YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Thị Điểm

Tải về
 
NONE

Với sự không ngừng nỗ lực cập nhật, chọn lọc những đề thi tham khảo mới nhất và bám sát theo cấu trúc gần nhất; HOC247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Chúc các em ôn tập và đạt được những điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 8

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Câu 1. Chính sách kinh tế mới được thực hiện đã mang lại kết quả gì cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác của nước Nga Xô viết?

A.  sản xuất công, nông nghiệp đình trệ.

B. đưa Liên Xô trở thành một nước đế quốc.

C. được phục hồi và phát triển nhanh chóng.

D. Đảng Bôn-sê-vích củng cổ quyền lực.

Câu 2. Nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của

A.  nhiều quốc gia dân tộc dân chủ.

B. một loạt quốc gia tư sản mới.

C. nhiều quốc gia vô sản mới.

D. một loạt của các quốc gia tư bản mới.

Câu 3. Khối Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những nước nào?

A. Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a.

B. Đức, Anh, Pháp.

C. Anh, Pháp, Nga.

D. Anh, Pháp, i-ta-li-a.

Câu 4. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều đạt được mục tiêu chung là gì?

A. Lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến.

B.  Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới.

C. Thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.

D. Giành lại độc lập từ tay thực dân Anh.

Câu 5. Cương lĩnh của “Đồng minh những người cộng sản” do Mác và Ăng-ghen soạn thảo có tên là

A. Cương lĩnh những người cộng sản.

B. Cương lĩnh đồng minh cộng sản.

C.  Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D.  Tuyên ngôn những người cộng sản.

Câu 6. Sự kiện nào được xem là đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Véc – xai (5/5/1789).

B. Quần chún nhân dân phá ngục Ba – xti (14/7/1789).

C. Các đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp thành hội đồng dân tộc (17/6/1789).

D. Vua Louis XVI lên ngôi (1774).

Câu 7. Thực dân phương Tây đã không thực hiện thủ đoạn cai trị nào đối với các nước Đông Nam Á ?

A. Chính sách "chia để trị".

B. Ra sức vơ vét của cải, tài nguyên đem về chính quốc.

C. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh và nổi dậy của nhân dân thuộc địa.

D. Biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa "kiểu mới" của chủ nghĩa thực dân.

Câu 8. “Giống như Mặt trời chói lọi, cách mạng thảng Mười Nga chiếu sảng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất”. Câu nói đó của ai?

A. Lê-nin.

B.  Hồ Chí Minh.

C.  Xta-lin.

D. Mao Trạch Đông.

Câu 9. Điểm tương đồng về nội dung giữa bản “Tuyên ngôn độc lập” của nhân dân Bắc Mĩ (4/7/1776) và bản “Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền” (26/8/1789) của nhân dân Pháp là gì?

A. Lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo và phản động của thực dân Anh.

B. Đề cao và bảo vệ các đặc quyền, đặc lợi của giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

C. Đề cao và bảo vệ các quyền tự nhiên cơ bản của con người như: Tự do, bình đẳng,..

D. Tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ  và sự áp bức cuat giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Câu 10. Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất không đóng vai trò nào sau đây?

A. Kêu gọi nhân dân các nước quyên góp, ủng hộ công nhân Bỉ.

B. Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.

C. Xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

Câu 11. Hai mươi năm sau khi thành lập Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào?

A. Một bộ phận chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực.

B. Một bộ phận muốn dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.

C. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, chống lại phái ôn hòa đòi lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

D. Một bộ phận cũng đấu tranh chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để.

Câu 12. Nước Nga thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến trong hoàn cảnh nào?  

A. Cách mạng tháng Mưới thành công.

B. Nội chiến kết thúc.

C. Khôi phục kinh tế.

D. Chống thù trong giặc ngoài.

Câu 13. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực nào?

A. Thái Bình Dương.

B. Đông Nam Á.

C. Bắc châu Âu.

D. Đông Nam châu Phi.

Câu 14. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào cách mạng của

A. giai cấp tư sản.

B. giai cấp nông dân.

C. giai cấp công nhân.

D.  giai cấp tiểu tư sản.

Câu 15. Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?

A. Quân đội được tổ chức và huân luyện theo kiểu phương Tây.

B. Thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để xây dựng một quân đội vững mạnh.

C. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.

D. Công nghiệp hóa ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí.

Câu 16. Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi...   

B. Chế tạo được mát tính điện tử thế hệ thứ ba.

C. Chiến hạm quân sự liên quốc gia.

D. Khí cầu dùng để phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh.

Câu 17. Nguyên nhân chính làm cho Quốc tế thứ hai tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là gì?

A. Chính phủ tư sản ở các nước ra sức ngăn cấm Quốc tế thứ hai hoạt động

B. Hầu hết các đảng trong Quốc tế thứ hai ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh đế quốc.

C. Lê-nin và những người vô sản Nga rút ra khỏi Ọuốc tế thứ hai và thành lập đảng riêng của mình.

D. Các đảng xã hội dân chú tuyên bố rút khỏi Quốc tế thứ nhất.

Câu 18. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập dựa trên yêu cầu nào là quan trọng nhất?

A. Các dân tộc phải liên minh khăng khít, giúp đỡ nhau về mọi mặt.

B. Đất nước đã được ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.

C. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt nhiều thành tựu.

D. Bọn phản động cách mạng điên cuồng chống phá.

Câu 19. Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn nào nảy sinh?

A. Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.

B. Chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công.

C. Mâu thuẫn giữa tư sản với nông dân.

D. Chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp khác.

Câu 20. Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là gì?

A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc.

B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc.

C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước.

D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. C

2. B

3. C

4. B

5. C

6. B

7. D

8. B

9. C

10. C

11. C

12. D

13. A

14. B

15. B

16. A

17. B

18. A

19. D

20. B

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8- TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM- ĐỀ 02

Phần A Trắc nghiệm khách quan (3,0đ)

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta ở đâu?

A. Cửa biển Ba Lạt ngày 31/8/1858

B. Cửa biển Quảng Yên ngày 01/9/1858.

C. Cửa biển Đà Nẵng ngày 01/9/1858

D. Cửa biển Hải Phòng ngày 17/2/1858.

Câu 2: lãnh tụ chỉ huy quân ta chống Pháp ở Đà nẵng là ai?

A. Nguyễn Danh Phương

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Trương Định

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 3: Người nói câu nói nổi tiếng “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là ai?

A.Trương Định.

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Nguyễn Trung Trực.

D.Nguyễn Đình Chiểu

Câu 4: Đầu năm 1867 các tỉnh Nam kì rơi vào tay Pháp là những tỉnh nào sau đây?

A. Ba tỉnh miền Đông.

B. Ba tỉnh miền Tây.

C. Ba tỉnh miền Đông và tỉnh Vĩnh long

D. Sáu tỉnh Nam Kì.

Câu 5: Phong trào Cần Vương diễn ra qua mấy giai đoạn?

A. Hai giai đoạn

B. Ba giai đoạn.

C. Bốn giai đoạn.

D. Năm giai đoạn.

Câu 6. Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa của đối tượng nào sau đây?

A. Phong trào của nông dân.

B. Phong trào Cần Vương.

C. Phong trào của binh lính.

D. Phong trào của dân tộc ít người.

Câu 7. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?

A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.

B. Kêu gọi các văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa.

C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.

D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.

Câu 8 . Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở đâu?

A. Huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa

B. Vùng núi Lam Sơn miền Tây Thanh Hóa

C. Vùng Mã Cao miền Tây Thanh Hóa

D. Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ( Nga Sơn-Thanh Hóa)

Câu 9: Điền sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian sau

a. Tháng 2/1859

 

b. Ngày 5/6/1862

 

c.Ngày 6/6/1884

 

d. Ngày 13/7/1885

 

II. Phần tự luận (7đ)

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: C.

Câu 2: B.

Câu 3: C.

Câu 4: B.

Câu 5; A.

Câu 6: A.

Câu 7: D

Câu 8: D

Câu 9:

a. Pháp tấn công Gia Định.

b. Nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm tuất.

c. Nhà Nguyễn kí hiệp ước Pa-tơ-nốt

d. Ra chiếu Cần Vương

B. Tự luận:

Câu 1: (3đ)

a. Hoàn cảnh:

– Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp

– Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải kháng cự của nhân dân ta.

– Ngày 21-12-1873, Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.

– Song triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, đổi lại Pháp phải rút khỏi Bắc kì.

b. Nội dung:

– Triều đình công nhân 6 tỉnh Nam kì thuộc Pháp.

– Pháp rút khỏi Bắc kì.

c. Hậu quả:

– Làm mất một phần quan trọng chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

Câu 2:(2đ)

– Vì quyền lợi của giai câp, dòng họ nhà Nguyễn đã kí các hiệp ước với thực dân Pháp, đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ.

– Những hiệp ước đã biến nước ta trở thành nước nửa phong kiến, nửa thộc địa.

Câu 3: (2đ).

– Phong trào Cần vương thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Gây cho Pháp nhũng tổn thất nặng nề.

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8- TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM- ĐỀ 03

I/ TRẮC NGHIỆM: (3,0)

Câu 1 (1,0 đ): Khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Pháp chọn Việt Nam làm mục tiêu trong chính sách xâm lược của mình, bởi vì:

A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.

B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D. ở Việt Nam, triều đình phong kiến thống trị đã suy yếu.

2. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

B. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

C. Trả thù sự tấn công của quân Cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

3. Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Cần vương là:

A. chứng tỏ truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của nhân dân ta.

B. chứng tỏ được vai trò lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu.

C. góp phần củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.

D. khôi phục lại ngôi vua cho Hàm Nghi.

4. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

A. là phong trào giải phóng dân tộc. C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

B. thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. D. là bảo vệ dân tộc.

Câu 2 (1,0đ): Nối thời gian ở cột (A) sao cho phù hợp với sự kiện ở cột (B):

Thời gian (A)

Sự kiện (B)

Nối cột

1. Năm 1858

a. Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai.

1- ……………

2. Năm 1873

b. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.

2- …………….

3. Năm 1882

c. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

3- …………….

4. Năm 1884

d. Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.

4- …………….

 

đ. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.

 

Câu 3 (1,0đ): Hãy chọn những cụm từ thích hợp (Nguyễn Hữu Huân, Vàm Cỏ Đông, Bạch Đằng, Nguyễn Trung Trực, Trương Quyền, Trương Định) điền vào chỗ trống (…..) sao cho đúng:

1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ………………………………………….

2. “Bình Tây đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân phong cho ……………………………………….

3. Năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân ………………………………………… đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông …………………………………..

II/ TỰ LUẬN: (7,0đ)

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

 

1

2

3

4

Tổng

Câu 1

B

D

A

B

1,0 đ

Câu 2

c

d

a

b

1,0 đ

Câu 3

Nguyễn Trung Trực

Trương Định

Nguyễn Trung Trực,

Vàm Cỏ Đông.

 

1,0 đ

II /TỰ LUẬN: (7,0đ)

Câu 4 (2,0 điểm): Nội dung Hiệp ước Hác-măng (25-08-1883):

– Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. (0,5đ)

– Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình. (0,5đ)

– Quyền ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm. (0,5đ)

– Triều đình Huế phải rút quân từ Bắc Kì về Trung kì. (0,5đ)

Câu 5 (1,5 điểm):

* Phong trào Cần vương: là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới danh nghĩa ủng hộ một nhà vua. (0,5đ)

* Nguyên nhân bùng nổ: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-07-1885, ông nhân danh nhà vua ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước → phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng. (1,0đ)

Câu 6 (1,5 điểm):

* Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê: 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (1885 – 1889): nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí… (0,5đ)

– Giai đoạn 2 (1889- 1895): tấn công và đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Tháng 12/1895: Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã. (0,5đ)

* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ. (0,5đ)

Câu 7 (2,0 điểm): So sánh:

* Giống nhau: (0,5đ)

– Đều thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Hình thức: đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang.

– Kết quả: đều bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại.

* Khác nhau: (1,5đ)

Nội dung

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Thời gian

1885- 1895

1884- 1913

Mục tiêu

Giúp vua cứu nước

Chống Pháp, bảo vệ cuộc sống tự do

Lực lượng lãnh đạo

V ăn thân, sĩ phu yêu nước

Nông dân kiệt xuất, có uy tín

4. Đề số 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8- TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM- ĐỀ 04

I/ PHÂN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Chọn phương án đúng nhất:

Câu 1: (0,5 điểm) “Bình Tây Đại nguyên Soái” là danh hiệu nhân dân phong cho thủ lĩnh:

A.  Trương Định

B.  Nguyến Hữu Huân

C.  Nguyễn Trung Trực

D.  Võ Duy Dương

Câu 2: (0,5 điểm) Người nói câu nổi tiếng: “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là:

A. Trương Định

B.  Nguyễn Hữu Huân.

C.  Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 3: (0,5 điểm) Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là:

A.  Khởi nghĩa Ba Đình

B.  Khởi nghĩa Bãi Sậy

C.  Khởi nghĩa Hương Khê

D.  Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 4: (0,5 điểm) Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp là:

A.  Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai

B.  Quân Pháp tấn công Thuận An

C.  Hiệp ước Hác măng

D.  Hiệp ước Pa tơ nốt

Câu 5: (1 điểm) Hãy nối mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hợp:

Thời gian

 

Nội dung sự kiện

1.  1 - 9 - 1858

A.  Pháp tấn công Gia Định

2.  17 - 2 - 1859

B.  Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây

3.  10 – 12 - 1861

C.  Pháp tấn công Đà Nẵng

4.  24 - 6 - 1867

D.  Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ Đông

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?

Câu 2: (3 điểm) Trình bày nội dung Hiệp ước Hác- măng.

Câu 3: (2 điểm) Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp (phong trào Cần vương) cuối thế kỉ XIX?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: C

Câu 4: D

Câu 5: 1c, 2a, 3d, 4b

PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

- Những cải cách này mang tính lẻ tẻ, rời rạc. (0,5 điểm)

- Chưa giải quyết được 2 mâu thuẫn trong xã hội. (0,5 điểm)

- Điều quan trọng nhất là tư tưởng phong kiến (bảo thủ, cầu an) đã ăn sâu vào nhận thức của vua, quan lại, nhân dân.  Nên những đề nghị cải cách thiếu sự ủng hộ, không được chấp nhận. (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

- Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì.

- Triều đình cai quản Trung Kì, nhưng mọi việc do Khâm sứ Pháp quyết định.

- Trị an, nội vụ, ngoại thương do Pháp nắm.

Câu 3: (2 điểm)

- Đều thất bại.

- Thiếu một lực lượng lãnh đạo có đầy đủ năng lực.

- Khủng hoảng đường lối.

- Các phong trào thiếu sự liên hệ chặt chẽ với nhau.

5. Đề số 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8- TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM- ĐỀ 05

A. TRẮC NGHIÊM: ( 3điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý đúng.( 1 điểm)

Câu 1  Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta

A  1/ 8/ 1857

B. 1/ 8/ 1958 

C. 31/ 8/ 1858.

D. 1/ 9/1858

Câu2.Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách   là một quốc gia độc lập.

A.. quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An.          

B. Vua Tự Đức qua đời.             

C.  triều đình Nguyến Kí Hiệp ước Hac măng và Pa tơ nốt.  

D.  quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai                   

Câu3. Chiếc tàu Hy Vọng của Pháp bị đốt trên sông Vàm Cỏ là chiến công của

A  nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.

B.quân của triều đình nhà Nguyễn.

C. nghĩa quân của Trương Định. 

D. quân của Hoàng tá Viêm.

 Câu4. Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp.

A  nhân dân ta không kiên quyết chống Pháp.

B. vũ khí của nhân dân còn thô sơ.

C.do lực lượng của Pháp đông.

D.chính sách bảo thủ của triều đình Huế.

II.Đọc kĩ bảng sau rồi nối hai kí hiệu đứng đầu mỗi câu sao cho thích hợp.( 1 điểm )

         Tên cuộc khởi nghĩa

Lãnh đạo

Kết quả nối

A. Khởi nghĩa Ba Đình

1. Phan Đình Phùng  và Cao Thắng

A……

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy

2. Phạm Bành và Đinh Công Tráng

B……

C. Khởi nghĩa Hương Khê

3. Hoàng Hoa Thám

C…..

D. Khởi nghĩa Yên Thế

4. Nguyễn Thiện Thuật

D…..

III. Điền vào chỗ trống(……) để hoàn thành các câu sau. ( 1 điểm)

Diễn biến của khởi nghĩa Yên Thế.

1.Giai đoạn 1884-1892 …………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

2. Giai đoạn 1893-1908…………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………

3 Giai đoạn 1909-1913……………………………… ……………............................................

4. 10/2/1913……………………………………………………………………………………..

B. TỰ LUẬN.   ( 7 điểm)

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIÊM:  ( 3 điểm)

I Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu chỉ ý đúng.(1 đ)

Đúng mỗi câu 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

C

A

D

II. Đọc kĩ  bảng sau rồi nối hai kí hiệu đứng đầu mỗi câu cho thích hợp.(1 điểm)

Nối đúng mỗi cặp 0,25 điểm

Kết quả nối.         A….2               B…..4                   C…..1                D….3

III.  Điền vào chỗ trống(……) để hoàn thành các câu sau.( 1 điểm)

Điền đúng mỗi ý 0,25 điểm  

 1……..nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

 2……….nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

3………Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn…

4……….Đề Thám  bị sát hại, phong trào tan rã.

B. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

Câu 1. 2 điểm

-Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp.ở Huế.

-Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ .

-Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm .

-Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Câu 2. 3 điểm.

Xã hội Việt Nam bị phân hóa.

-Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm chỗ dựa , tay sai cho thực dân Pháp

-Giai cấp nông dân : số lượng đông dần, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sãn sàng hưởng ứng tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các đồn điền.

-Tầng lớp tư sản xuất hiện có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công , chủ hãng buôn…bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

-Tiểu tư sản thành thị bao gồm các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

-Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân , làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Câu 3. (2 điểm)

a. Giống (1 điểm)

-Mục đích: Chống Pháp, giải phóng dân tộc.

-Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.

b. Khác: (1 điểm)

* Phong trào Cần Vương:

-Mục tiêu:  Chống Pháp khôi phục chế độ phong kiến.

-Lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu yêu nước.

-Thời gian tồn tại: 1885-1895.

* Phong trào tự vệ, vũ trang chống Pháp:

-Mục tiêu: chống Pháp bảo vệ cuộc sống tự do, giành lại cơm no, áo ấm.

-Lãnh đạo: nông dân, tù trưởng miền núi.

-Thời gian tồn tại.Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu đầu thế kỉ XX.

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON