YOMEDIA

12 Bài tập tính nhiệt lượng có giải chi tiết môn Vật lý 8 trường THCS Thanh Khuê năm 2020

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu 12 Bài tập tính nhiệt lượng môn Vật lý 8 trường THCS Thanh Khuê năm 2020 có lời giải và đáp án chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và củng cố lại kiến thức chương trình Vật lý lớp 8, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS THANH KHUÊ

BÀI TẬP TÍNH NHIỆT LƯỢNG MÔN VẬT LÝ 8

Câu 1: Người ta dùng bếp để đun nước. Biết ấm dùng để đun nước được làm thì nhôm và có khối lượng 0,4kg. Bên trong ấm có chứa 3 lít nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để ấm tăng thêm 1°C

Câu 2: Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nước từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nước trong ấm sôi?

Câu 3: Một nồi đồng có khối lượng 300g chứa 1 lít nước. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho nồi nước tăng nhiệt độ từ 35°C đến 100°C là:

Câu 4: Một quả cầu nhôm có khối lượng 0,15kg có nhiệt độ 35°C được đun nóng tới 135°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết cho quá trình này là:

Câu 5 : Dùng một bếp dầu để đun một ấm nước bằng nhôm khối lượng 500g chứa 5 lít nước ở nhiệt độ 20°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K. Nhiệt lượng cần thiết để đun ấm nước đến sôi là:

Câu 6: Tính nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho một miếng nhôm có khối lượng 100g ở nhiệt độ 20°C đến nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 658°C, nhiệt nóng chảy của nhôm là 3,9.105J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K.

Câu 7: Người ta cần đun nóng để khối nước đá có khối lượng m1 = 5kg ở -10°C nóng chảy hoàn toàn ở 0°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. Nhiệt lượng cần thiết cần cung cấp cho quá trình này là:

Câu 8: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 120°C xuống 60°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K. Hỏi nước nhận một nhiệt lượng là bao nhiêu? Tìm nhiệt độ ban đầu của nước.

Câu 9: Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2000cm3 nước đựng trong ấm nhôm có khối lượng 500g ở nhiệt độ 20°C (nước sôi ở 100°C) biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là c1 = 4200J/kg.K , c2 = 880J/kg.K

Câu 10: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là c1 = 4200J/kg.K , c2 = 880J/kg.K. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

Câu 11: Dùng một bếp dầu để đun một ấm nước bằng nhôm khối lượng 500g chứa 5 lít nước ở nhiệt độ 20°C. Biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là c1 = 4200J/kg.K , c2 = 880J/kg.K. Bếp có hiệu suất 80%. Tính nhiệt lượng tỏa ra từ bếp để đun ấm nước đến sôi.

Câu 12: Một bếp dầu đun 1 lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng m2 = 300g thì sau thời gian t1 = 10 ph nước sôi. Nếu dùng bếp và ấm trên để đun 2 lít nước trong cung điều kiện thì sau bao lâu nưới sôi ? Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm là C1= 4200J/kg.K ; C2= 880 J/kg. Biết nhiệt do bếp cung cấp một cách đều đặn.

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1

- Nhiệt lượng cần thiết để 3 lít nước tăng thêm 1°C là :

   Q1 = m1.c1.Δt = 3.4200.1= 12600(J)

- Nhiệt lượng cần thiết để ấm tăng thêm 1°C là :

   Q2 = m2.c2.Δt = 0,4.880.1= 352(J)

- Nhiệt lượng cần thiết để đun ấm tăng thêm 1°C là :

   Q = Q1+ Q2 = 12600 + 352 = 12952 (J)

Đáp số: 12952 J

Câu 2

- Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước từ 20°C đến 100°C là :

   Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100 -20) = 672000(J)

- Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng ấm từ 20°C đến 100°C là :

   Q2 = m2.c2.Δt = 0,5.880.(100 – 20) = 35200(J)

- Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là :

   Q = Q1+ Q2 = 672000 + 35200 = 707 200 (J)

Đáp số: 707 200J

Câu 3

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nồi đồng để nó tăng nhiệt độ từ 35°C đến100°C.

   Q1 = m1c1(t2 – t1) = 0,3.380.( 100 – 35) = 7410 (J)

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nồi đồng để nó tăng nhiệt độ từ 35°C đến100°C.

   Q1 = m2.c2( t2 – t1) = 1.4200.( 100 – 35) = 273000 (J)

- Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước:

   Q = Q1 + Q2 = 7410 + 273000 = 280410 (J)

Câu 4

- Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra khi hạ nhiệt từ 135°C xuống 35°C.

   Q = m1c1( t1 – t2) = 0,15.880.(135 - 35) = 13200 (J)

Câu 5

- Nước sôi ở nhiệt độ 100°C

- Nhiệt lượng cần thiết để đun ấm nước sôi là:

Q = Q1+ Q2

= m1.c1.( t2 – t1) + m2.c2.(t2 – t1) = ( t2 –t1).( m1.c1 + m2.c1)

= (100 – 20) ( 0,5.880 + 5.4200) = 1725200 (J) = 1725,2 (kJ)

Câu 6

- Nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho 100g nhôm tăng nhiệt độ từ 20°C đến 658°C:

   Q1 = m.c.(t2 – t1 ) = 0,1.880.( 658 – 20) = 56114J

- Nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho 100g nhôm nóng chảy hoàn toàn ở 658°C:

   Q2 = λ.m = 3,9.105.0,1 = 39000J

- Nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho miếng nhôm:

   Q = Q1 + Q2 = 56114 + 39000 = 95114J

Câu 7

- Gọi Q1 là nhiệt lượng nược thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 = -10°C đến t2 = 0°C:

   Q1 = m1.c1.( t2 – t1) = 5.1800.[0 – (-10)]= 90000 (J) = 90 (kJ)

- Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 0°C:

   Q2 = λ.m1 = 3,4.105 .5 = 1700000 (J) = 1700 (kJ)

- Nhiệt lượng cần thiết cho cả quá trình là:

   Q = Q1 + Q2 = 90 + 1700 = 1790 (kJ)

Câu 8

- Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra khi hạ nhiệt từ 120°C xuống 60°C

   Q1 = m1c1 ( t2 – t1) = 0,5.380. ( 120 – 60) = 11400J

- Nhiệt lượng mà nước hấp thụ:

   Q2 = m2.c2.( t2 –t’1) = 0,5.4200.Δt’= 2100Δt’

- Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

   Q1 = Q2

   ⇔ 11400J = 2100 t’ ⇒ t’ = 5,429°C

   ⇒ t’1 = t2 - Δt’ = 60°C – 5,429°C = 54,53°C

Vậy nước nhận thêm một nhiệt lượng 11400J và nhiệt độ ban đầu của nước là 54,53°C

Câu 9

- Đổi 2000cm3 = 2 lít

- Nhiệt lượng cần để đun 2 lít nước từ 20°C đến 100°C là:

   Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100-20) = 672000(J)

- Nhiệt lượng cần để đun 500g nhôm từ 20°C đến 100°C là:

   Q2 = m2.c2.Δt = 0,5.880.(100-20) = 35200(J)

- Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước là:

   Q = Q1+ Q2 = 672000 + 35200 = 707200(J)

Đáp số: 707200J

 

...

---Để xem tiếp nội dung đáp án từ câu 10-12, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 12 Bài tập tính nhiệt lượng có giải chi tiết môn Vật lý 8 trường THCS Thanh Khuê năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON