YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tứ Minh

Tải về
 
NONE

Học247 xin mời các em tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tứ Minh. Với tài liệu này, các em sẽ hệ thống hóa được những kiến thức quan trọng đã học trong Học kì 1 môn Ngữ văn 8. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp các em sẽ nắm được phần nào cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm thật cao nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TỨ MINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.

a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Tác phẩm ấy thuộc thể loại văn học nào?

b. Tìm câu ghép có trong đoạn trích trên.

c. Viết một đoạn văn (5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nội dung của đoạn trích trên.

Câu 2 (1.0 điểm)

Xác định và nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau:

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

(Bác ơi, Tố Hữu) 

Câu 3 (5.0 điểm)

Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4.0 điểm)

a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Cô bé bán diêm của nhà văn Andersen

Thể loại văn học: Truyện cổ tích

b. Câu ghép: “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.”

c. Gợi ý:

- Sự đối lập giữa khung cảnh: không khí năm mới – trong ngõ nhỏ lạnh lẽo

- Phân tích hình ảnh : “em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”.

Câu 2 (1.0 điểm)

- Tác giả Tố Hữu dùng từ “đi” để chỉ việc Bác Hồ đã mất.

- Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong trường hợp này nhằm làm giảm đi nỗi đau, sự mất mát quá lớn của dân tộc Việt nam trước sự ra đi của Bác Hồ- vị Cha già của dân tộc.

Câu 3 (5.0 điểm)

1. Mở bài

Cần giới thiệu cái kính đeo mắt như là một vật dụng quan trọng của con người, không chỉ bảo vệ mắt mà còn giúp làm đẹp. Trên thị trường có nhiều loại kính khác nhau một số như kính thuốc, kính áp tròng, kính thời trang,…

2. Thân bài

a. Nguồn gốc ra đời: Kính đeo mắt xuất hiện lần đầu ở Ý vào năm 1260. Người Pháp Anh cho rằng kính đeo mắt nên đeo ở nhà, người Tây Ba Nha nói kính đeo mắt vị trí của họ sẽ quan trọng hơn.

- Kính đeo mắt xuất hiện vả trải qua nhiều định kiến cuối cùng phát triển đến ngày nay được nhiều nước trên thế giới đón nhận.

- Leonardo da Vinci phác thảo ra chiếc kính áp tròng. Năm 1887 Muller ông ấy đã làm ra chiếc kính áp tròng đầu tiên vừa với mắt con người.

b. Cấu tạo chung của kính đeo mắt

- Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận:

+ Mắt kính

+ Gọng kính: Gọng kim loại làm bằng sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc. Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lực lớn.

- Mắt kính cũng có 2 loại gồm: Thủy tinh, nhựa. Mắt thủy tinh hình dạng trong suốt nhược điểm thì là dễ vỡ, còn làm bằng nhựa ưu điểm nhẹ nhàng nhưng khi sử dụng dễ xước.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến....Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

 (Ngữ văn 8 - tập 1, trang 16)

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 điểm) Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của từ loại ấy trong câu văn.

Câu 3. (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm) 

Kể về một người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) 

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Trong lòng mẹ (0.5)

- Tác giả: Nguyên Hồng (0.5)

Câu 2. (1.0 điểm) 

- Từ lấy trong câu văn: Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tối lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà  thuộc từ loại: trợ từ (0.5)

- Nêu tác dụng của từ loại ấy trong đoạn văn: Trợ từ lấy có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ. (0.5)

Câu 3. (2.0 điểm) 

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Lòng hiếu thảo là truyền thống lâu đời tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

2. Thân bài

a. Định nghĩa

- Lòng hiếu thảo là gì?

- Biểu hiện lòng hiếu thảo: Qua lời nói, cử chỉ và hành động:

+ Của con cái đối với cha mẹ

+ Của con cháu đối với ông bà, tổ tiên: Kính trọng; lễ phép; chăm lo; phụng dưỡng; yêu thương; tôn kính

b. Ý nghĩa của lòng hiếu thảo

- Thể hiện nếp sống văn hóa người Việt

- Gợi nhớ về nguồn cội

- Xóa bỏ sự vô cảm; khoảng cách giữa những người thân trong gia đình

- Thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa

- Xã hội phát triển, văn minh hơn

c. Tại sao con người cần có lòng hiếu thảo

- Để thực hiện chức năng gia đình

- Để báo đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng

- Để hoàn thiện bản thân

d. Dẫn chứng về lòng hiếu thảo

e. Mở rộng

- Đi ngược lại với lòng hiếu thảo: Bất hiếu; ăn chơi sa đọa; bỏ bê học hành

- Lòng hiếu thảo được mở rộng hơn là lòng hiếu nghĩa

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến 1 buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt. (1.0)

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn là gì? (1.0) 

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của phép so sánh có trong đoạn văn. (1.0)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng, (có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt: miêu tả (1.0)

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn: miêu tả cảnh biển vào buổi sớm. (1.0) 

Câu 3. (1.0)

- Phép so sánh (0.5)

+ Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

+ Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc

+ loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

- Tác dụng (0.5)

+ Phép so sánh đã gợi tả được cảnh biển một cách sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện cảm xúc của tác giả.

+ Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự kể chuyện, kết hợp yếu tố miêu tả biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

* Mở bài: 

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

* Thân bài:

a. Hoàn cảnh xảy ra việc:

- Không gian

- Thời gian

---(Đáp án chi tiết phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU: (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

“Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.

(Nơi bắt đầu của tình bạn, Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: (2 điểm)

a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm)

b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 - 3 câu) (1 điểm)

Câu 2: (1 điểm)

“Tùng ... tùng ... tùng...” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm)

b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN

Câu 1: (3 điểm) Khi đến trường, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, bạn bè như anh em và mái trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi thế, mỗi học sinh phải có trách nhiệm với nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm như vậy.

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp – nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.

Câu 2: (4 điểm) Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà em được đọc từ sách (báo).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

a.

- Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.

- Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).

b.

Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:

- Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán

- Sự thấu hiểu, yêu thương, nhường nhịn

Câu 2:

a.

Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.

b.

- Từ tượng thanh: “Tùng ... tùng ... tùng...”

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.

- Hướng dẫn cụ thể:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.

* Giải thích:

- “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình.

- Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy.

* Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung:

- Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

- Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè.

- Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp.

- Giữ gìn tài sản chung của nhà trường.

* Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường:

- Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này.

- Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.

* Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp.

* Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

* Tổng kết.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (1.0 điểm): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:

...“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu  phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)

Câu 1 (1 điểm)

a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.

b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.

Câu 2 (1.0 điểm): Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.

Câu 3 (3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.

Câu 4 (5.0 điểm) Giới thiệu về mái trường em đang học.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

a.

+ Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng”  cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.            

+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.

+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.

b. Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.     

Câu 2:

- Văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông...

- Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.

- Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại....

Câu 3:

Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì  lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép)

Câu 4:

* Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm......

* Thân bài: 

- Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?

- Vị trí:

+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.

+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: (Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp…

- Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ (nếu có)...

- Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:

* Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện em nói chung.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Tứ Minh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF