YOMEDIA

Soạn văn 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tóm tắt

 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em học sinh thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE

1. Bố cục bài học

  • Ngôn ngữ là tài sản chung của cả xã hội (các phương diện biểu hiện)
  • Lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân (các phương diện biểu hiện)

2. Hướng dẫn soạn văn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Câu 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Gợi ý:

- Chữ "thôi" nghĩa gốc: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (thôi học, thôi việc,...).

- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, từ "thôi" (thứ hai) được dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi. Nó thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.

=> Làm giảm bớt đi sự xót xa, đau lòng khi mất đi người bạn tri kỷ.

Câu 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đân toạc chân mây, đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II)

Gợi ý:

- Các cụm danh từ ("rêu từng đám", "đá mấy hòn") đều đảo danh từ trung tâm lên trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.

- Các câu đều có hình thức đảo trật tự cú pháp: Sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ + bổ ngữ: "xiên ngang" - "mặt đất", "đâm toạc" - "chân mây") lên trước chủ ngữ ("rêu từng đám", "đá mấy hòn").

- Sử dụng các động từ mạnh: "xiên", "đâm toạc",..

=> Sự sắp xếp của Hồ Xuân Hương khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ hiện lên sắc sảo, đầy cá tính. Nó vừa tạo nên âm hưởng, vừa tô đậm các hình tượng thơ đồng thời cũng thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 3: Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân

Gợi ý:

Ví dụ:

- Câu thơ của Xuân Diệu trong bài thơ “Đây mùa thu tới”:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

- Câu văn của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.”

⇒ Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF