YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Tân Hòa có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Tân Hòa có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

 

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

TÂN HÒA

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4,5 điểm):

          Phân tích những đặc điểm chứng minh bộ xương người thích nghi với lao động và đi đứng thẳng? Nêu các biện pháp vệ sinh hệ vận động?

 Câu 2 (4,25 điểm):

          Hồng cầu có những đặc điểm gì để phù hợp với chức năng mà nó đảm nhận? Sự phân loại các nhóm máu được căn cứ vào những yếu tố nào, giải thích?

 Câu 3 (3,0 điểm):

          Thế nào là hô hấp trong, quá trình đó diễn ra như thế nào?

 Câu 4 (3,75 điểm):

          Tại sao nói "Nhai kỹ lại no lâu", bằng kiến thức sinh học hãy giải thích câu nói đó? Kể tên những chức năng cơ bản của gan?

 Câu 5 (4,5 điểm):

          a. Thế nào là tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết, cho ví dụ?

          b. Điểm khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, cho ví dụ?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú. Tổ tiên loài người chuyển từ lối sống trên cây xuống mặt đất, dáng đứng thẳng có mầm mống từ lối sống trên cây được củng cố giúp phát hiện kẻ thù từ xa.

- Sự củng cố dáng đi, đứng thẳng kéo theo những biến đổi hình thái của cột sống, lồng ngực và xương chậu, đồng thời hai chi trước được giải phóng khỏi chức năng di chuyển để thực hiện chức năng cầm nắm dụng cụ lao động.

- Quá trình lao động thúc đẩy sự biến đổi hình thái mạnh mẽ dẫn tới những khác biệt lớn về bộ xương và hệ cơ.

+ Những biến đổi ở xương đầu: Hộp sọ phát triển chứa não với thể tích lớn, sọ lớn hơn mặt, trán rô, không có gờ mày trên hốc mắt, xương hàm nhỏ, hình thành lồi cằm nơi bám cơ vận động lưỡi, góc quai hàm bé, răng bớt thô, răng nanh ít phát triển, xương mặt nhỏ, xương đỉnh và xương chẩm phát triển dẫn tới vị trí đính của sọ trên cột sống đẩy dần về phía trước đảm bảo cân đối và thuận lợi cho sự vận động của đầu về bốn phía.

+ Cột sống: cong ở 4 chỗ tạo thành 2 hình chữ S nối với nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng. lồng ngực dẹp theo hướng trước sau và nở sang hai bên.

+ Sự phân hóa của xương, khớp tay khác xa động vật chính là kết quả lao động và đứng thẳng trong lịch sử tiến hóa; ở người tay dài hơn chân. Khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, các ngón linh hoạt phù hợp với lao động, khớp chậu đùi có hố khớp sâu vì vậy đảm bảo vững chắc, nhưng hạn chế vận động của đùi.

+ Các khớp cổ chân, bàn chân khá chặt chẽ, xương chậu nở rộng, xương đùi lớn, bàn chân có các ngón ngắn, xương gót lớn và kéo dài về phía sau, bàn chân hình vòm thích nghi đi đứng thẳng.

+ Dáng đi đứng thẳng và lao động làm cho hệ cơ cũng biến  đổi, cơ mặt phân hóa có khả năng biểu lộ tình cảm; cơ nhai có tác dụng đưa hàm lên xuống qua lại để nghiền thức ăn và không phát triển như đông vật.

- Các cơ mông, cơ đùi, cơ cẳng chân lớn khỏe, cử động chân chủ yếu là gập duỗi; các cơ tay phân hóa nhiều cùng với khớp ở xương cổ tay và bàn tay linh hoạt làm cho cử động tay phong phú như quay cánh tay, gập duỗi và xoay cổ tay... vì vậy sự cử động của bàn tay linh hoạt và thuận lợi cho sử dụng công cụ lao động...

* Biện pháp vệ sinh hệ vận động.

- Thường xuyên rèn luyện thân thể và luyện tập TDTT hợp lí.

- Lao động vừa sức, không mang vác các vật nặng quá sức để tránh cong vẹo cột sống.

- Ngồi học, làm việc đúng tư thế, không ngồi lệch người, gò lưng...

- Cần tắm nắng vào buổi sáng cho trẻ em để tăng lượng vitamin D có lợi cho xương...

- Ăn uống đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lí...

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

a. Hãy chứng minh Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

b. Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở đâu?

Câu 2:

a. Xương  có tính  chất và thành  phần hóa học  nào? Nêu  thí  nghiệm để chứng minh các thành phần hóa học có trong xương?

b. Một cung phản xạ gồm những thành phần nào? Vẽ ssơ đồ một cung phản xạ?

Câu 3.

a. Cấu tạo và chức năng của hồng cầu?      

b. Tại sao người ta lại tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch mà không phải bằng con đường động mạch?

Câu 4

a. Trình bày tóm tắt vai trò của các loại bạch cầu trong cơ thể

b. Có người nói rằng:“Tiêm vacxin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh”. Điều đó có đúng không ? Vì sao ?

c.Tại sao khi ghép các cơ quan nội tạng như: gan, thận… người ta thường chọn những người có quan hệ họ hàng gần như bố, mẹ, anh, chị, em ruột ?

Câu 5:

a. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

b. Gan đóng vai trò gì đối với cơ thể?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

Chức năng tế bào:

- Thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng:

- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể:

- Sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản:

- Như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể

b.

- Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở tế bào gồm quá trình đồng hoá và dị hoá.

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

Miễn dịch nhân tạo là gì? Hãy nêu từng loại miễn dịch nhân tạo. Tại sao con ng­ời không miễn dịch đ­ợc với vi rút HIV. Hãy nêu cách phòng tránh HIV.

Câu 2

Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4, 1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3

Câu 3

a. Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

b. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 4

a. Nêu đặc điểm, cấu tạo và chức năng của đại não người? Chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp thú?

b. Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Dũng đã vô ý để mũi kéo làm đứt một số rễ, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất? Hãy giải thích cơ sở đó?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Miễn dịch nhân tạo là con ng­ời có thể gây cho cơ thể có khả năng miễn dịch (không bị mắc một bệnh nào đó) bằng cách tiêm chủng phòng bệnh.

- Có hai loại miễn dịch nhân tạo:

+ Miễn dịch chủ động: tiêm vào cơ thể những vi khuẩn gây bệnh đã đ­ợc làm yếu đi hoặc một số chất độc của vi khuẩn đó tiết ra. Cơ thể con ng­ời khi đ­ợc tiêm vào sẽ tạo ra một kháng thể có khả năng kháng độc dự trữ, khi có loại vi khuẩn đó xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ bị tiêu diệt.

+ Miễn dịch thụ động: Là con ng­ời tạo ra những chất kháng thể các loại bệnh để tiêm vào cơ thể ng­ời. Chất kháng thể này được lấy từ huyết thanh của những con vật (ngựa, thỏ, chuột)

đư­ợc gây bệnh bằng cách tiêm vi khuẩn gây bệnh đã đ­ược làm yếu vào các con vật để tạo ra chất kháng lại bệnh này.

- Đến nay vi rút HIV ch­a có loại thuốc đặc trị vì vậy cơ thể không tạo ra chất đề kháng để tiêu diệt loại vi rút này. (HIV tấn công ngay vào bạch cầu Limpo T gây rối loạn chức năng miễn dịch của bạch cầu này)

- Cách phòng tránh HIV: (HS trình bày 3 con đ­ờng: qua tiêm trích, qua tình dục, qua truyền máu – mẹ sang con).

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

          a. Tế bào trong cơ thể có những hình dạng nào. Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tính chất sống của tế bào thể hiện như thế nào.

b. Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú.

Câu 2.

Tại sao những ngư­ời làm việc ở môi trường có nhiều khí cacbon ôxit (khí CO) lại bị ngộ độc.

Câu 3.

Viết sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn? Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu là gì.

Câu 4.

a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật.

b. Khi nuốt ta có thở không. Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại dễ bị sặc.

Câu 5.

a. Người nam có nhóm máu O, người nữ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người nam mà không làm ngưng kết máu của người nữ. Bệnh nhân có nhóm máu gì. Giải thích.

b. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Xác định:

- Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức;

- Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

+ TB có nhiều hình dạng khác nhau: Hình cầu, hình đĩa, hình sao, thoi, trụ..........

+ TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau.

+ Tính chất sống:

- Tế bào luôn trao đổi chất với môi tr­ờng, nhờ đó mà tế bào có khả năng tích lũy vật chất, lớn lên, phân chia giúp cơ thể lớn lên và sinh sản

  - Tế bào còn có khả năng cảm ứng với các kích thích của môi tr­ờng.   

b.

Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú là:

- Cơ chi trên phân hoá -> cử động linh hoạt, đặc biệt là cơ  ngón cái  rất phát triển.             - Cơ chi dưới tập trung thành  nhóm cơ lớn, khoẻ (cơ mông, đùi)=> di chuyển, nâng đỡ …

- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói.

- Cơ nét mặt mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

a. So sánh cấu tạo và chức năng của bán cầu não với tủy sống ở người.

b. Tại sao khi chấn thương phía sau gáy thường dễ gây tử vong.

Câu 2

a. Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào được thực hiện theo cơ chế nào?

b. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?

Câu 3

a.  Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người?

b. Một bệnh nhân bị hở van tim( Van nhĩ thất đóng không kín):

  • Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Vì sao?
  • Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim ( thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao?
  • Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao?
  • Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?

c. Căn cứ vào đâu mà nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho mà nhóm máu AB chuyên nhận? Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không?

Câu 4. Khi mắc bệnh viêm túi mật, sỏi mật và được chỉ định mổ loại bỏ bộ phận này, nhiều bệnh nhân có chung lo lắng: cắt túi mật có ảnh hưởng gì không. Nhìn chung, phẫu thuật cắt túi mật được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên, sau khi động dao kéo có thể gây ra những rối loạn nhất định về tiêu hóa và giảm khả năng hấp thụ chất béo ... Bằng các kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao sau cắt bỏ túi mật, chức năng tiêu hóa có thể bị rối loạn và khả năng hấp thu chất béo bị giảm?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. So sánh cấu tạo và chức năng của bán cầu não với tủy sống ở người?

* Giống nhau:

- Đều được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng.

- Chất xám gồm các thân nơ ron và sợi nhánh, chất trắng gồm các sợi trục hợp thành đường dẫn truyền.

- Đều thực hiện 2 chức năng: Điều khiển phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh.

* Khác nhau:

ĐĐ

Đại não

Tủy sống

Cấu tạo

- Có dạng bán cầu, nằm trong hộp sọ

- Chất xám nằm ngoài làm thành một lớp liên tục gọi là vỏ não, chất trắng bên trong.

- Có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt

- Có dạng hình trụ, nằm trong ống xương sống

- Chất xám bên trong làm thành  một dải dài, chất trắng bên ngoài.

- Không có nhiều khe và rãnh (trừ một số rãnh dọc)

Chức năng

- Là trung khu của các phản xạ có điều kiện và của ý thức

 

- Có sự  phân vùng  chức năng

- Là trung khu của các phản xạ không điều kiện và không có ý thức.

- Ko có phân vùng chức năng

b. Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim mạch.

- Nếu hành tủy bị tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Tân Hòa có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF