YOMEDIA

Soạn văn 11 Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội tóm tắt

 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng Học247 tham khảo nhé!

ADSENSE

1. Bố cục bài học

- Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội:

  • Bố cục 3 phần
  • Luận điểm luận cứ rõ ràng, xác thực
  • Dùng từ và diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
  • Chú ý trọng tâm: yêu cầu đề bài 

2. Hướng dẫn soạn văn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào cũng tồn tại song song cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu, hai phe đối lập này luôn đấu tranh với nhau).

b. Thân bài:

* Luận điểm 1: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, người tốt và kẻ xấu trong truyện Tấm Cám.

- Tấm là đại diện cho người tốt, cho cái thiện, mẹ con Cám là đại diện cho những kẻ xấu, cho cái ác.

- Cái thiện, người tốt được trợ giúp, chiến thắng cái ác, chiến thắng kẻ xấu, có được hạnh phúc và kết quả xứng đáng.

* Luận điểm 2: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

- Cuộc đấu tranh ấy chưa bao giờ chấm dứt, cái thiện, cái tốt đẹp luôn phải đấu tranh vượt lên trên cái ác, cái xấu, đó là quy luật của cuộc sống.

- Nhưng cái thiện cuối cùng cũng dành phần thắng (dù bằng cách này hay cách khác).

- Cuộc đấu tranh ấy trong xã hội ngày nay càng khốc liệt hơn, con người trong xã hội hiện đại cần phải tỉnh táo, thông minh, nghị lực và kiên định để cái thiện, cái tốt có thể giành phần thắng.

Kết bài: Khẳng định cái thiện, cái tốt là những giá trị chân chính mà con người phải hướng đến trong cuộc sống để hoàn thiện mình.

Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kì đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

Gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (Nhân tài là nguồn lực của đất nước, thời đại nào đất nước cũng cần những người tài giỏi,…)

b. Thân bài:

* Luận điểm 1: Bình luận về ý kiến của tác giả Thân Nhân Trung

- Ý kiến vô cùng đúng đắn, sáng suốt.

- Nhân tài chính là động lực, là nguồn lực để phát triển đất nước lớn mạnh.

* Luận điểm 2: Thế nào là “hiền tài”, nhân tài?

- Là những người vừa tài giỏi, lại vừa có phẩm chất tốt đẹp, tài đi đôi với đức.

* Luận điểm 3: Vai trò của những người tài giỏi đối với sự phát triển đất nước.

- Họ là tinh hoa, là bộ mặt đại diện của một quốc gia.

- Họ, cùng với những hành động, việc làm của mình sẽ làm giàu, sẽ khiến cho đất nước trở nên phồn thịnh, tốt đẹp hơn.

- Dẫn chứng cụ thể: những học sinh, sinh viên đạt giải cao trong những cuộc thi quốc tế, những tiến sĩ, giáo sư, những nhà giáo, bác sĩ giỏi, tâm huyết với nghề,…

c. Kết bài: Đất nước luôn cần những người tài giỏi, vì thế những người trẻ tuổi phải ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện.

Đề 3. Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm "Học đi đôi với hành". 

Gợi ý:

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

* Giải thích khái niệm:

- "Học" là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…

- "Hành" là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kỹ năng.

- Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.

* Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:

- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:

+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…

+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi, học trong cuộc sống,…

- Mục đích của việc học:

+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.

+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất,… góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.

+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.

- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:

+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.

+ Nếu chỉ biết học lý thuyết mà không biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lý thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kỹ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lý thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lý thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.

=> Chúng ta không được học lý thuyết suông mà phải biết áp dụng những lý thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lý thuyết thật chắc, thật giỏi.

* Mở rộng, nâng cao vấn đề:

- Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.

- Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lý thuyết về môn Hoá, môn Lý, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kỹ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.

- Cần phê phán những quan điểm sai lầm:

+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.

+ Nếu hành mà không học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.

c. Kết bài:

- "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.

- Phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.

- Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội.

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF