YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Quang Trung có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 8 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì chọn đội tuyển HSG sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Quang Trung có đáp án với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1

a. Phản xạ là gì? Khi kích thích vào dây thần kinh tới bắp cơ hoặc khi kích thích trực tiếp vào bắp cơ làm cơ co. Đó có phải là phản xạ không? Vì sao?

b. Đặc điểm sống của tế bào được thể hiện như thế nào?

 

Câu 2

a. Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” ?.

b. Trình bày khái niệm đồng hoá và dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.

 

Câu 3

a. Hooc môn có những tính chất cơ bản nào? Vai trò của Hooc môn trong cơ thể ? Một bác sĩ đã dùng Hooc môn Insulin của bò thay thế cho Hooc môn Insulin của người để chữa bệnh tiểu đường .Bác sĩ đó làm thế có được không ? Vì sao ?

b. Giải thích vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?

 

Câu 4

Một ngư­ời hô hấp bình th­ường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi ngư­ời ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.

      a) Tính l­ưu lư­ợng khí lư­u thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của ng­ười hô hấp thư­ờng và hô hấp sâu được thực hiện trong mỗi phút ?

      b) So sánh lư­ợng khí hữu ích giữa hô hấp thư­ờng và hô hấp sâu trong mỗi phút?

(Biết rằng lư­ợng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).

Câu 5

a. Nêu các bước hình thành được phản xạ: Vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn.

b. Vận dụng kiến thức về sự thành lập phản xạ có điều kiện, để nhớ bài lâu em phải học như thế nào?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

Phản xạ là phản những của cơ thể thông qua hệ thần kinh để trả lời các kích thích nhận đư­ợc từ môi tr­ường trong hay môi trư­ờng ngoài cơ thể.

Khi kích thích vào dây thần kinh tới bắp cơ hoặc khi kích thích trực tiếp vào bắp cơ làm cơ co. Đó không phải là phản xạ.

Vì căn cứ vào khái niệm phản xạ và thành phần tham gia cung phản xạ thì không có đầy dủ các khâu của 1 phản xạ vì vậy sự co cơ đó chỉ là sự cảm ứng của của các sợi thần kinh và tế bào cơ đối với sự kích thích.

b.

Đặc điểm đời sống của tế bào:

* Mỗi tế bào trong cơ thể điều có những đặc điểm sống: trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và sinh sản.

- Trao đổi chất gồm 2 quá trình là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình tổng hợp chất hữu cơ kèm theo sự tích lũy năng lượng. Dị hóa là quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng.

- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và trả lời lại các kích thích lý hóa của môi trường xung quanh.

- Sinh trưởng và sinh sản là quá trình lớn lên của tế bào. Khi đạt mức độ sinh trưởng nhất định thì tế bào tiến hành sinh sản.Có nhiều hình thức sinh sản.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?  

 

Câu 2

 Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.

 

Câu 3

a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lư­ợng diễn ra ở đâu?

b) Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá?

 

Câu 4

  Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với  20 ml ô xi

a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? vì sao?

 

Câu 5

 Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

    Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4,1 kcal,  1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a. * Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non:

- Tiêu hoá lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột.

- Tiêu hoá hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng:

 + Tinh bột    →    Đường đôi     →      Đường đơn

 + Prôtêin     →     Peptit        →        Axitamin

 + Lipit        →      Các giọt mỡ nhỏ   →    Glixerin và Axitbéo

 + Axitnucleic    →    Nucleôtit.

* Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá vì:

Tại đây xảy ra quá trình tiêu hoá hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng.

b. Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì:

- Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động. Góp phần tiêu hoá và hấp thụ mỡ.

- Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

1. Chức năng của các thành phần hóa học trong xương?

2. Vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi?

 

Câu 2

1. Máu thuộc loại mô gì? Giải thích?

2. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn ở cơ thể người.

 

Câu 3

1. Ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa chủ yếu nào?

2. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất (protein, gluxit, lipit), sau tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? Vì sao?

 

Câu 4

a.Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này ?

 b.Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở người không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân?

 

Câu 5

a. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ?

b. Vì sao nói: tuyến tuỵ là tuyến pha?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. Chức năng của các thành phần hóa học trong xương:

- Chất hữu cơ (cốt giao): tạo ra tính bền dẻo cho xương.

- Muối khoáng (chất vô cơ): tạo nên tính bền chắc cho xương.

2. Người già dễ bị gãy xương và chậm phục hồi là do:

- Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi.

- Ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm " xương giảm tính dẻo và đàn hồi, trở nên xốp, giòn nên dễ bị gãy khi có va chạm mạnh.

- Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn tăng trưởng) nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

1. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?

2. Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

 

Câu 2

1. Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Mỗi quá trình diễn ra ở đâu?

2. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở điểm nào? Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở những điểm nào?

 

Câu 3

1. Chỉ ra sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

2. Bằng kiến thức sinh lí người đã học, hãy giải thích câu “trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.  

 

Câu 4

1- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.

a- Tinh bột → Mantôzơ                                             b- Mantôzơ → Glucôzơ

c- Prôtêin chuỗi dài → Prôtêin chuỗi ngắn               d- Lipit → Glyxêrin và axit béo .

Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa .

2. Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

 

Câu 5.

Một học sinh độ tuổi THCS có nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcal. Trong số năng lượng đó, protein chiếm 19%, lipit 13% còn lại là gluxit. Tính số gam protein, lipit, gluxit cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Biết 1gam protein ôxi hóa hoàn toàn giải phóng 4,1 kcal, 1gam lipit ôxi hóa hoàn toàn giải phóng 9,3 kcal, 1 gam gluxit ôxi hóa hoàn toàn giải phóng 4,3 kcal.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó.

- Cơ thể có 2 loại miễn dịch chính:

+ Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác (MD bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và không mắc lại bệnh đó nữa (MD tập nhiễm)

+ Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phòng văcxin của một bệnh nào đó sẽ miễn dịch với bệnh đó.

2. - Ý kiến đó là sai:

- Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó(chủ động).

- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể  kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ

thể khỏi bệnh(bị động).

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

          1-  Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

         2- Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha.

 

Câu 2

         Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc điểm nào ?

 

Câu 3

         1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .

         2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.

 

Câu 4

         1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?

         2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch.

 

Câu 5

         1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.

         2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.

- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% )

+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt,  rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.

+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại  bị đứt.

+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.

* Giải thích: rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh.

2.

- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau

+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan

+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống.

- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy à Dây thần kinh tủy là dây pha.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Quang Trung có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON