Câu 4. (2,5 điểm)

a. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ ruột non là nơi diễn ra quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng ?

b. Đường về nhà bạn Hoa phải đi qua một cây cầu khỉ (cầu khỉ là một cây nhỏ bắc ngang sông, rạch). Hôm nay, cả lớp về nhà thăm bạn Hoa bị ốm, khi đi gần đến cây cầu, bạn lớp trưởng nói với cả lớp: “Nếu các bạn không quá chú ý lo sợ bị ngã thì có thể đi nhanh qua cầu một cách dễ dàng. Ngược lại, nếu các bạn quá lo sợ bị ngã thì không thể đi qua cầu được ”. Theo em, bạn lớp trưởng nói vậy đúng hay sai, tại sao?  

Câu 5. (1,5 điểm)

a. Hãy nêu quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ?

b. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái ? Cách phòng tránh các bệnh đó.

Câu 6. (2,0 điểm)

Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tủy trên ếch hủy não. Các thí nghiệm sau sẽ có  kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó.

Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl nồng độ cao vào chi sau bên trái.

Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl nồng độ cao vào chi sau bên phải.

Câu 7. (3,0 điểm)

a. Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Ở tuổi các em, trong học tập và sinh hoạt cần chú ý những gì để mắt không bị cận thị?

b. Vào ban đêm, khi ánh sáng yếu vì sao ta không nhìn rõ màu sắc của vật ?

Câu 8. (3,0 điểm)

a. Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. Tính chu kỳ (nhịp tim) và lưu lượng khí oxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút. Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml khí oxi.

b. Để tìm hiểu vai trò của Enzim trong nước bọt người ta làm thí nghiệm như sau:

Lấy ba ống nghiệm có dung tích như nhau:

- Ống A: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước lã.

- Ống B: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước bọt.

- Ống C: Cho vào 2ml dung dịch hồ tinh bột chín, loãng + 2ml nước bọt + vài giọt HCl 2%.

Cả 3 ống đều được đặt vào trong nước ấm (với thời gian đủ để tinh bột biến đổi thành đường).

Theo em:

+ Trong ống nào hồ tinh bột hồ bột sẽ được biến đổi và ống nào không?

+ Để nhận biết được ống hồ tinh bột đã biến đổi người ta làm như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1 (2.0 điểm)

a

- Đứng thẳng  →  chi dưới đảm nhiệm toàn bộ chức năng nâng đỡ  cơ thể và di chuyển, chi trên được giải phóng  thích nghi với chức năng mới: Cầm nắm công cụ lao động

- Đứng thẳng và LĐ  →  Sự phân hóa đến sự phân hóa X chi trên và X chi dưới:

 + Xương chi trên: Nhỏ, đốt ngón dài, các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện được với các ngón khác → thích nghi với việc cầm nắm công cụ và thực hiện các động tác lao động phức tạp

 + Xương chi dưới: To khỏe, các khớp không linh hoạt bằng chi trên nhưng chắc chắn  → thích nghi với chức năng nâng đỡ sức nặng toàn cơ thể và giúp cơ thể di chuyển

0.5

 

 

 

0.5

 

0.5

b

Các tế bào máu sẽ lắng xuống dưới, Huyết tương sẽ nổi lên trên

0.5

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2,5 điểm) Nêu rõ vai trò của các loại khớp, cho ví dụ. Vì sao buổi sáng cơ thể người lại cao hơn buổi tối ?

Câu 2. (2,5 điểm)

1. Trong hệ mạch huyết áp ở đâu là thấp nhất ? Cao nhất ? Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch ?

2. Suy hô hấp là gì ? Nguyên nhân gây ra suy ho hấp ? Bệnh nhân bị suy hô hấp các hệ cơ quan khác có bị ảnh hưởng như thế nào ?

Câu 3. (2,5 điểm)

1. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?

2. Vacxin là gì ? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vacxin ?

Câu 4. (2,25 điểm) Một người bình thường, hô hấp thường 18 nhịp/phút, người này hô hấp sâu là 12 nhịp/phút, biết rằng mỗi nhịp của hô hấp thường cần 400 ml không khí/phút; người hô hấp sâu cần 600 ml/phút.

1. Hãy tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích và hữu ích tới phế nang, cho biết khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml.

2. Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.

Câu 5. (2,0 điểm) Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích câu ca dao:

                                                         "Ăn no chớ có chạy đầu,

                                                Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền".

Câu 6. (2,5 điểm)

1.  Nêu các bước hình thành được phản xạ: Vỗ tay cá nổi lên mặt nước.

2. Để nhớ bài lâu em phải học như thế nào ?

Câu 7. (1,5 điểm) Hãy giải thích tại sao: Ăn vặt nhiều lại không tốt; không nên đọc sách, báo khi ngồi trên tàu, xe đang di chuyển; có người khổng lồ, có người tí hon.

Câu 8. (2,25 điểm) Một nữ sinh lớp 8 trong một ngày có nhu cầu về năng lượng là 2234 kcal. Biết tỉ lệ thành phần từng loại thức ăn là: Gluxit = 5 Prôtêin = 20 Lipít.

1. Hãy tính khối lượng từng loại thức ăn cần dùng.

2. Tính thể tích khí oxi cần dùng để oxi hoá hoàn toàn lượng thức ăn trên.

Câu 9. (2,0 điểm) Có hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Ngâm một xương đùi ếch trưởng thành trong dung dịch HCl 10% với thời gian 10 đến 15 phút.

Thí nghiệm 2: Đốt một xương đùi ếch trên ngon lửa đèn cồn đến khi không còn khói bay lên. Hãy xác định kết quả trong hai thí nghiệm trên ? Từ đó em hãy rút ra kết luận ?

ĐÁP ÁN

 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1 (2,5 điểm)

 

Vai trò của các loại khớp:

- Khớp bất động: Giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan bên trong hoặc nâng đỡ.

Ví dụ: Khớp ở hộp sọ bảo vệ não, khớp ở xương chậu giúp nâng đỡ cơ thể.

0,25

 

 

0,25

- Khớp bán động: Giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.

Ví dụ: Khớp ở các đốt của cột sống.

0,25

 

0,25

- Khớp động: Giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động và hoạt động phức tạp.

Ví dụ: Khớp ở cổ tay và chân.

0,25

 

0,25

- Giữa các khớp nối nhau có các mô sụn. Đêm ngủ cơ thể ở trạng thái nằm thư giãn, tầng sụn không bị dồn nén nên được lới lỏng khoảng cách, hút vào đó một lượng dịch nước mô tương đối nhiều. Do có khả năng đàn hồi đôi chút nên lớp sụn dày lên làm cho các xương nối nhau vô tình dày ra. Còn cả ngày lao động, cơ thể bị dồn nén từ đầu đến chân. Các tầng sụn bị sức ép nặng làm cho co ngắn lại, dẫn đến là chiều cao cơ thể rút ngắn đi.

 

1,0

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Thực chất sự tạo thành nước tiểu là gì? Tại sao nước tiểu được hình thành liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định?

Câu 2

a) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

b) Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?

c) Tại sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?

Câu 3  Khi vận động nhiều , một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau :

- Nhịp thở nhanh hơn .

-  Ra mồ hôi nhiều và khát nước.

-  Đùa nghịch khi uống nước nên bị sặc .

Hãy giải thích các hiện tượng trên ?

Câu 4

1. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân?

   2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

(Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B)

Câu 5   Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?

Câu 6

a/ Em hiểu như thế nào về  chứng xơ vữa động mạch?

b/ Khi đội kèn của xã tập luyện, cu Tít mang mơ ra ăn thì bị bố mắng vì đội kèn không thể tập được. Điều đó có đúng không? Vì sao.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

  • Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận:

- Máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hũa tan cú kớch thước nhỏ qua lỗ lộc

(30 - 40 A0) trên vách mao mạch và nang cầu thận, các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả tạo thành nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết ( các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- ...) ; quá trình bài tiết tiếp cỏc chất độc và các chất không cần thiết khác ( Axit uric, creatin, các chất thuốc, ion H+, K+ ...). Kết quả tạo nên nước tiểu chính thức   

----> Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ dồn xướng bóng đái, theo ống đái ra ngoài

  • Thực chất sự tạo thành nước tiểu là sự lọc máu                
  • Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định:     

Có sự khác nhau đó là do:

- Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục

 

- Nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200 ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vùng bóng đái mở ra phối hợp với sự co của cơ bụng giúp thải nước tiểu ra

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Sau khi mắc bệnh sởi  người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là những loại miễm dịch nào? Vì sao?

Câu 2:

Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú?

Câu 3:

Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:

1. Số lần mạch đập trong một phút?

2. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?

3. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

Câu 4:

a. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi

1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường

b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Đó là miễn  dịch nhân tạo thụ động

             Vì: khi tiêm là đưa vào cơ thể độc tố của vi khuẩn lao nhưng đã được làm yếu không có khả năng gây hại. Nó kích thích cho tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể ,kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễm dịch với bệnh lao .

- Sau khi  mắc bệnh sởi  người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là  loại miễn dịch tập nhiễm.

             Vì: vi khuẩn gây bệnh sởi khi vào cơ thể đã tiết ra độc tố . Độc tố là kháng nguyên kích thích tế bào bạch cầu sản xuất kháng thể  chống lại. Cơ thể sau khi khỏi bệnh thì kháng thể đó có sẵn trong máu giúp cơ thể miển dịch với bệnh sởi. 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (1.5 điểm)

         Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ?

Câu 2 (2.0 điểm)

         1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .

         2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.

Câu 3 (1.5 điểm)

         1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?

         2 Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?

Câu 4 (1.5 điểm)

         1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.

         2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích

Câu 5 (1.5 điểm)

         1- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.

a- Tinh bột à Mantôzơ                                             b- Mantôzơ à Glucôzơ

c- Prôtêin chuỗi dài à Prôtêin chuỗi ngắn               d- Lipit à Glyxêrin và axit béo .

         Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa .

         2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Câu 6 (2.0 điểm)

          1-  Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

         2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

1

* Giống nhau:

- Đều có màng

- Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm

- Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.

* Khác nhau:

Tế bào thực vật

Tế bào động vật

- Có mạng xelulôzơ

- Có diệp lục

 

-  Không có trung thể

- Có không bào lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật.

- Không có mạng xelulôzơ

- Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)

- Có trung thể.

- Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .

 

0,5

 

 

 

 

 

0,5

0,5

 

 

 

 

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Vũ Bảo. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF