YOMEDIA

Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án các câu hỏi vừa tự luận vừa trắc nghiệm khái quát các kiến thức Địa lí 11 sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI HỌC KÌ II - KHỐI 11

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: ĐỊA LÍ 11

Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.            B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.           D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Câu 2. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A. Việt Nam.                        B.Lào.                       C. Mi-an-ma.                        D.Thái Lan.

Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. Núi cao và hoang mạc.                                      B. Núi thấp và đồng bằng.

C. Đồng bằng và hoang mạc.                                 D. Núi thấp và hoang mạc.

Câu 4. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?

A. Đông Bắc.                        B. Hoa Bắc.               C. Hoa Trung.                       D. Hoa Nam.

Câu 5. Cho bảng số liệu:  Dân số Trung Quốc năm 2014  (Đơn vị: triệu người)

Chỉ tiêu

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Nam

Nữ

Số dân

1368

749

619

701

667

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tỉ lệ dân thành thị là 45,2%.                            B. Tỉ lệ dân số nam là 48,2%.

C. Tỉ số giới tính là 105,1%.                                 D. Cơ cấu dân số cân bằng.

Câu 6. Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của

A. Công cuộc đại nhảy vọt.                                  B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.

C. Công cuộc hiện đại hóa                                    D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là

A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.                         

B. Không còn tình trạng đói nghèo.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.       

D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới.

Câu 8. Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của

A. Chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường.

B. Thị trường xuất khẩu được mở rộng.

C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.

D. Việc cho phép công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc sản xuất.

Câu 9. Cho bảng số liệu: GDP của Trung Quốc và thế giới qua các năm  (Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1985

1995

2004

2010

2014

Trung Quốc

239

697,6

1649,3

6040

10701

Thế giới

12360

29357,4

40887,8

65648

78037

Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới qua các năm lần lượt là:

A. 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2%; 11,3%.                       B. 1,9%; 2,4%; 4,0%; 9,2%; 13,7%.

C. 2,1%; 4,2%; 4,5%; 10,1%; 15,2%.                     D. 1,5%; 3,5%; 4,5%; 9,5%; 14,5%.

Câu 10. Cho bảng số liệu:

Năm

1985

1995

2004

2010

2014

Trung Quốc

239

697,6

1649,3

6040

10701

Thế giới

12360

29357,4

40887,8

65648

78037

 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP của Trung Quốc và thế giới giai đoạn 1985 – 2014 là

A. Biểu đồ tròn.        B. Biểu đồ miền.      C. Biểu đồ cột chồng.     D. Biểu đồ kết hợp

Câu 11. Từ bảng số liệu sau:

Năm

1985

1995

2004

2010

2014

Trung Quốc

239

697,6

1649,3

6040

10701

Thế giới

12360

29357,4

40887,8

65648

78037

 Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định.

B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng.

C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm.

D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới hầu như không thay đổi.

Câu 12. Từ bảng số liệu hãy chọn nhận xét đúng

Năm

1985

1995

2004

2010

2014

Trung Quốc

239

697,6

1649,3

6040

10701

Thế giới

12360

29357,4

40887,8

65648

78037

Qua bảng số liệu, có thể thấy

A. Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

B. Quy mô GDP của Trung Quốc ngày nay đứng đầu thế giới.

C. GDP của Trung Quốc tăng chậm hơn GDP của toàn thế giới.

D. GDP của Trung Quốc tăng không liên tục.

Câu 13. Khu vực Đông Nam Á bao gồm:

A. 12 quốc gia.         B. 11 quốc gia          C. 10 quốc gia.         D. 21 quốc gia.

Câu 14. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.                 B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.                       D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 15. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là

A. Bán đảo Đông Dương.                                       B. Bán đảo Mã Lai.        

C. Bán đảo Trung - Ấn.                                           D. Bán đảo Tiểu Á.

Câu 16. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Ma-lai-xi-a.         B. Xin-ga-po.           C. Thái Lan.              D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 17. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì

A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu 18. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu

A. Xích đạo.                  B. Cận nhiệt đới.              C. Ôn đới.               D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 19. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?

A. Phía bắc Mi-an-ma.                                            B. Phía nam Việt Nam.    

C. Phía bắc của Lào.                                                D. Phía bắc Phi-lip-pin.

Câu 20. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.            B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng.                          D. Đồi, núi và núi lửa.

Câu 21. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là

A. Gia-va.             B. Lu-xôn.           C. Xu-ma-tra.           D. Ca-li-man-tan.

Câu 22. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 23. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.

C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.

Câu 24. Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?

A. Cam-pu-chia            B.In-đô-nê-xi-a.               C. Phi-lip-pin.            D.Việt Nam.

Câu 25. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Câu 26. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

A. Công nghiệp dệt may, da dày.                                   

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.  

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Câu 27. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:

A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.                           B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.                               D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

Câu 28. Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là

A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.                              B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.             D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Câu 29. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:

A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.                          B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.                            D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

Câu 30. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.                             B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.                                           D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 của Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Địa lí 11 năm​ 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề kiểm tra ôn tập HK2 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON