Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Lương Thế Vinh sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
(Trích: Những tấm lòng cao cả- Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 – Học đường)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ) Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận tình yêu thương , lời khuyên và mong ước của người bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu?
Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I : ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Xác định phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
- Nội dung: Lời khuyên của bố về việc học tập dành cho đứa con của mình.
Câu 2: Từ tượng hình: Quả quyết; hớn hở; cặm cụi.
- Tác dụng: Làm cho tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng .
- Câu ghép: Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1: Hs diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của bố dành cho đứa con qua lời khuyên, mong muốn con mình biết chăm lo học tập trở thành người có ích ... và từ đó thấy trân trọng, biết ơn , yêu quý bố nhiều hơn.
Câu 2: Yêu cầu cần đạt:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của đồ dùng mà em yêu thích.
b. Thân bài:
Trình bày lần lượt từng đặc điểm tiêu biểu của đối tượng:
- Nguồn gốc, xuất xứ.
- Nêu cấu tạo, chất liệu: Cụ thể, chi tiết.
- Phân loại : Có nhiều loại thì cách phân biệt như thế nào?
- Nguyên lí hoạt động.
- Cách sử dụng.
- Cách bảo quản.
- Cách chọn mua.
- Ưu điểm
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
(Trích Tuổi thơ im lặng - Duy Khán)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu?
Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
PHẦN I : ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Xác định phương thức biểu đạt chính: tự sự.
- Nội dung: Sự vất vả của bố.
Câu 2:
- Từ tượng hình: Khum khum; lỗ rỗ; xám xịt; lấm tấm.
- Tác dụng: Làm cho hình ảnh về bàn chân của bố hiện lên trọn vẹn hơn bởi những sự vất vả.
Câu 3: Câu ghép: Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1
Hs diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của mình với bố chân thành, có cảm xúc: Quan tâm, yêu thương, thấu hiểu nỗi đau của đôi chân bị bệnh, đồng thời là sự trân trọng, yêu quý, biết ơn bố vô cùng vì sự vất vả, khó nhọc mà bố phải trải qua để lo cho con có cuộc sống đủ đầy....
Câu 2: Yêu cầu cần đạt:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của đồ dùng mà em yêu thích.
b. Thân bài:
Trình bày lần lượt từng đặc điểm tiêu biểu của đối tượng:
- Nguồn gốc, xuất xứ.
- Nêu cấu tạo, chất liệu: Cụ thể, chi tiết.
- Phân loại : Có nhiều loại thì cách phân biệt như thế nào?
- Nguyên lí hoạt động.
- Cách sử dụng.
- Cách bảo quản.
- Cách chọn mua.
- Ưu điểm
- Hạn chế.
- Vai trò , ý nghĩa của nó trong đời sống con người.
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4:
… “Chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn quốc ca, phải hiểu đúng sứ mệnh lịch sử của nó, chúng ta tin giai điệu của quốc ca sẽ mãi đi cùng “nước non Việt Nam ta vững bền”.
Hát quốc ca như thế nào cũng cần phải chấn chỉnh, không thể hát khoán cho xong chuyện. Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”. Rồi thỉnh thoảng lại phô ra một giọng hát sai cả nhạc lẫn lời. Đó chính là thể hiện ý thức của người hát quốc ca. Từ khi bắt đầu học trường tiểu học, ai cũng được học và hát quốc ca mỗi sáng thứ hai chào cờ. Vậy mà vẫn có nhiều người không thuộc hoặc hát sai nhạc, sai lời”...
(Theo https://petrotimes.vn, Đức Toàn, Chào cờ sao không hát quốc ca?)
Câu 1. Xác định ý nghĩa các dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích: “nước non Việt Nam ta vững bền”, “kéo xe bò”.
Câu 2. Phân tích cấu tạo câu: Một tập thể hát quốc ca không thể hát với đủ các âm vực và bè trầm, bè nổi; người thì hát nhanh, kẻ lại hát chậm như “kéo xe bò”.
Câu 3. Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu vừa phân tích.
Câu 4. Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích.
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.
Câu 2: Đóng vai nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O henry.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)
Cho đoạn văn: (.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Câu 1 (1 điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.
Câu 2 (1 điểm). Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?
Câu 3 (1 điểm). Xác định câu ghép trong đoạn.
Câu 4 (2 điểm). Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình.
II. Tạo lập văn bản:(5 điểm)
Thuyết minh về cây bút bi.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)
Câu 1.
- Tác phẩm: Hai cây phong
- Tác giả: Ai-mai-tốp
- Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên
Câu 2.
- Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện
- Vai trò:
+ Mạch kể nhân vật tôi, là mạch kể chính trong tác phẩm.
+ Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn.
+ Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Lương Thế Vinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !