Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Puskin kể lại. Truyện ngợi ca lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. Để hiểu hơn về câu chuyện này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Ông lão đánh cá và con cá vàng tóm tắt - Cánh diều Ngữ văn 6 dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
1. Khái quát chung
1.1. Bố cục bài học
- Nhân vật ông lão.
- Nhân vật mụ vợ.
- Nhân vật biển cả và cá vàng.
1.2. Nghệ thuật
- Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
2. Hướng dẫn soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
Câu 1. Hãy liệt kê ra vở những chi tiết thể hiện sự đòi hỏi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão đánh cá và trạng thái của biển trong các phần (2),(3),(4),(5),(6) theo gợi ý.
Gợi ý:
Các phần |
Vợ ông lão đánh cá |
Ông lão đánh cá |
Biển |
2 |
Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn. |
Không phản ứng lại, nghe lời mục vợ cứ thế ra biển xin |
Gợn sóng êm ả |
3 |
Mụ đòi một tòa nhà đẹp. |
Không phản ứng lại, nghe lời mục vợ cứ thế ra biển xin |
Nổi sóng |
4 |
Mụ không muốn làm nông dân mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân. |
Không phản ứng lại, nghe lời mụ vợ cứ thế ra biển xin |
Biển nổi sóng dữ dội |
5 |
Mụ muốn trở thành nữ hoàng. |
Khúm núm với nợ, cãi lại vợ khi biết ước muốn của bà nhưng rồi vẫn lủi thủi ra biển |
Nổi sóng mù mịt |
6 |
Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ. |
Cung kính với vợ, không dám trái lời mụ |
Nổi sóng ầm ầm. |
Câu 2. Từ bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tính cách của vợ ông lão đánh cá và ông lão đánh cá?
Gợi ý:
- Tính cách của nhân vật:
+ Ông lão: thật thà, tốt bụng, không tham lam nhưng nhu nhược.
+ Mụ vợ: tham lam vô độ, quá quắt, bạc tình.
Câu 3. Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
Gợi ý:
- Cảnh biển thay đổi:
+ Lần 1: gợn sóng êm ả
+ Lần 2: biển đã gợn sóng
+ Lần 3: biển nổi sóng dữ dội
+ Lần 4: biển nổi sóng mù mịt
+ Lần 5: biển nổi sóng ầm ầm
- Cảnh biển mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng lại trở nên dữ dội, mù mịt hơn. Điều đó thể hiện sự bực mình, tức giận trước lòng tham vô đáy và tính cách bội bạc quá quắt của người vợ.
Câu 4. Bài học em rút ra được từ câu chuyện này là gì?
Gợi ý:
- Bài học: Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng.
Câu 5. Hãy nêu một điểm giống và một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin) và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác về tác giả; yếu tố hoang đường, kì ảo; kiểu nhân vật;...).
Gợi ý:
- Điểm giống: Cùng có những yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Điểm khác:
+ Truyện cổ tích dân gian: thường không ghi tác giả do nhân dân sáng tạo, truyền miệng.
+ Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có tác giả rõ ràng: Puskin.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Ông lão đánh cá và con cá vàng tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ông lão đánh cá và con cá vàng.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm