YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bạch Đằng

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bạch Đằng với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ 8

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Ban Nha.

B. Vương quốc Bồ Đào Nha.

C. Vương quốc Bỉ.

D. Vương quốc Anh.

Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện?

A. Quý tộc mới 

B. Tư sản và vô sản

C. Tư sản và tiểu tư sản

D. Tư sản và thợ thủ công

Câu 3: Cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ vào thời gian nào?

A. Tháng 1 – 1642

B. Ngày 14 - 6 - 1645

C. Ngày 22 - 8 – 1642

D. Ngày 14 - 6 - 1642

Câu 4. Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp. 

B. Sản xuất nông nghiệp.

C. Sản xuất len dạ. 

D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.

Câu 5: Quý tộc mới là một trong những thành phấn lãnh đạo cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng Anh

B. Cách mạng Mỹ

C. Cách mạng Mỹ và Anh

D. Cách mạng Hà Lan.

Câu 6: Năm 1913 quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong sản xuất là:

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Đức

Câu 7: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là nước nào?

A. Anh                   B. Pháp                          C. Đức                            D. Mĩ

Câu 8: Quốc gia nào là chế độ quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang

A. Anh                   B. Pháp                           C. Mĩ                              D. Đức

Câu 9: Chế độ chính trị của Mĩ là

A. Cộng hòa B. Quân chủ chuyên chế

C. Quân chủ lập hiến                                     D. Phong kiến

Câu 10: Từ năm 1913 Đức đã vươn lên vị trí thứ mấy thế giới.

A. 1                        B. 2                                 C. 3                                 D. 4

Câu 11: Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi là quốc gia nào?

A. Mĩ                      B. Anh                          C. Đức                              D. Pháp

Câu 12: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ mấy trên thế giới?

A. 1                         B. 2                                C. 3                                 D. 4

Câu 13: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?

A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.

B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.

C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.

D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.

Câu 14. Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.

B. Cách mạng tư sản Anh.

C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.

D. Cách mạng tư sản Pháp.

Câu 15: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì tiến bộ?

A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.

B. Bảo về quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.

C. Bảo vệ quyền lợi cho tư sản.

D. Bảo vệ quyền lợi cho những người cầm quyền.

Câu 16: Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba.

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.

C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.

D. Mẫu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 17: Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho giai cấp nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng dất cho nông dân.

B. Đưa ra các chính sách chống lạm phát.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định các mức lương cho người lao động làm thuê.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.

B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.

C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

Câu 19: Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?

A. Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.

B. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên

C. Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.

D. Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.

Câu 20. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.

B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.

C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.

D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.

Câu 21. Vì sao giới chủ lại thích sử dụng trẻ em

A. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc

B. Có sức khỏe dẻo dai

C. Có số lượng đông đảo

D. Khả năng phản kháng hạn chế

Câu 22: Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?

A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

B. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!

C. Các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại!

D. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

Câu 23: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.

C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.

D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

Câu 24: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì sao?

A. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.

B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

C. Không được sự ủng hộ cucra phong trào công nhân quốc tế.

D. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.

Câu 25: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.

B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.

C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.

D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 26: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A. Pháo đài Ba-xti trượng trưng cho uy quyền nhà Vua.

B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.

C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.

D. Chế độ quần chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.

Câu 27: Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?

A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.

B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.

C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến.

D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.

Câu 28. Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

A. Thiết lập được nền cộng hoà tư sản

B. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.

C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

D. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Câu 29. Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp và Anh là

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp

B. Sự ra đời của tằng lớp quý tộc mới

C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp

D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đại phong kiến

Câu 30: Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo

B. Lật dổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1.A

2.B

3.C

4.C

5.A

6.A

7.B

8.D

9.A

10.B

11.D

12.B

13.A

14.B

15.A

16.A

17.A

18.A

19.B

20.C

21.D

22.B

23.C

24.B

25.C

26.D

27.A

28.D

29.D

30.D

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8- TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG- ĐỀ 02

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?

A. Viên Chưởng Cơ

B. Phạm Văn Nghị

C. Nguyễn Mậu Kiến

D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản

B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 4: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết

B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

C. Giảng hòa với phái chủ chiến.

D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

Câu 5: Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?

A. Giúp vua cứu nước

B. Bảo vệ cuộc sống

C. Giành lại độc lập.

D. Cứu nước, cứu nhà.

Câu 6: Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?

A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn

B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.

C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.

D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.

(Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới bắt đầu mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, và khu vực miền núi. Cuộc sống của người dân bị đe dọa, bóc lột, cùng với những chính sách thuế khóa nặng nề đã làm nông dân Yên Thế bùng nổ chiến tranh.)

Câu 7: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

A. Cải cách kinh tế, xã hội

B. Cải cách duy tân

C. Chính sách ngoại giao mở cửa

Câu 8: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?

A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.

B. Cải cách duy tân đất nước.

C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.

D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1-A

2-A

3-B

4-B

5-B

6-A

7-D

8-A

9-C

10-D

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Vì sao triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? (2 điểm)

Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX? (3 điểm)

Đáp án tự luận

Câu 1: Hướng dẫn trả lời

Hiệp ước 1874 llaf một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức hệ bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo. (1 điểm)

So với Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1874 ta mất thêm 3 tỉnh Nam Kỳ, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. (1 điểm)

Câu 2: Hướng dẫn trả lời

- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. (1 điểm)

- Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số). (0,5 điểm)

- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc, song qua hai giai đoạn phát triển, phong trào cho thấy nội dung yêu nước, giữ vị trí chủ đạo còn nghĩa trung quân, “Cần cương” chỉ là phụ. (0,5 điểm)

- Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại. Sự thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọc cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)

- Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và phí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. (0,5 điểm)

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8- TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG- ĐỀ 03

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.

C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.

D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện

C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

A. Phong trào nông dân

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào Cần vương.

D. Phong trào Duy Tân.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892

C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885

D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895

Câu 5: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.

B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.

C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.

D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Câu 6: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Câu 7: Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?

A. Xây dựng phòng tuyến

B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp.

C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuế.

Câu 8: Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?

A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.

B. Lo tích lũy lương thực.

C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.

D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-A

2-B

3-C

4-D

5-C

6-B

7-C

8-A

9-A

10-D

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Hướng dẫn trả lời

Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. (0,5 điểm)

Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng. (0,5 điểm)

Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù phải hai lần giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kỳ đình chiến thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. (1 điểm)

Câu 2: Hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp: (3 điểm)

Thái độ

Nhân dân (1,5 điểm):

- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.

- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.

Triều đình (1,5 điểm):

- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.

- Bỏ lỡ thời cơ để hành động.

- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.

Hành động

Nhân dân (1,5 điểm):

- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.

- Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.

Triều đình (1,5 điểm):

- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.

- Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

- Để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).

- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

4. Đề số 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8- TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG- ĐỀ 04

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

C. Hiệp ước Hác - măng (1883)

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu 2: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?

A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam

B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.

D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Câu 3: Vì sao phong trào Cần vương thất bại?

A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.

B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.

B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.

C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.

B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

( Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.)

Câu 6: Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?

A. 1884

B. 4/1892

C. 1893

D. 1897

Câu 7: Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?

A. Mường, Thái

B. Khơ-me, Mông

C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

D. Thượng, X-tiêng, Thái.

Câu 8: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-D

2-A

3-D

4-A

5-D

6-B

7-C

8-D

9-D

10-A

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách? (2 điểm)

Câu 2: Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX.

Đáp án tự luận

Câu 1: Hướng dẫn trả lời

- Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của bộ phận quan lại triều đình.

- Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.

- Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời lạc hậu, bảo thủ, cản bước tiến hóa của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết.

Câu 2: Những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX (3 điểm)

- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công từ bên ngoài của kẻ thù, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra những đề nghị cải cách: nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của Nhà nước phong kiến.

- Những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.

- Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đổi mới đất nước về mọi mặt, như: mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ đất nước.

5. Đề số 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 8- TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG- ĐỀ 05

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

A. Vơ vét tiền của nhân dân

B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.

C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.

D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

Câu 2: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

A. Hoàng Diệu

B. Nguyễn Tri Phương

C. Tôn Thất Thuyết

D. Phan Thanh Giản

Câu 3: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?

A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.

B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.

C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.

D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.

Câu 4: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Có sự ãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.

B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.

C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.

D. Được trang bị vũ khí hiện đại

Câu 5: Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.

C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.

D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.

Câu 6: Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?

A. Người Dao, người Hoa.

B. Người Thượng, người Khơ-me.

C. Người Thái, người Mường.

D. Người Thượng, người Thái.

Câu 7: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Đã gây được tiếng vang lớn

B. Đạt được những thắng lợi nhất định.

C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội

D. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.

(Thực tại xã hội lúc bấy giờ là một xã hội mục nát, chế độ phong kiến khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu và yêu cầu cải cách đã đặt ra là phải cải cách, duy tân.)

Câu 8: Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì?

A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội

B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.

C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.

D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1-B

2-A

3-B

4-B

5-B

6-A

7-C

8-B

9-B

10-B

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Em có nhận xét gì về thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

Câu: Trình bày những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX. Tại sao những cuộc cải cách này thất bại?  

Đáp án tự luận

Câu 1: Nhận xét về thành phần lãnh đạo của khời nghĩa Yên Thế (1884-1913): (2 điểm)

- Khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do một số người hoặc một cá nhân văn thân, sĩ phu yêu nước phát động, tập hợp mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu. (1 điểm)

- Những người này đều xuât phát từ nông dân địa phương địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần vương, mong muốn xây dựng một cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế, xã hội, một biểu hiện về tính tự phát của mặt tư tưởng của nông dân. (1 điểm)

Câu 2: Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách: (2 điểm)

- Tích cực: đáp ứng phần nào yêu cầu của đất nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.

- Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.

- Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến hóa của dân tộc. phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết.

* Giải thích (1 điểm)

Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng đất nước, tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được, gây trở ngại cho việc phát triển những nhân tố mới của xã hội. Vì vậy, làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bạch Đằng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON