YOMEDIA

Bài tập tính theo phương trình Hóa học - Ôn tập môn Hóa 8 năm học 2019-2020

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập tính theo phương trình Hóa học - Ôn tập môn Hóa 8 năm học 2019-2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

 

A. Cho biết một lượng chất, tìm đại lượng còn lại

Bài 1: Nung hoàn toàn 14,7 gam đồng hiđroxit Cu(OH)2 thu được chất rắn là CuO và hơi nước. Tính khối lượng CuO thu được.

Bài 2: Cho một lượng natri cacbonat Na2CO3 tác dụng với axit sunfuric H2SO4 sinh ra natri sunfat Na2SO4, hơi nước và 3,36 lít khí cacbonic CO2. Tính khối lượng của Na2CO3 và H2SO4 than gia phản ứng; khối lượng Na2SO4 tạo thành.

Bài 3: Cho kim loại Mg phản ứng với 100ml dung dịch axit clohidric HCl 1M. Xác định khối lượng kim loại đã dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc.

Bài 4: Cho kim loại sắt phản ứng với 120gam dung dịch H2SO4 6M (d =1,2 g/ml). Xác định khối lượng Fe đã dùng và thể tích khí thoát ra(đktc).

Bài 5: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với lượng dư axit sunfuric tạo thành  muối kẽm sunfat ZnSO4 và khí H2.

a. Viết phương trình hóa học              

b. Tính khối lượng axit tham gia phản ứng

c. Tính thể tích khí (đktc)                                

d. Tính khối lượng muối thu được

Bài 6: Cho PTHH sau: CaCO3  → CaO +CO2

a. Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế 3,92 gam CaO

b. Sau p.ứng thu được 5,6 lít CO2(đktc) cần bao nhiêu gam Canxi cacbonat CaCO3 phản ứng.

Bài 7: Cho sơ đồ phản ứng phân hủy thủy ngân oxit: HgO → Hg +O2

Hãy lập PTHH và:

a. Tính thể tích khí O2 (đktc) sinh ra khi có 0,1 mol HgO phân hủy

b. Tính khối lượng của thủy ngân Hg sinh ra khi có 43,4 gam HgO phân hủy

c. Tính khối lượng thủy ngân oxit HgO đã phân hủy khi có 14,07 gam Hg sinh ra

Bài 8: Đốt cháy 6,5 gam lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư thu được 4.48 lít khí SO2 ở đktc.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra                

b. Tính độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh trên

Bài 9: Phản ứng phân hủy Kali clorat KClO3  tạo ra kali clorua KCl và khí oxi

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng

b. Khi phân hủy 490g KclO3 sẽ thu được bao nhiêu lít khí O2 ở đktc

Bài 10: Cho 720 cm3 khí CO(20oC, 1atm) lội chậm qua nước vôi trong dư  Ca(OH)2. Tính

a. Tính khối lượng canxi hidroxit Ca(OH)2 tác dụng với CO2

b. Tính khối lượng canxi cacbonat CaCO3 kết tủa thu được (Biết rằng ở 20oC và 1atm, thể tích 1mol khí là 24 lít)

Bài 11: Dùng khí H2 để khử a gam CuO để thu được b gam Cu. Cho lượng đồng này tác dụng với Cl2 thu được 33,75 gam CuCl2. Tính a và b

Bài 12: Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Hỏi nếu thu được 26,4 gam hỗn hợp Cu và Fe, trong đó khối lượng Cu gấp 1,2 lần khối lượng Fe thì cần dùng tất cả bao nhiêu lít khí hiđro?

Bài 13: Cho 31,2 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Tính khối lượng của Cu và Fe, biết  trong hỗn hợp khối lượng Fe3O4 nhiều hơn CuO là 15,2 gam

Bài 14: Tính khối lượng Fe2O3 có lẫn 5% tạp chất cần để điều chế 11,2 gam sắt khi dùng H2 để khử oxit sắt trên

Bài 15: Cho hỗn hợp PbO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Hỏi nếu thu được 52,6 gam hỗn hợp Pb và Fe, trong đó khối lượng Pb gấp 3,696 lần khối lượng Fe thì cần dùng tất cả bao nhiêu lít khí hiđro?

Bài 16: Bột nhôm cháy theo phản ứng: Nhôm + oxi → Nhôm oxit Al2O3

a. Viết PTHH

b. Cho biết khối lượng nhôm đã phản ứng là 54 gam và khối lượng nhôm oxit sinh ra là 102 gam. Tính thể tích khí oxi đã dùng (đktc)

Bài 17: Trong PTN người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 theo phương trình phản ứng sau:

3Fe + 2 O2 → Fe3O4

a. Tính số gam sắt và thể tích khí oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ

b. Tính số gam kali pemamganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi cho phản ứng trên. biết khi nung nóng 2 mol KMnO4 thoát ra 1 mol O2

Bài  18: Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2(đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu

Bài 19: Đốt cháy 4,32 gam hỗn hợp Fe và Mg cần dùng 1344cm3 khí oxi (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại ban đầu.

B. Cho biết lượng hai chất tham gia phản ứng, yêu cầu tính các đại lượng còn lại

Bài 1: Cho 13 gam kẽm vào 500ml dung dịch axit clohidric 1M.

  a. Sau phản ứng chất nào còn dư với lượng là bao nhiêu

  b. Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc)

Bài 2: Cho phoi bào sắt vào dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4. Sau một thời gian sắt tan hoàn toàn và thu được 3,36 lít khí H2(đktc)

  a. Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng

  b. Sau phản ứng còn H2SO4 không và dư là bao nhiêu gam

Bài 3:  Cho 0,65 gam kẽm vào dung dịch chứa 7,3gam  axit clohidric

  a. Sau phản ứng chất nào còn dư với lượng là bao nhiêu

  b. Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc)

  c. Tính khối lượng Zn hoặc khối lượng HCl cần bổ sung để tác dụng hết với chất còn dư sau phản ứng.

Bài 4: Cho 50 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 36,5 gam HCl. Tính khối lượng muối tạo thành

Bài 5: Cho 31,2 gam BaCl2 tác dụng với dung dịch chứa 9,8 gam H2SO4 thu được BaSO4 kết tủa trắng. Tính khối lượng kết tủa

Bài 6: Cho 8,4 gam Fe chays trong bình chứa 1,12 lít khí oxi(đktc) cho oxit sắt từ Fe3O4. Tính khối lượng oxit sắt từ thu được

Bài 7: Nung nóng hỗn hợp gồm 2,24 gam bột Sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong ống kín

  a. Sau phản ứng chất nào còn dư với khối lượng là bao nhiêu

  b. Tính khối lượng FeS tạo thành sau phản ứng

Bài 8: Cho 4,05 gam Al tác dụng vơi dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4. Tính thể tích khí H2 sinh ra

Bài 9:  Cho 5,6 gam kim loại Fe tác dụng với 12,25 gam axit sunfuric. Hãy tính khối lượng sắt (II) sunfat và thể tích khí H2 tạo thành.

Bài 10: Cho từ từ 1,456 lít CO(đktc) đi qua 3,2 gam Fe2O3 thu được kim lại sắt theo pthh sau: Fe2O3 + CO → Fe + CO2

  a. Cân bằng phản ứng hóa học

  b. Tính khối lượng Fe và thể tích khí CO2 (đktc)

Bài 11: Cho 12,15 gam nhôm vào một dung dịch chứa 54 gam đồng sunfat CuSO4 thì thu được nhôm sunfat Al2(SO4)3 và kim loại đồng

  a. Viết phương trình hóa học

  b. Xác định chất dư sau phản ứng với khối lượng là bao nhiêu

  c. Tính khối lượng đồng thu được

Bài 12:  Cho sơ đồ phản ứng CaCO3 + HNO3  → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

  a. Lấy 31,5 gam đá vôi(thành phần chính canxi cacbonat) cho tác dụng vừa hết với 37,8 gam axit nitric. Tính thành phần % theo khối lượng của canxi cacbnat có trong đá vôi

  b. Tính thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc

  c. Cô cạn dung dịch sau khi đã loại bỏ hết phần chất rắn. hãy tính khối lượng muối khan thu được

Bài 13: Cho 50 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 36,5 gam HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

Bài 14 :Đốt cháy 2,4 gam magie trong khí oxi thu được 4 gam Magie oxit

  a. Viết PTHH và viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra

  b. Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng

Bài 15:  a. Cho 30 gam CaCO3  vào một dung dịch chứa 29,2 gam HCl  thu được V1 lít khí CO2. Tính V1

b. Thêm tiếp 12,6 gam  MgCO3  vào dung dịch thu được ở trên thì thu được V2 lít khí CO2. Tính V2

c. Tính khối lượng chất còn dư sau thí nghiệm 2

Bài 16: Cho 4,05 gam Nhôm vào dung dịch H2SO4 sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc)

  a. Tính khối lượng Al phản ứng, khối lượng axit phản ứng

  b. Tính khối lượng muối thu được

  c. Hòa tan hết lượng Al dư cần bao nhiêu gam axit sunfuric

Bài 17: Hòa tan 1,6 gam đồng oxit CuO trong 100gam dung dịch H2SO4 20%

  a. Tính khối lượng axxit đã tham gia phản ứng

  b. Tính khối lượng CuSO4 tạo thành

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập tính theo phương trình Hóa học - Ôn tập môn Hóa 8 năm học 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON