YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu. Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao ở bài kiểm tra sắp tới. 

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:  Trong các phản ứng hóa học SO2 có thể là chất oxi hóa hoặc là chất khử vì:

A. Lưu huỳnh trong SO2 đã đạt số oxi hóa cao nhất

B.  SO2 là oxit axit

C. Lưu huỳnh trong SO2  có số oxi hóa trung gian

D.  SO2  tan được trong nước

Câu 2:  Tên gọi khác của chất khử là:

A. Chất oxi hóa                    B. Chất bị khử                 C. Chất bị oxi hóa           D. Chất lấy oxi

Câu 3:  Chọn đáp án sai:

A. Sự khử và oxi hóa là 2 quá trình giống nhau

B. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác

C. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác

D. Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

Câu 4:  Tổng hệ số của các chất trong phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là

A. 55                                    B. 20                                C. 25                                D. 50

Câu 5:  Cho phản ứng: 3Fe+2O2→t∘Fe3O4. Chất nào là chất khử?

A.  Fe                                   B.  O2                              C.  Fe3O4$                      D. Cả A & B

Câu 6:  Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa- khử :

A. Phản ứng hóa hợp                                                   B. Phản ứng phân hủy

C. Phản ứng thế                                                           D. Phản ứng trung hòa

Câu 7:  Phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa – khử:

A.  4Na+O2→t∘2Na2O                                               B.  Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

C.  NH3 + HCl → NH4Cl                                           D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Câu 8:  Cho phản ứng sau, xác định chất khử: Fe2O3+3H2→t∘2Fe+3H2O

A.  Fe2O3                            B.  H2                              C.  Fe                               D.  H2O

Câu 9:  Đốt cháy hoàn toàn 4,8g bột than trog không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là

A. 8,96l                                B. 8,96ml                         C. 0,896l                          D. 0,48l

Câu 10:  Chọn đáp án đúng

A. Sự tách oxi khỏi hợp chất được gọi là sự oxi hóa

B. Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự khử

C. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác

D. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác

Câu 11:  Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng

A. Số nguyên tử trong mỗi chất                                   B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố

C. Số nguyên tố tạo ra chất                                          D. Số phân tử của mỗi chất

Câu 12:  Phát biểu nào không đúng:

A. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

B. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố

C. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả nguyên tố

D. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự trao đổi e giữa các nguyên tử

Câu 13:  Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa khử

A. Chất oxi hóa                    B. Chất khử                     C. Chất xúc tác               D. Chất môi trường

Câu 14:  Oxit nào bị khử bởi Hidro:

A.  Na2O                              B.  CaO                           C.  Fe3O4                        D.  BaO

Câu 15:  Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử.

A. HNO3 + NaOH → NaNO3 +   H2O                        B. N2O5+ H2O → 2HNO3

C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O                    D. 2Fe(OH)3  → Fe2O3 + 3H2O.

Câu 16:  Ở điều kiện thường hidro ở trạng thái nào?

A. Rắn                                  B. Lỏng                           C. Khí                              D. Hợp chất

Câu 17:  Tính chất nào sau đây không có ở hidro

A. Nặng hơn không khí                                                B. Nhẹ nhất trong các chất khí

C. Không màu                                                              D. Tan rất ít trong nước

Câu 18:  Công thức hóa học của hidro:

A.  H2O                               B.  H                                C.  H2                              D.  H3

Câu 19:  Trong bình đốt khí, người ta dùng tia lửa điện để đốt hỗn hợp gồm 11,2 lít hidro và 8 lít oxi. Sau phản ứng, chất nào còn dư? Với thể tích là bao nhiêu? Biết rằng các thể tích khí được đo ở đktc.

A. Hidro dư với thể tích 2,5 lít                                    B. Oxi dư với thể tích 2,5 lít

C. Hidro dư với thể tích 2,4 lít                                    D. Oxi dư với thể tích 2,4 lít

Câu 20:  Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. oxit nào không bị hidro khử:

A.  CuO, MgO                                                             B.  Fe2O3, Na2O

C.  Fe2O3, CaO                                                           D.  CaO, Na2O, MgO

Câu 21:  Hiđrô được ứng dụng trong lĩnh vực nào?

A. Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, ôtô,...

B. Dùng để điều chế kim loại từ oxit kim loại

C. Dùng làm đèn xì oxi- hiđrô để hàn, cắt kim loại

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22:  Tỉ lệ mol của hidro và oxi sẽ gây nổ mạnh là:

A. 2:1                                   B. 1:3                               C. 1:1                               D. 1:2

Câu 23:  Đốt cháy hoàn toàn 122 lít (đktc) hiđrô với lượng khí oxi dư. Hỏi thu được thể tích nước ở trạng thái lỏng là bao nhiêu?

A. 40 ml                               B. 50 ml                           C. 60 ml                           D. 70 ml

Câu 24:  Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, AgO, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng với hidro ở nhiệt độ cao:

A. 4                                      B. 5                                  C. 3                                  D. 1

Câu 25:  Cho 8g CuO tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m (g) chất rắn. Tính m, chất rắn đó là chất nào?

A. Cu, m = 0,64g                                                          B. Cu, m = 6,4g

C. CuO dư, m = 4g                                                      D. Không xác định được

Câu 26:  Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:

A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam

B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ

C. Có chất khí bay lên

D. Không có hiện tượng

Câu 27:  Ứng dụng của hidro

A. Oxi hóa kim loại

B. Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ

C. Tạo hiệu ứng nhà kinh

D. Tạo mưa axit

Câu 28:  Sản phẩm thu được sau khi nung chì (II) oxit trong hiđrô

A.  Pb                                   B.  H2                              C.  PbO                           D. Không phản ứng

Câu 29:  Thao tác thí nghiệm nào sau đây đúng và an toàn nhất?

A. Đốt khí hiđro khi vừa điều chế                                B. Thử độ tinh khiết của hidro trước khi đốt

C. Chờ sau một thời gian mới đốt                               D. Tất cả các đáp án trên

Câu 30:  Khí nhẹ nhất trong các khí sau:

A.  H2                                  B.  H2O                           C.  O2                              D.  CO2

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

C

6

C

11

B

2

C

7

C

12

C

3

A

8

B

13

B

4

A

9

A

14

C

5

A

10

C

15

C

16

C

21

D

26

B

17

A

22

A

27

B

18

C

23

B

28

A

19

D

24

C

29

B

20

D

25

B

30

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn vật thể tự nhiên

A.  Ấm nhôm, bình thuỷ tinh, nồi đất               

B.  Xenlulozo, kẽm, vàng

C. Bút chì, thước kẻ, tập sách                            

D. Nước biển, ao, hồ, suối.

Câu 2: Chất tinh khiết là:

A. Có tính chất không đổi                                    

B. Có lẫn thêm vài chất khác

C. Gồm những phân tử đồng dạng                 

D. Không lẫn tạp chất

Câu 3: Trong các dãy chất cho dưới đây, hãy cho biết dãy chất nào là chất tinh khiết?

A. Nước, khí oxi, muối ăn, đường.                

B. Sữa, nước mắm, khí oxi, nước.

C. Nước chanh, xăng, nhôm.                         

D. Kẽm, muối ăn, không khí, nước.

Câu 4: Mỗi chất có những tính chất nhất định. Điều này đúng với loại chất gì?

A. Chất tinh khiết.                                                

B.  Đơn chất và hợp chất

C. Với mọi chất.                                                  

D. Chất trong hỗn hợp.

Câu 5: Muối ăn có lẫn cát, để tách muối ăn ra khỏi cát em hãy chọn phương pháp thích hợp nhất:

A. Hoà tan- làm bay hơi- lọc.                               

B. Lọc- làm bay hơi.   

C. Chưng cất.                                                       

D. Hoà tan - lọc -làm bay hơi.

Câu 6: Phương pháp lọc dùng để tách 1 hỗn hợp gồm:

A. Nước với cát.                                     

B. Muối ăn với đường.                  

C. Rượu với nước.                                              

D. Muối ăn với nước. 

 Câu 7:Hỗn hợp chất rắn nào sau đây có thể dễ tách riêng nhất bằng cách thêm nước vào rồi lọc:

A. Muối ăn và cát.                                             

B. Muối ăn và đường.        

C. Cát và mạt sắt.                                               

D. Đường và bột mì.

Câu 8: Hãy so sánh các tính chất: màu sắc, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất: muối ăn, đường, than

 

Muối ăn

Đường

Than

Màu

 

 

 

 

Vị

 

 

 

 

Tính tan

 

 

 

 

Tính cháy

 

 

 

 

Câu 9: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1)…………………. về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2)…………………… mang (3)…………..”

A. (1) trung hòa;  (2) hạt nhân; (3) điện tích âm

B. (1) trung hòa; (2) một hay nhiều electron; (3) không mang điện

C. (1) không trung hòa; (2) một hạt electron; (3) điện tích dương

D. (1) trung hòa; (2) một hay nhiều electron ; (3) điện tích âm

Câu 10: Chọn đán án đúng nhất

A. Số p = số e

B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron

C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân

D. Eletron sắp xếp thành từng lớp

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1D

2D

3A

4A

5D

6A

7A

8

9D

10A

11B

12C

13A

14A

15A

16B

17C

18A

19A

20A

21A

22C

23D

24B

25D

26C

27D

28B

29C

30B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Phân tử khối của CH4, Mg(OH)2, KCl lần lượt là:

A. 16 đvC, 74,5 đvC, 58 đvC                        

B. 74,5 đvC, 58 đvC, 16 đvC

C. 17 đvC, 58 đvC, 74,5 đvC                        

D. 16 đvC, 58 đvC, 74,5 đvC 

Câu 2: Một chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn khí hidro 31 lần. Xác định X.

A. C                                     B. Na.                               C. N                        D. Ni

Câu 3: Chọn đáp án đúng

A. Công thức hóa học của đồng là Cu

B. 3 phân tử oxi là O3

C. CaCO3 do 2 nguyên tố Canxi, 1 nguyên tố oxi tạo thành

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Ý nghĩa của công thức hóa học cho biết

A. Nguyên tố nào tạo ra chất

B. Phân tử khối của chất

C. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất

D. Tất cả đáp án

Câu 5: Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì

A. CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên

B. Có 3 nguyên tử oxi trong phân tử

C. Phân tử khối là 96 đvC

D. Tất cả đáp án

Câu 6: Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử oxi trong phân tử

A. NaNO3, phân tử khối là 85

B. NaNO3, phân tử khối là 86

C. Không có hợp chất thỏa mãn

D. NaNO3, phân tử khối là 100

Câu 7: Chon đáp án sai

A. CTHH của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố

B. Lưu huỳnh có công thức hóa học là S2

C. Phân tử khối của CaCO3 là 100 đvC

D. Có 3 nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất HNO3

Câu 8: 3H2O nghĩa là như thế nào

A. 3 phân tử nước

B. Có 3 nguyên tố nước trong hợp chất

C. 3 nguyên tố oxi

D. Tất cả đều sai

Câu 9: Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4 . Biết phân tử khối là 120. Xác định kim loại M

A. Magie                            B. Đồng                      C. Sắt                     D. Bạc

Câu 10: Cho công thức hoá học của sắt (III) oxit là Fe2O3, hiđro clorua là HCl

CTHH  đúng của sắt (III) clorua là:

A.  FeCl2.                        B. FeCl.                         C.   FeCl3.                            D.  Fe2Cl.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1D

2B

3A

4D

5A

6A

7B

8A

9A

10C

11B

12C

13A

14A

15A

16A

17A

18A

19B

20A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 : (1,0 điểm): Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dich không màu: NaOH, HCl, Ba(OH)2 , Na2SO4

Câu  2: (2,0 điểm): Hoàn thành các PTHH

Na2CO3  + HCl →

BaCl2  +  H2SO4

Fe    +   CuSO4  →

FeCl3  + NaOH   →

Câu 3: (1,0 điểm): Dẫn từ từ 1,12 lit khí CO2 (đktc) vào dung dịch  có chứa 6 gam NaOH.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu gam?

c) Xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng .

Câu 4: : (2,0 điểm): Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu các biện pháp và hiêu quả của viêc bảo vệ rừng?

Câu 5: : (1,0 điểm): Hãy vẽ 4 chuỗi thức ăn, trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, châu chấu, ếch nhái, cáo, rắn, diều hâu, vi khuẩn, dê, hổ. Một số gợi ý về thức ăn như sau:

a. Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, ếch nhái ăn bọ rùa, rắn ăn ếch nhái.

b. Cây cỏ là thức ăn của châu chấu, gà ăn châu chấu, cáo ăn gà.

c. Cây cỏ là thức ăn của dê, hổ ăn dê.

d. Cây cỏ là thức ăn của gà, diều hâu ăn gà.

ĐỀ SỐ 5

Bài 1: Phân biệt vật thể tự nhiên,vật thể nhân tạo,chất trong dãy sau:Xoong,nồi,niêu,chảo,axit,thủy tinh,cát,xi măng,đá vôi,chất dẻo,polymer,bột mì,oxi,cacbonic(1 đ)

Bài 2: Vẽ hình dạng nguyên tử của các nguyên tố sau,xác định số lớp e,số e lóp ngoài cùng(3.5 đ)

a. Na p=11

b. Fe p=26

c. Cu p=29

d. N   p=7

e. Asen p=33

f. Mẫu He p=2

Biết lớp 1 có tối đa 2e

Lớp 2 có tối đa 8e

Lớp 3 có tối đa 18e

Từ lớp 4 trở đi tối đa 32e

Bài 3: nguyên tử gồm những thành phần nào,nêu tên,ký hiệu,điện tích (1 đ)

Bài 4: nguyên tố hóa học là gì(0.5 đ)

Bài 5: tính khối lượng bằng gam của 1 nguyên tử nhôm,của 2 nguyên tử sắt,của 6.1023 nguyên tử  canxi (1đ)

Bài 6: nêu cách nhận biết chất tinh khiết và hỗn hợp(0.75 đ)

Bài 7: nguyên tố nào phổ biến thứ 2 trong lớp vỏ trái đất (0.25 đ)

Bài 8: nguyên tố nào nặng hơn,nặng hơn bao nhiêu lần(2 đ)

- Ca và K

- Asen và iot

- Nito và cabon

- Flo và clo

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Võ Thị Sáu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF