YOMEDIA

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm tóm tắt - Cánh diều Ngữ văn 6

 
NONE

Truyện Sự tích Hồ Gươm giúp chúng ta được sống lại những năm tháng chiến đấu giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta, truyện còn bồi đắp, nâng cao thêm niềm tự hào dân tộc, được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, văn hóa trên cố đô Thăng Long. Để hiểu hơn về câu chuyện này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Sự tích Hồ Gươm tóm tắt - Cánh diều Ngữ văn 6 dưới đây nhé!

ADSENSE

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

- Phần 1: Từ đầu đến "không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước": Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

- Phần 2: Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.

1.2. Nghệ thuật

- Kết cấu chặt chẽ, các chi tiết nghệ thuật thực - ảo đan xen hợp lí khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, tô đậm hình ảnh người anh hùng Lê Lợi - linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa. (như Rùa Vàng, gươm thần...), nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.

2. Hướng dẫn soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Câu 1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

Gợi ý:

- Sự kiện đức Long Quân cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần 

- Lê Thận vớt được lưỡi gươm

- Sự kiện Lê Lợi nhìn thấy lưỡi gươm phát sáng trong nhà Lê Thận, nhìn thấy chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa tra vào nhau thì vừa như in

- Quân ta đánh đâu thắng đó, diệt sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

- Sự kiện Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa Vàng.

Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Gợi ý:

- Theo em nhân vật nổi bật là: Đức Long Quân.

- Đặc điểm: yêu nước, thương dân, đã cho mượn gươm thần để nhân dân ta chiến đấu và đây còn là người yêu chuộng hòa bình, ngài muốn Lê Lợi dùng chính năng lực của mình để cai quản đất nước khi chiến tranh kết thúc.

Câu 3. Những chi tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

Gợi ý:

- Chi tiết liên quan đến lịch sử:

  • Giặc Minh xâm lược nước ta.
  • Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh.

- Chi tiết hoang đường, kì ảo:

  • Ba lần kéo lưới đều khéo được một thanh sắt.
  • Trong túp lều tối thanh gươm sáng rực hai chữ: “Thuận Thiên”
  • Chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây đa.
  • Lưỡi gươm tự nhiên động đậy, đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
  • Rùa Vàng thay Đức Long Quân hiện lên đòi gươm thần.

Câu 4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý:

- Truyện ca ngợi ý chí chiến đấu của dân tộc Việt Nam, ca ngợi vị vua anh minh, tài năng Lê Lợi, giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

- Ý nghĩa: Giúp người đọc hiểu được các sự kiện, nhân vật, cảnh vật theo cách lý giải của nhân dân.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Sự tích Hồ Gươm tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Sự tích Hồ Gươm.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF