YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Châu Văn Liêm

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Châu Văn Liêm sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Cho đoạn trích:

Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Câu 1: (1.0 điểm)

Xác định tên văn bản, tác giả, phương thức biểu đạt.

Câu 2: (1.0 điểm)

So sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong đoạn trích.

Câu 3: (1.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 6 câu) bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ.

Phần II: Tập làm văn (7.0 điểm)

Đóng vai người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hãy kể lại nội dung câu chuyện đó. (Văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Dựa vào đoạn trích xác định:

Câu 1: Xác định:

- Tên văn bản, tác giả: Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm

Câu 2: So sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong đoạn trích:

- Giống nhau: đều là từ đồng nghĩa chỉ người sinh ra tôi

- Khác nhau:

+ Mẹ: Từ toàn dân, lời kể của tác giả, đối tượng là độc giả

+ Mợ: Biệt ngữ xã hội, lời thoại của chú bé Hồng, người nghe là người cô

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích và viết đoạn văn:

- Nội dung: Tấm lòng yêu thương mẹ kiên định của chú bé Hồng trước những rắp tâm chia rẽ tình mẫu tử của người cô.

- Viết đoạn văn ngắn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.

Phần II. Tập làm văn

a. Yêu cầu về kỹ năng:

- Biết cách làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Trong khi kể, thí sinh phải kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, nội dung có sức thuyết phục, diễn đạt tốt, lời văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

- Trình bày cẩn thận, sạch đẹp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao, học sinh viết bài văn tự sự kể lại câu chuyện Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc bán chó mà mình là người chứng kiến (có thể nhập vai ông giáo hoặc vợ của ông giáo). Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:

1. Mở bài: Giới thiệu sự việc sau khi bán chó Lão Hạc sang nhà ông giáo (tôi) kể lại chuyện đó (có thể nêu tình huống, thời gian chứng kiến sự việc ấy hoặc tình huống nhớ lại chuyện kể)

2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định:

- Diễn biến tâm trạng Lão Hạc khi sang nhà ông giáo (tôi) kể chuyện bán chó.

- Lão kể lại cho ông giáo (tôi) việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương lão quá "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".

- Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn kìm nén được, nỗi đau đớn cứ dội lên: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc".

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm).

a. Văn bản "Trong lòng mẹ" thuộc thể loại gì? Tác giả là ai, em hãy giới thiệu về tác giả đó?

b. Nhận định sau đây ứng với nội dung văn bản nào?

"Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ khi bị chà đạp và họ đã chống trả một cách mạnh mẽ, quyết liệt được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự tôn trọng của nhà văn".

Câu 2: (1,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

"Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.

b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5 điểm).

Cho câu chủ đề: Tình bạn thật cần thiết với mỗi người.

Em hãy viết một đoạn văn (diễn dịch hoặc quy nạp) từ 7 đến 8 câu. Trong đó có sử dụng ít nhất một trợ từ thán từ (chỉ rõ và nêu tác dụng của trợ từ thán từ đó).

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O-Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a.

- Thể loại: Hồi ký.

- Tác giả: Nguyên Hồng.

b.

- Văn bản Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2 (1 điểm).

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu Vàng,

b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh:

- Từ tượng hình: móm mém

- Từ tượng thanh: hu hu

- Tác dụng: Các từ TH, TT làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu Vàng.

Câu 3 (1,5 điểm).

H.S viết được đoạn văn đúng yêu cầu của đề bài (1đ)

Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 trợ từ, thán từ, chỉ rõ và nêu tác dụng (0,5đ).

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6,0 diểm).

A. Về hình thức:

- Nhập vai Xiu để kể lại (Xưng tôi ngôi thứ 1)

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.

B. Về nội dung:

1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại.

2. Thân bài:

- Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi.

  • Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết.
  • Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ)
  • Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào (chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời)
  • Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2,5 điểm):

a. Thế nào nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh?

b. Chỉ ra từ ngữ diễn tả phép nói giảm nói tránh và cho biết ý nghĩa, tác dụng của nó trong những câu văn sau: Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình.

(Nguyễn Khải)

Câu 2 (1,5 điểm):

Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc (SGK Ngữ văn 8, tập 1) bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 câu.

Câu 3 (1,0 điểm):

Vì sao có thể nói bức tranh vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men trong văn bản Chiếc lá cuối cùng của O-Hen-ri là một kiệt tác?

Câu 4 (5,0 điểm):

Mượn lời chị Dậu em hãy kể lại đoạn truyện cai lệ và người nhà lí trưởng đến thúc sưu, chị đã vùng dậy đánh trả bọn chúng. (Dựa vào nội dung đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. HS nêu được khái niệm, tác dụng của phép nói giảm, nói tránh:

- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. (0,5 điểm)

- Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. (0,5 điểm)

b.

- Chỉ ra từ ngữ diễn tả phép nói giảm nói tránh: bỏ đi (0,5 điểm)

- Tác dụng:

  • Tránh lặp lại từ "chết" ở câu trước. (0,75 điểm)
  • Tránh cảm giác đau buồn. (0,75 điểm)

Câu 2:

- Tóm tắt đoạn trích "Lão Hạc". Cần đảm bảo các ý sau:

  • Lão Hạc sống cô đơn vì con trai bỏ đi đồn điền cao su, chỉ còn có con chó Vàng bầu bạn. Vì ốm nặng, lão không nuôi nổi con Vàng nên đành bán nó đi. (0,25 điểm)
  • Lão đau đớn kể lại câu chuyện bán chó cho ông giáo nghe vì cho mình đã đánh lừa một con chó. (0,25 điểm)
  • Lão gửi ông giáo tiền lo ma và giữ hộ mảnh vườn cho con trai. (0,25 điểm)
  • Lão sống mòn, nhưng từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. (0,25 điểm)
  • Lão xin Binh Tư bả chó để đánh con chó hay sang vườn nhà lão khiến cả ông giáo và Binh Tư đều hiểu lầm lão. (0,25 điểm)
  • Nhưng cuối cùng lão đã chết vật vã đau đớn bằng bả chó. Ông giáo thầm hứa với lão sẽ trao tận tay con trai lão mảnh vườn. (0,25 điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu văn bản- Tiếng Việt: (5.0 điểm)

Câu 1: Hãy nêu chủ đề của văn bản "Tôi đi học" bằng một câu ngắn gọn (1.0đ).

Câu 2: Tóm tắt đoạn trích "Tức nước vỡ bở" bằng một đoạn văn khoảng 4 - 5 dòng. (2.0 đ)

Câu 3: Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho 1 ví dụ. (1.0 đ)

Câu 4: Chỉ ra trợ từ, thán từ và tình thái từ trong đoạn trích sau:

"...Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt."

II. Tập làm văn: (5.0 điểm)

Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến bố mẹ buồn lòng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I .Đọc hiểu văn bản- Tiếng Việt: (5.0 điểm)

Câu 1: Chủ đề của văn bản "Tôi đi học": Gợi lại kỉ niệm trong sáng mơn man về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật Tôi (1.0đ)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Châu Văn Liêm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON