YOMEDIA

Tổng hợp kiến thức lý thuyết môn Hóa học 8 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 8 thuận tiện trong quá trình ôn tập, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp kiến thức lý thuyết môn Hóa học 8 năm 2019-2020 được biên soạn và tổng hợp đầy đủ, bám sát chương trình nhằm giúp các em có thể tham khảo để có kế hoạch ôn tập hiệu quả. Hoc247 hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập hiệu quả. Chúc các em học tốt. 

ADSENSE
YOMEDIA

TỔNG HỢP KIẾN THỨC LÝ THUYẾT MÔN HÓA HỌC 8

 

Chương I: Chất, nguyên tử, phân tử

- Chất:

+ Chất tinh khiết là chất mà trong thành phần của nó chỉ có chứa một chất duy nhất.VD: H2O cất là chất tinh khiết.

+ Hỗn hợp là có từ 2 chất khác nhau trở lên. VD: nước song, nước suối…

+ Tách chất từ hỗn hợp người ta dựa vào tính chất vật lý: nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan… hoặc tính chất hóa học các chất.

VD: Tách hỗn hợp muối và cát:

Người ta hòa tan vào nước sau đó lọc dung dịch thu được và cô cạn dd đó ta thu được muối ăn.

- Nguyên tử: gồm hạt nhân mang điện dương và vỏ mang điện âm.

+ Hạt nhân gồm proton (p) mang điện dương và notron (n) không mang điện.

+ Vỏ chứa hạt electron (e) mang điện âm.

+ nguyên tử trung hòa về điện nên số P = số e. (ngoài ra phân tử và dung dịch cũng trung hòa về điện).

+ trong nguyên tử thì khối lượng tập trung chủ yếu ở hạt nhân nên

m nguyên tử = m hạt nhân

+ quy ước điện tích của 1 e là -1; số p đặc trưng cho nguyên tử.

- Nguyên tố hóa học:

+ Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân.

+ Kí hiệu hóa học: được viết bởi các chữ in hoa. Nếu nguyên tố có 2 chữ cái thì chữ thứ 2 viết thường. VD:Nitơ (N); natri (Na).

Kí hiệu hóa học: \({}_Z^AX\)

Trong đó: X là nguyên tố hóa học.

A: số khối (A = p + n) VD: số khối của Na là 23 đvC.

Z: điện tích hạt nhân (số proton).

+ Nguyên tử khối là khối lượng tính bằng đơn vị C.

1đvC = 1,9926.10-23 gam.

VD: Na = 23 đvC. Ca = 40 đvC.

- Đơn chất và hợp chất, phân tử.

+ Đơn chất được tạo nên từ 1 nguyên tố: đơn chất kim loại: Na…và đơn chất phi kim: C, S,P…

+ Hợp chất có từ 2 nguyên tố trở lên và liên kết với nhau bởi liên kết hóa học. có hợp chất vô cơ : CaCO3…và hợp chất hữu cơ: đường, protein…

+ Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 hay nhiều nguyên tử liên kết với nhau và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất. VD: H2; NaCl…

+ Phân tử khối là khối lương của phân tử chất tính bằng đơn vị C.

VD: NaCl thì: MNaCl = 23 + 35,5 = 58,5 đvC.

+ Mỗi chất bất kỳ thường tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. Tuy nhiên có một số trường hợp: VD: Kim loại thủy ngân chỉ có trạng thái lỏng và hơi. Iot chỉ có trạng thái rắn và hơi.

- Công thức hóa học và ý nghĩa:

+ Ký hiệu: AxBy... trong đó A,B: là kí hiệu nguyên tố hóa học.

x , y: chỉ số (số nguyên tử A,B có trong CTPT)

VD: Na2SO4; MgCl2.

+ Ý nghĩa: cho biết thành phần nguyên tố cấu tạo nên chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố, và khối lượng mol phân tử.

+ Hóa trị: (nhớ quy tắc để viết CTHH đúng): Trong 1 CTHH thì tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

TQ: CTHHaAxbBy.a,b là hóa trị của nguyên tố A,B.

Khi đó theo quy tắc hóa trị ta có : a.x = b.y.

Chú ý hóa trị được biểu diễn bằng các chữ số la mã.

Chương II: Phản ứng hóa học.

- Hiện tượng vật lý là hiện tượng không có sự biến đổi về chất.

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng có sự biến đổi về chất.

- VD:  đót cháy C tạo CO2 là hiện tượng hóa học; nước chuyển từ rắn sang long là hiện tượng vật lý.

- Phản ứng hóa học có dạng sau:

Các chất tham gia phản ứng→ Các sản phẩm tạo thành.

Trong quá trình phản ứng thì chất phản ứng giảm dần, sản phẩm phản ứng thì tăng dần.

Để phản ứng có xảy ra thì các chất phản ứng phải tiếp xúc,đun nóng(nếu có) ngoài ra cần xúc tác.

- Trong phản ứng hóa học thì tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất tham gia. (định luật bảo toàn khối lượng)

- Cân bằng phương trình phản ứng ( Quan trong để giải toán)

B1: Viết sơ đồ phản ứng gồm các chất tham gia và sản phẩm

B2: Cân bằng nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng cách áp dụng bảo toàn khối lượng đối với 1 nguyên tố (2 vế các nguyên tố phải bằng nhau). Tức là tìm hệ số thích hợp trước CTHH.

B3: Viết phương trình hóa học đã cân bằng.

Chương III: Mol và tính toán hóa học.

- Mol là lượng chất chứa 6,02 .1023 hạt nguyên tử, phân tử. kí hiệu là N.

- Con số 6,02.1023 là số Avogadro. Do nhà hóa học Avogadro tìm ra công thức chung của bất kỳ 1 mol khí nào cũng đều chứa 6,023.1023 hạt nguyên tử, phân tử.

- Khối lượng mol là khối lượng tính bằng gam của 1 mol chất.

- Chú ý trong cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất thì tỉ lệ và thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol

- Thể tích mol của chất khí là thể  tích của 1 mol chất khí.

- Chú ý: trong cùng đk về nhiệt độ,áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol.

- Các khí lý tưởng tuân theo phương trình trạng thái khí : PV = nRT

Trong đó : P là áp suất (atm); V là thể tích (lít); n là số mol; T là nhiệt độ Kenvin (T = 273 + 0C); R= 0,082 : Hằng số khí lý tưởng.

+ Khi thay P= 1atm, nhiệt độ là 0 độ C ta được điều kiện tiêuchuẩn.

V = 22,4 lít ứng với mỗi mol khí.

- Một số công thức chuyển đổi:

+ m = n.M;V= n.22,4 (dung tính chất giao hoán ta có các đại lượng còn lại).

- Tỉ khối của chất khí là tỉ số về khối lượng mol của 2 khí.

d (A/B) = MA/MB;

Tỉ khối cho biết khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần.

Quy ước Mkhong khí  = 29 đvC.

Chương IV: Oxi – không khí

Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị , ít tan trong nước hóa lỏng -183 độ C. Chất khí duy trì sự sống và sự cháy.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có sự kết hợp của 2 hay nhiều chất để tao ra 1 chất mới.

Oxit là hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác.

Tên oxit = Tên nhuyên tố hóa học (hóa trị nếu có) + oxit

VD: CaO: Canxi oxit; CO2 : Cacbon dioxit

Phản ứng phân hủy là phản ứng trong đó 1 chất phân hủy thành 2 hay nhiều chất mới.

VD: Phản ứng điều chế oxi từ các hợp chất giàu oxi.

Không khí là hỗn hợp khí gồm N2, O2, CO2

Quy ước : trong không khí thì oxi chiếm 20% về thể tích không khí.

Sự cháy là quá trình tỏa nhiệt và phát sáng. Sự oxi hóa chậm là sự có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

Chương V: Hidro và nước

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa. Tức là có sự trao đổi electron.

Chất khử mạnh + chất oxihoa mạnh →chất khử yếu + chất oxihoa yếu

1 số khái niệm:

Chất khử là chất cho e. Chất oxi hóa là chất nhận e.

Quá trình khử là quá trình cho e. Quá trình oxi hóa là quá trình nhận e.

Phản ứng thế là phản ứng giữa 1 đơn chất với hợp chất trong đó đơn chất thay thế 1 nguyên tố nào đó trong hợp chất.

VD: Fe + CuSO4→FeSO4 +Cu.

Đơn chất Fe đã thay thế nguyên tố Cu trong hợp chất CuSO4.

Axits – Bazơ – muối:

+ Axit là phân tử gồm 1hay nhiều nguyên tử H lk với gốc axit. Nguyên tử H có thể thay thế bởi nguyên tử kim loại.

Axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Danh pháp:

Axit không có oxi = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl : axit clo hidric.

Axit có oxi = axit + tên pk + ic:

VD: HNO3: Axit nitric;H2SO4 : Axit sunfuric; H3PO4: Axit photphoric

+ Bazơ: là phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại lien kết với 1 hay nhiều nhóm hidroxit (OH).

Bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Danh pháp:

Tên bazơ = Tên kim loại (hóa trị nếu có)+ hidroxit

VD: NaOH: natri hidroxit

+ Muối là phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại lien kết với 1 hay nhiều gốc axit.

VD: Na2SO4; AlCl3

Danh pháp:

Tên muối = tên kim loại (hóa trị nếu có) + tên gốc axit

Chương VI: Dung dịch

Dung dịch là hỗn hợ đồng nhất của dung môi và chất tan.

Dung môi là chất có khả năng hòa tan  khác để tạo dung dịch.

Chất tan là chất tan trong dung môi để tạo dung dịch.

VD: Hòa tan đường vào nước ta thu được dung dịch nước đường.

Trong đó: Đường là chất tan; nước là dung môi.

Dung dịch bão hòa là dung dịch không hòa tan được chất tan.

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có khả năng hòa tan chất tan.

VD: Pha tiếp đường vào dd nước đường đến khi đường không tan nữa.

Thì giai đoạn đầu tan là dung dịch chưa bão hào. Giai đoạn sau không tan them là dung dịch bão hòa.

Độ tan (kí hiệu S) của 1 chất trong nước là số gam chất tan trong 100gam nước để được 1 dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định.

VD: Sđường, 25C = 204 gam: đọc là độ tan của đường ở 25 độ là 204g. Có nghĩa cứ 100 g nước ở 25 độ thì hòa tan được 204 g đường để được dung dịch bão hòa.

Khi nhiệt độ tăng thì độ tan các chất thường tăng.

Nồng độ dung dich :

+ nồng độ % là số gam chất tan có trong 100g dung dịch.

Công thức:C% = (mct / mdd)* 100%

+ Nồng độ mol là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Công thức:CM = n / V

...

Trên đây là phần trích dẫn Tổng hợp kiến thức lý thuyết môn Hóa học 8 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF