YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Văn Tám

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Văn Tám. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc nghiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 8

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O. Biết sắt trong các hợp chất trên có hóa trị III thì hệ số của các chất trong phản ứng lần lượt là:

A.  1: 3:1:6                  B.  2:3:1:6                   C.  2:6:1:6                       D.  1:6:2:6

Câu 2: Dãy nguyên tố kim loại là:

A.  K, Na, Mn, Al, Ca.                                      

C.  Na, Mg, C, Ca, Na.

B.  Ca, S, Cl, Al, Na.                                                 

D.  Al, Na, O, H, S. 

Câu 3: Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng là:

A.  m=n.M.                 B.  M= n/m.                           C.  M=n.m.                   D.  M.m.n = 1                                 

Câu 4: Cho 5,6g sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 12,7g sắt (II) clorua FeCl2  và 0,2g khí H2. Khối lượng HCl đã dùng là:

A.  7,3g                       B.  14,2g                               C.  9,2g                       D.  8,4g 

Câu 5: Chất  thuộc hợp chất hóa học là:

A.  O2.                         B.  N2.                                 C.  H2.                             D.  CO2

Câu 6: Khí SO2 nặng hơn khí O2 bao nhiêu lần?

A.  1,5 lần.                   B.  1,7 lần.                              C.  2 lần.                     D.  1,2 lần  

Câu 7 : Trong các vật sau, đâu là vật thể tự nhiên?

A.  Nhà ở.                     B.  Quần áo.                      C.  Cây cỏ.                  D.  Đồ dùng học tập.       

Câu 8: Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào sau đây?

A.  N2O5                                  B.  NO                            C.  N2O3.                     D.  NO2   

Câu 9: Hãy suy luận nhanh để cho biết chất nào giàu nitơ nhất trong các chất sau?

A.  N2O5                             B.  NO                               C.  N2O                    D.  NO2

Câu 10:  Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A.  4FeS2  +11 O2 → 2Fe2O3 + 8SO2                   C.  4FeS2  +11 O2 →  Fe2O3 + 8SO2

B.  2FeS2  + O2 → Fe2O3 + SO2                              D.  FeS2  + O2 →  Fe2O3 + 2SO2   

Câu 11: Trong 1 mol O2 có bao nhiêu nguyên tử?

A.  6,02.1023                     B.  12,04. 1023                     C.  6,04. 1023                  D.  18,06. 1023        

Câu 12: Công thức tính thể tích chất khí (ở đktc):

A. V= n: M                    B. V= n.24                      C. V= n.M                      D. V= n.22,4                    

Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau:

A.  Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

B.  Trong phản ứng hóa học, có sự biến đổi từ nguyên tử này thành nguyên tử khác.

C.  Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các phân tử tham gia phản ứng thay đổi.

D.  Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ.

Câu 14: 6,4g khí sunfuarơ SO2 qui thành số mol phân tử là:

A.  0,01 mol                            B.  0,1 mol              C.  0,2 mol                      D.  0,5 mol  

Câu 15: Hòa tan muối ăn vào nước, được dung dich trong suốt. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn lại xuất hiện. Quá trình này được gọi là:

A.  hiện tượng hòa tan.                                           

B.  hiện tượng hóa học                      

C.  hiện tượng vật lí.                                    

D.  hiện tượng bay hơi

Câu 16: Khối lượng của 0,5 mol CO2 là:

A. 22g                            B. 28g                       C. 11,2g                            D. 44g

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 17 (2đ): Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a. Fe  +   O2    →  Fe3O4       

b. NaOH   +   FeCl3 → NaCl   +    Fe(OH)3                        

Câu 18 (2đ):

Tính số mol của:  5,6 g Fe; 5,6 lit khí H2;  3,0115.1023 nguyên tử Cu?

Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất: K2CO3.

Câu 19 (2đ) : Cho kim loại magie tác dụng với dung dịch axit clohđric (HCl) người ta thu được muối magie clorua ( MgCl2) và 44,8 lít khí hiđro H2.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết trong phản ứng trên, đâu là đơn chất, đâu là hợp chất?

b.Tính khối lượng axit clohiđric và khối lượng Magie cần dùng cho phản ứng?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. Trắc nghiệm khách quan:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

B

A

A

A

D

C

C

C

C

A

A

D

A

B

D

A

 

2. Tự luận: 

Câu 1:

a.  3Fe  +   2O2        →   Fe3O4                                      

b. 3NaOH   +   FeCl3    →      3NaCl   +    Fe(OH)3     

Câu 2:

a,  nFe = m/M = 5,6/56 = 0,1 mol

nCO2 = m/M = 88/44 = 2 mol

nCu = N/NA = 3,0115.1023 / (6,023.1023) = 0,5 mol

%K = 56,5%  ;   %C =  8,7 % 

%O=100% -(56,5%  + 8,7%)= 34,8 %

Câu 3:

 PTHH:   Mg  +  2HCl →  MgCl2   +  H2

Đơn chất: Mg

Hợp chất: HCl ; MgCl2 ; H2O

b. nH2  = V/22,4 = 44,8 / 22,4 = 2 mol

Từ PTHH, ta có :

nHCl = 2 . nH2 = 2. 2 = 4 mol → mHCl = nHCl . M = 4.36,5 = 146g

nMg =  nH2 = 2 mol  → mMg = nMg . M = 2.24 = 48g

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4

Câu 1:  Trong các quá trình sau, đau là hiện tượng hóa học ?

A. Nghiền bột gạo

B. Hòa tan đường vào nước được nước đường

C. Thanh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ

D. Cồn để trong lọ không bịt kín bị bay hơi

Câu 2:  Cho phản ứng: A +B +C → D. Biểu thức bảo toàn khối lượng nào sau đây là đúng ?

A. mA +mB =mC+ mD                                                   

B. mA +mB + mC = mD

C. mA +mB +mD =  mC                                                                  

D. mA =mB +mC+ mD                                                    

Câu 3:  Cho  sơ đồ phản ứng Nhôm + khí ôxi  →  Nhôm ôxit, chất sản phẩm là

A. Nhôm                                 

B. Ôxi            

C. Nhôm và oxi                      

D.Nhôm ôxit

Câu 4:  Cho phương trình hóa học : 2Cu +O2   →  2CuO. Tỉ lệ số nguyên tử đồng : số phân tử oxi là :

A. 1 : 1

B. 1 : 2

C. 2 : 1

D. 2 : 1 : 2

Câu 5: Đơn chất là những chất được tạo nên

A. Từ một nguyên tố hóa học

B. Từ 2 nguyên tố hóa học trở lên

C. Từ 3 nguyên tố trở lên

D. Từ 4 nguyên tố hóa học trở lên

Câu 6: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các loại hạt

A. Electron

B. Proton

C. Nơtron

D. Cả B và C

Câu 7:  Kí hiệu hóa học của kim loại sắt là

A.fe                

B.fE                                                   

C.FE                           

D.Fe

Câu 8. Tỉ khối của khí Metan (CH4) đối với khí Oxi là

A.1                                               

B.0,5                                                      

C.0,75                              

D.1,25

II.Phần tự luận (6 điểm).

Câu 1. (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau

a. P + ... →  P2O5

b. HCl + Fe3O4 →  FeCl2 + FeCl3 + H2O

Câu 2 . (2,0 điểm). Tính

Thể tích ở đktc của 1,2.1023 phân tử SO3. Khối lượng của 11,2 lít NH3 ở đktc

Câu 3 . (2,0 điểm). Cho 13gam kẽm (Zn) tác dụng với một lượng dung dịch axit clohidric (HCl) vừa đủ thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí Hiddro (H2)

a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b. Thể tích khi H2 thu được ở đktc

c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl)  cần dùng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---.

ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1 (0,5 điểm).Cho các dãy công thức hoá học sau đây, dãy công thức hoá học  nào là của hợp chất:

A. CO2, SO2, O2, CuO .

B. CuCl2, SO2, Na2O, KOH.

C. C, S, Na2O, Fe2O3.

D. Cl2, SO2, N2, Al2O3

Câu 2 (0,5 điểm).Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Từ màu này chuyển sang màu khác .

B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng  .

C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi.

D. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái hơi  .

Câu 3 (0,5 điểm).Có PTHH: 4Na   +  O2  → 2Na2O . Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử trong phương trình là

A. 1 : 2: 1                    B. 2: 2 :2 .                               C. 4 :1 : 2.                               D. 4: 2: 1

Câu4(0,5điểm). Trong 1 mol phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử oxi. Vậy công thức hoá học của hợp chất đó là:

A. Cu2SO.                               B. CuSO3.                               C. CuSO4                    D. CuS4O

Câu5:(0,5điểm) Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế khí H2, người ta thu H2 vào bình bằng cách đặt ngược bình, vì:

A. khí H2 nhẹ hơn không khí

B. khí H2 nặng hơn không khí

C. khí H2 nặng gần bằng không khí

D. khí H2 nhẹ hơn khí oxi.

Câu 6: Muốn tính thể tích chất khí ở đktc, ta dùng công thức nào sau đây ?

A. V= 22,4.M B. V= 22,4.m              C. V= 24.n.                 D. V= 22,4.n

B.Tự Luận (7 Điểm)

Câu 1 (2,5 điểm )Nêu quy tắc hoá trị. Vận dụng quy tắc tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3. Biết Cl có hoá trị I. 

Câu 2 (2 điểm ) Nếu đốt cháy hết 9g kim loại Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí

a/ Viết và cân bằng PTHH xảy ra.

b/ Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng.

Câu 3 (2,5 điểm). Có PTHH sau: CaCO3  +  2HCl  → CaCl2 +  CO2  + H2O

  Nếu cho 100g CaCO3 tác dụng hết với axit HCl

a/ Tìm khối lượng của HCl

b/ Tìm thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---.

ĐỀ SỐ 4

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,33đ)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi là phi kim hoạt động rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.

B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết các kim loại.

C. Oxi không có mùi và không có mùi

D. Oxi cần thiết cho sự sống

Câu 2. Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxi trong không khí?

A. Sự gỉ của các đồ vật bằng sắt

C. Sự cháy của than, củi, bếp gaz.

B. Sự quang hợp của cây xanh

.. Sự hô hấp của động vật

Câu 3. Dãy các chất nào sau đây toàn là oxit bazơ

A. CuO, K2O, NO2 

B. Na2O, CO, ZnO   

C. PbO,  NO2, P2O5 

D. MgO, CaO, PbO

Câu 4. Nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm  là:

A. KMnO­4     

B. K2O    

C. H2O          

D. Không khí                

Câu 5. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng phân hủy:

A. 2KClO3 →  2KCl  +   3O2                               

B. Fe2O3   +    H2  →  Fe   +  H2O                   

C. 2H2O →  H2    + O2                       

D. FeCl2   +  Cl2   →   FeCl3

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần thể tích của không khí:

A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm...)

B. 21% Các khí khác, 78% khí oxi, 1% khí oxi.

C. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm...)

D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.

Câu 7. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế ?

A. 4P  +  5O2  → 2P2O5     

B. 2Al  +  6HCl   → 2AlCl3   +   3H2

C. CaCO3  →   CaO + CO2                                        

D. C   +    O2   → CO2

Câu 8. Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Fe, Zn, Li, Sn                                                           

B. Cu, Pb, Rb, Ag.

C. K, Na, Ca, Ba.                                                          

D. Al, Hg, Cs, Sr

Câu 9. Dãy chất nào sau đây toàn là axit

A. KOH, HCl, H2S, HNO3

B. H2S , Al(OH)3, NaOH, Zn(OH)2

C. ZnS, HBr, HNO3, HCl

D. H2CO3 , HNO3, HBr, H2SO3

Câu 10. Dãy chất nào sau đây toàn là bazơ

A. HBr, Mg(OH)2, KOH, HCl   

B. Ca(OH)2, Zn(OH)2  , Fe(OH)3, KOH

C. Fe(OH)3 , CaCO3,  HCL, ZnS          

D. Fe(OH)2,  KCl, NaOH, HBr

Câu 11. Dãy chất nào sau đây toàn là muối \

A.  NaHCO3, MgCO3 ,BaCO3                

B.  NaCl, HNO3  , BaSO4

C.  NaOH, ZnCl2 , FeCl2                        

D.  NaHCO3, MgCl2 , CuO

Câu 12. Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất ở tỉ lệ về thể tích là bao nhiêu:

A. VH2 : VO2 = 3 : 1                             

B. VH2 : V O2 = 2 : 2    

C. VH2 : V O2 = 1 : 2                           

D. VH2 : V O2 = 2 : 1             

Phần 2. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của sắt, phôtpho, lưu huỳnh, nhôm trong khí oxi.

Câu 2. (1 điểm)  Dẫn 2,24 lít khí hidro (đktc) vào một ống có chứa 12 g CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Khối lượng nước tạo thành là bao nhiêu?

Câu 3. (2 điểm) Cho hợp chất Fe2O3.

a. Hợp chất Fe2O3 gồm mấy nguyên tố, đó là các nguyên tố nào?

b. Tính phần trăm về khối lượng của oxi.

Câu 4. (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6.72 lít khí C2H2 trong bình chứ khí oxi. Tính thể tích khí oxi cần dùng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---.

ĐỀ SỐ 5

I Phần trắc nghiệm (2điểm)

Câu I:Điền đúng(Đ) sai (S) vào ô trống cuối ý mang nội dung đúng hoặc sai tương ứng sau:

A.Oxit được chia làm hai loại chính là oxit axit và oxit bazơ.                 

B.Tất cả các oxit kim loại đều là oxit bazơ                         

C. Oxit của phi kim đều là oxit axit

D.Oxit axit thường là oxit cua phi kim và tương ứng với một axit.

E..Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Câu II:Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

1.Sự oxi hoá là :

A.Sự tác dụng của một chất với oxi .          

B. Sự tác dụng của các  chất với oxi.

C. Sự tác dụng của oxi  với một chất.       

D.Sự tác dụng của o xi  với các chất.

2.Dãy các chất sau đều là oxit axit.     

A.CO2 ,P2O5 ,H2O ,CaO.                      

B. CO2 ,P2O5 , SO3 ,N2O5 .

C.CO2 ,CaO ,CuO ,ZnO.                      

D.MgO , ZnO , CO , H2O2 .

3.Thành phần của không khí gồm :

A.21% N2 ,78% O2,1% khí khác          

B. 21% O2 ,78% N2,1% khí khác

C. 1% N2 ,78% O2,21% khí khác          

D.21% N2 ,1 % O2,78% khí khác

Phần tự luận: (8đ)

Câu III: So sánh sự cháy với sự o xi hóa chậm ? Cho ví dụ?

Câu IV:Với cùng khối lượng là a gam nguyên liệu điều chế O2 trong phòng thí nghiệm KMnO4 , KClO3 thì chất nào điều chế được nhiều O2 hơn?Giải thích?

Câu IV: a.Để đốt cháy hết 2,4 gam than người ta dùng một thể tích oxi là bao nhiêu? (biết thể tích oxi đo ở đktc).

b.Tính khối lượng kalipemangannat cần dùng để điều chế lượng oxi trên?

(nếu hiệu suất p/ứng đạt 90%)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---.

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Văn Tám. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF