YOMEDIA

Bộ 5 đề kiểm tra giữa HK2 Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Lê Văn Tám có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Bộ 5 đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Lê Văn Tám có đáp án. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Có mấy cách truyền nhiệt từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó? Trong trường hợp này cách nào là chủ yếu?

Câu 2. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng được không, lấy thí dụ minh họa?

Câu 3. Tại sao khi thả quả bóng cao su từ một độ cao nào đó xuống mặt bàn nằm ngang, quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu? Dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích hiện tượng này.

Câu 4. Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35°C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15°C. Lấy nhiệt dung riêng của nuớc là 4.190J/kg.K?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Có 3 cách truyền nhiệt từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó là: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong trường hợp này cách truyền nhiệt từ bếp lửa đến người là bức xạ nhiệt.

Câu 2. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng và ngược lại cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng đều được.

Thí dụ: Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Nút đậy ống nghiệm có chứa nước bật ra khi nước được đun sôi.

Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: Miếng kim loại nóng lên khi được cọ xát nhiều lần vào mặt bàn.

Câu 3. Trong quá trinh quả bóng rơi xuống, thế năng chuyền dần thành động năng. Khi quả bóng nảy lên, động năng chuyển dần thành thế năng. Ngoài ra, có một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và không khí xung quanh quả bóng vì thế cơ năng giảm, quả bóng không bay lên đến độ cao ban đầu.

Câu 4. Giải: Gọi x là khối lượng nước ở 15°C và y là khối lượng nước đang sôi.

Ta có : x + y = 100kg         (1)

Nhiệt lượng y kg nước đang sôi tỏa ra:

Q1 = y.4190.(100 - 35)

Nhiệt lượng x kg nước ở nhiệt độ 15°C thu vào để nóng lên 35°C:

Q2 = x.4190.(35 - 15)

Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:

Q1 = Q=  x.4190.(35 – 15) = y.4190.(100 -35)    (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:

x = 76,5kg; y ≈ 23,5kg

Phải đổ 23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C.

----- Hết đề thi số 1 -----

2. ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trường hợp nào sau đây không có động năng ?

A. Con lắc đang dao động.

B. Máy bay đang bay.

C. Không khí đang chứa trong quả bóng.

D. Luồng gió đang thổi qua cánh đồng.

Câu 2. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy chọn câu đúng

A. Khối lượng của vật                 

B. Độ biến dạng đàn hồi của vật

C. Vận tốc của vật                      

D. Chất làm vật

Câu 3. Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Lực cản của mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là:

A .800W                      B. 8kW                  

C. 80kW.                     D. 800kW

Câu 4. Một chiếc ô tô cùng chuyển động đều đi được đoạn đường 27km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là:

A. 80 N                B. 800N          

C. 8000 N            D. 1200N

Câu 5. Một người thợ kéo đều một bao xi măng trọng lượng 500N lên cao 3m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

A. 15W                         B. 360W               

C. 50W                         D. 72W

B. TỰ LUẬN

Câu 6. Một mũi tên được bắn đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?

Câu 7. Để đưa một vật khối lượng 300kg lên sàn xe tải có độ cao 1,25m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 100N. Lực kéo vật là bao nhiêu?

....

( Nội dung đáp án của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)

3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng.

Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử ?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 2. Có hai cốc nước: cốc (1) chứa nước lạnh, cốc (2) chứa nước nóng. Tốc độ chuyển động của các phân từ nước trong :

A. Cốc (1) lớn hơn cốc (2).    

B. Cốc (1) nhỏ hơn cốc (2).

C. Hai cốc bằng nhau.         

D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu 3. Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước với thể tích

A. Bằng 200cm3.

B. Nhỏ hơn 200cm3 .

C. Lớn hơn 200cm3 .

 D. Bằng hoặc lớn hơn 200cm3 .

Câu 4. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này có sự chuyển hóa năng lượng:

A .Từ nhiệt năng sang cơ năng.   

B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

C. Từ cơ năng sang cơ năng.       

D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

Câu 5. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.

C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.

Câu 6. Chọn câu sai về tính dẫn nhiệt của vật trong đời sống và kĩ thuật.

A. Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.

B. Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sổng và kĩ thuật, ta chỉ cần chất dẫn nhiệt tốt.

C. Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những hiện tượng: rong tự nhiên

 D. Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chứng va chạm nhau.

Câu 7. Hãy nhìn ngọn lửa của cây nến đang cháy. Năng lượng nhiệt được truyền theo hướng nào trong các hướng sau:

A. Truyền xuống dưới.   

B. Truyền ngang.

C. Truyền lên trên.                 

D. Truyền đều theo mọi hướng.

Câu 8. Chọn nhận xét sai về đối lưu nhiệt.

A. Trong hiện tượng đổi lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.

B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng trồi lên, lớp nước lạnh tụt xuống.

D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau

Câu 9. Đứng gần ngọn lửa hoặc lò sưởi, ta sẽ cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào ?

A. Sự dẫn nhiệt của không khí.

B. Sự đối lưu.

C. Sự bức xạ nhiệt.

D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 10. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

A .Bằng sự đối lưu.    

B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí.

C. Bằng bức xạ nhiệt.

D. Bằng một cách khác.

....

( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Chọn câu đúng về đặc điểm cấu tạo các chất.

A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.

B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng

C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.

D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.

Câu 2. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?

A. Khối lượng và trọng lượng.

B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng

C. Thể tích và nhiệt độ.

D. Nhiệt năng.

Câu 3. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào một chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

A. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

B. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

C. Từ cơ năng sang cơ năng.

D. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

Câu 4. Chọn câu sai về độ dẫn nhiệt của các chất.

A. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.

B. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.

C. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.

D. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.

Câu 5. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt ?

A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày.

B. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.

C. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày trong đó đã đổ sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm).

D. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.

Câu 6. Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu?

A. Chỉ chất khí.               

B. Chỉ chất khí và chất lỏng.

C. Chỉ chất lỏng.            

D. Cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Câu 7. Gió được tạo thành là do:

Ạ. Dòng đối lưu giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.

B. Sự chênh lệch áp suất giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.

C. Sự bức xạ nhiệt giữa các lớp không khí nóng và lạnh trên mặt đất.

D. Cả A, B,C đều đúng.

Câu 8. Chọn câu nhận xét đúng nhất

Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để :

A. Giảm ma sát với không khí.

B. Giảm sự dẫn nhiệt.

C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài rađa.

D. ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời.

Câu 9. Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt nào dưới đây?

A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới nguời đứng gần bếp.

C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn.

D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng tới đầu không bị nung nóng của thanh đồng.

Câu 10. Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng?

A. Đồng, không khí, nước.       

B. Đồng, nước, không khí.

C. Không khí, đồng, nước.       

D. Không khí, nước, đồng.

....

( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)

5. ĐỀ SỐ 5

Bài 1: Chọn câu sai:

A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.

D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Bài 2: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

D. Các phương án trên đều đúng.

Bài 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

Bài 4: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.

B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.

C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.

D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Bài 5: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

A. Vì nhôm mỏng hơn.

B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Bài 6: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Bài 7: Vì sao nước biển có vị mặn?

A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Bài 8: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?

A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.

B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.

C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.

D. Một cách giải thích khác.

Bài 9: Chọn câu đúng

A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.

B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.

C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.

D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.

Bài 10: Chọn câu sai:

A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.

B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.

C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.

D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.

....

( Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy)

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Văn Tám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON