YOMEDIA

Đề thi trắc nghiệm HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Trần Quý Cáp có đáp án

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Đề thi trắc nghiệm HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Trần Quý Cáp có đáp án được Học247 sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em học sinh lớp 11. Đề thi có cấu trúc gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm có kèm đáp án hướng dẫn chi tiết sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP

MÃ ĐỀ 142

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

MÔN: VẬT LÝ 11

Năm học: 2019-2020

Thời gian làm bài: 45 phút;

--30 câu trắc nghiệm--

(Học sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên học viên:.....................................................................

Lớp: .............................

 

Câu 1: Cho một nguồn điện có suất điện động  x và điện trở trong r được mắc vào điện trở ngoài RN. Khi tăng RN và r lên 3 lần, thì cường độ dòng điện

A. không đổi.                    B. tăng 9 lần.                    

C.  giảm 3 lần.                   D. tăng 3 lần.

Câu 2: Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số  điện  môi  bằng  2  bao  chùm điện tích

điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là

A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải.                   B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.

C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.                   D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải.

Câu 3: Một electrôn chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364V/m. Electrôn xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106m/s đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không:

A. 6cm                        B. 8cm                                      

C. 9cm                        D. 11cm

Câu 4: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

A. sinh công của mạch điện.                                                                         B. thực hiện công của nguồn điện.

C. tác dụng lực của nguồn điện.                                                                   D. dự trữ điện tích của nguồn điện.

Câu 5: Một mạch điện có hiệu điện thế 6 V, một dòng điện có cường độ 0,5 A chạy qua trong 2 giờ. Xác định công suất của dòng điện.                

A. 6 W                        B. 8 W                                    

C. 3 W                        D. 5 W

Câu 6: Dòng điện trong chất khí

   A. Có cường độ dòng điện luôn luôn tăng khi hiệu điện thế tăng.

   B.  Luôn tồn tại khi trong chất khí có điện trường.

   C. Là dòng chuyển dời có hướng của các phân tử, nguyên tử.

   D. Là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron.

Câu 7: Một sợi dây nhôm có điện trở 122 W ở 500 C. Hệ số nhiết điện trở của nhôm là a = 4,4.10-3 K-1. Điện trở của sợi dây nhôm đó ở 00 C là                 

A. 75 W.                      B. 86 W.                     

C. 90 W.                      D. 100 W.

Câu 8: Trong Vật lý hạt nhân người ta hay dùng đơn vị năng lượng là eV. eV là năng lượng mà một electrôn thu được khi nó đi qua đoạn đường có hiệu điện thế 1V. Tính eV ra Jun, và vận tốc của electrôn có năng lượng 0,1MeV:

A. 1eV = 1,6.1019J                  B. 1eV = 22,4.1024 J;              

C. 1eV = 9,1.10-31J                 D. 1eV = 1,6.10-19J

Câu 9: Một bộ ắcquy có suất điện động x=6 V. điện trở trong r=0,6 W. Người ta mắc nối tiếp với ắcquy một biến trở R để nạp điện. Biết nguồn điện nạp cho ắcquy có hiệu điện thế U=12 V, dòng điện chạy vào mạch là 2 A. Giá trị của biến trở là

A. R=1,2 W.                B. R=2,4 W.               

C. R=2,0 W.                D. R=0,6 W.

Câu 10: Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = - 0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là:

A. E = 0 (V/m).                         B. E = 5000 (V/m).                

C. E = 10000 (V/m).                 D. E = 20000 (V/m).

Câu 11: Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi có hằng số điện môi ε, điện dung được tính theo công thức:

A. \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.2\pi d}}\)           B.      \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\)             

C.    \(C = \frac{{{{9.10}^9}.S}}{{\varepsilon .4\pi d}}\)           D.  \(C = \frac{{{{9.10}^9}\varepsilon S}}{{4\pi d}}\)

Câu 12: Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V).  Điện tích của bộ tụ điện là:

A. Qb = 3.10-3 (C).                  B. Qb = 1,2.10-3 (C).               

C. Qb = 1,8.10-3 (C).               D. Qb = 7,2.10-4 (C).

Câu 13: Tính lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = 3μC cách nhau một khoảng 3cm trong chân không (F1) và trong dầu hỏa có hằng số điện môi ε =2 ( F2):

A. F1 = 81N   ; F2 = 45N       B. F1 = 54N   ; F2 = 27N      

C. F1 = 90N   ; F2 = 45N       D. F1 = 90N   ; F2 = 30N 

Câu 14: Một điện tích q = 1 (μC) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:

A. U = 0,20 (V).                        B. U = 0,20 (mV).                  

C. U = 200 (kV).                       D. U = 200 (V).

Câu 15: Tính lực tương tác điện giữa một electron và một prôtôn khi chúng đặt cách nhau 2.10-9cm:

A. 9.10-7N                               B. 6,6.10-7N               

C. 8,76.  10-7N                        D. 0,85.10-7N

Câu 16: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm, chúng đẩy nhau một lực 10-5 N. Độ lớn mỗi điện tích đó là:

A. |q| = 1,3.10-9 C                   B. |q| = 2 .10-9 C                     

C. |q| = 2,5.10-9 C                    D. |q| = 2.10-8 C

Câu 17: Chọn câu đúng.   Hai điện tích điểm q1=2.10-6 C và q2=-8.10-6C lần lượt đặt tại A và B với AB=a=10cm. Xác định điểm M trên đường AB tại đó \({\vec E_2} = 4{\vec E_1}\) .

A. M nằm trong AB với AM = 2.5cm.               B. M nằm trong AB với AM = 5cm.              

C. M nằm ngoài AB với AM = 2.5cm.               D. M nằm ngoài AB với AM = 5cm. 

Câu 18: Nhận xét nào sau đây sai khi nói về điện trường:

A.Điện trường là dạng môi trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích và gắn liền với điện tích.

B. Điện trường đều là điện trường của nó tính chất của nó là như nhau tại mọi điểm.

C. Tính chất cơ bản của điện trườn là tác dụng lực điện lên điện tích thử đặt vào trong nó.

D. Đường sức điện trường là những đường vẽ trongkhông gian bắt đầu từ điện tích âm và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 19: Chọn câu đúng. Tại A có điện tích điểm q1 ,tại B có điện tích điểm q2.Người ta tìm được môït điểm M mà tại đó điện trường bằng 0.M nằm trên đường thẳng nói A,B và ở gần A hơn B.Ta có thể nói được gì về các điện tích q1,q2

A. q1,q2 cùng dấu , \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|\)    B. q1,q2,khác dấu \(\left| {{q_1}} \right| > \left| {{q_2}} \right|\)  

C. q1,q2 cùng dấu,  \(\left| {{q_1}} \right| < \left| {{q_2}} \right|\)      D. q1,q2,khác dấu \(\left| {{q_1}} \right| < \left| {{q_2}} \right|\)

Câu 20: Nối cặp nhiệt điện có điện trở 0,8 W với một điện kế có điện trở 20 W thành một mạch kín. Nhúng một mối hàn của cặp nhiệt điện này vào nước đá đang tan và đưa mối hàn còn lại vào trong lò điện. Khi đó điện kế chỉ 1,6 mA. Biết hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là 52 mV/K. Nhiệt độ bên trong lò điện là

   A. 9130 C.                            B. 8130 C.                  

C. 6400 C.                               D. 5400 C.

Câu 21: Tính chất cơ bản của điện trường là.

      A.điện trường gây ra cường đọ điện trường tại mỗi điểm trong nó

      B.điện trường gây ra điện thế tác dụng lên một điện tích đặt trong nó

      C. điện trường gây ra đường sức điện tại mọi điểm đặt trong nó

      D. điện trường gây ra lực điện tác dụng lên điện tích đặt trong nó

Câu 22: Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BA:

A. 144V                      B. 120V                     

C. 72V                        D. 44V

Câu 23: Suất điện động của một ắc quy là 3V, lực lạ đã dịch chuyển một lượng điện tích đã thực hiện một công là 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

A. 18.10-3 (C)                        B. 2.10-3 (C)                           

C. 0,5.10-3 (C)                                   D. 18.10-3(C)

Câu 24: Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I), hiệu điện thế (U) bởi định luật Ôm được biểu diễn bằng đồ thị, được diễn tả bởi hình vẽ nào sau đây?

Câu 25: Chọn câu phát biểu sai.

A. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi điện trở của mạch ngoài rất nhỏ

B. Tích của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của nó gọi là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đó.

C. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong.

D. Tích của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là độ giảm thế trên đoạn mạch đó.

Câu 26: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?

 A. Jun (J)                                B. Oát (W)                 

C. Niutơn (N)                                     D. Culông (C)

Câu 27: Khi các dụng cụ tiêu thụ điện sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức thì:

A. Công suất tiêu thụ bằng đúng công suất định mức                          B. Công suất tiêu thụ lớn nhất

C. Dòng điện qua dụng cụ là nhỏ nhất                                          D. Điện năng tiêu thụ nhỏ nhất

Câu 28: Hai dây đồng hình trụ cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Dây A dài gấp đôi dây B. Điện trở của chúng liên hệ với nhau như thế nào:       

A. RA = RB/4             B. RA = 2RB             

C. RA = RB/2               D. RA = 4RB 

Câu 29: Đương lượng điện hóa của niken k = 0,3.10-3 g/C. Một điện lượng 2C chạy qua bình điện phân có anôt bằng niken thì khối lượng của niken bám vào catôt là       

A. 6.10-3 g.      B. 6.10-4 g.    

C. 1,5.10-3 g.     D. 1,5.10-4 g.

Câu 30: Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:

A.  P = xIt.                        B. P = UIt.                       

C. P = xI.                          D. P = UI.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi trắc nghiệm HK1 môn Vật lý 11 năm 2019-2020 trường THPT Trần Quý Cáp có đáp án trắc nghiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON