YOMEDIA

Đề kiểm tra HKI môn Toán 11 năm 2020 có đáp án trường THPT Phú Lâm

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề kiểm tra HK1 môn Toán 11 năm 2020 Trường THPT Phú Lâm có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT PHÚ LÂM

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Năm học 2020 – 2021

MÔN: TOÁN 11

Thời gian: 90 phút

 

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn:

A. \(y = {\rm{sin}}x\)

B. \(y = {\rm{sin}}\left( {x + \frac{\pi }{3}} \right)\)

C. \(y = c{\rm{os}}x\)

D. \(y = co{\rm{s}}\left( {x - \frac{\pi }{3}} \right)\)

Câu 2. Phương trình \(\frac{{\sin 2x + 2\cos x - \sin x - 1}}{{\tan x + \sqrt 3 }} = 0\) có nghiệm là:

A. \(x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;x = \frac{\pi }{3} + k2\pi ,k \in Z\)

B. \(x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;x = \frac{\pi }{3} + k\pi ,k \in Z\)

C. \(x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;x = \frac{\pi }{3} + k\frac{\pi }{2},k \in Z\)

D. \(x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi ,k \in Z\)

Câu 3. Nghiệm của phương trình \(\tan x = \sqrt 3 \) là:

A. \(x = \frac{\pi }{3} + \frac{{k2\pi }}{3},k \in Z\)

B. \(x = - \frac{\pi }{3} + k\pi ,k \in Z\)

C. \(x = \frac{\pi }{3} + k\pi ,k \in Z\)

D. \(x = - \frac{\pi }{3} + k2\pi ,k \in Z\)

Câu 4. Năm 2009, Hệ  thống mạng viễn thông quân đội Viettel tiến hành ra đầu số thuê bao di động mới gồm dãy 10 số có dạng 097.XXXXXXX, trong đó X là một chữ số được chọn ngẫu nhiên từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Một số di động được gọi là "số phong thủy lộc phát" nếu hai chữ số cuối của số di động đó là 68. Tính xác suất để  trong lần ra đầu số mới này của Viettlel chọn được số di động là "số phong thủy lộc phát"?

A. \(\frac{{{5^5}}}{{{{10}^7}}}\)

B. \(\frac{{{{10}^5}}}{{{{10}^7}}}\)

C. \(\frac{{{{10}^7}}}{{{{10}^{10}}}}\)

D. \({10^5}\)

Câu 5. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình \({\left( {x - 8} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 4\). Tìm phương trình đường tròn ảnh của đường tròn (C) qua phép vị tự tâm O tỉ số k = 3

A. \({\left( {x - 24} \right)^2} + {\left( {y - 12} \right)^2} = 12\)

B. \({\left( {x + 24} \right)^2} + {\left( {y + 12} \right)^2} = 36\)

C. \({\left( {x - 24} \right)^2} + {\left( {y - 12} \right)^2} = 36\)

D. \({\left( {x + 12} \right)^2} + {\left( {y + 24} \right)^2} = 12\)

Câu 6. Số hạng thứ k + 1 trong khai triển nhị thức \({\left( {2 + x} \right)^n}\) là

A. \(C_n^k{2^{n - k}}{x^k}\)

B. \(C_n^{k + 1}{a^{n - k - 1}}{b^{k + 1}}\)

C. \(C_n^k{2^{n - k}}{x^n}\)

D. \(C_n^k{2^n}{x^k}\)

Câu 7. Tính tổng T tất cả các nghiệm của phương trình \(2{\sin ^2}\frac{x}{4} - 3\cos \frac{x}{4} = 0\) trên đoạn \(\left[ {0;8\pi } \right].\)

A. \(T = 4\pi \)

B. T = 0

C. \(T = 16\pi \)

D. \(T = 8\pi \)

Câu 8. Tìm n biết \(A_n^2 - 3C_n^2 = 15 - 5n.\)

A. \(n = 5,n = 6\)

B. \(n = 6,n = 12\)

C. \(n = 5,n = 7\)

D. \(n = 5,n = 12\)

Câu 9. Có bao nhiêu số tự nhiên có 9 chữ số trong đó có 4 chữ số 1 xếp kề nhau và 5 chữ số 2,3,4,5,6

A. 24

B. 362880

C. 120

D. 720

Câu 10. Trong mặt phẳng Oxy cho A(9;1). Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v (5;7)\) biến điểm A thành điểm nào trong các điểm sau:

A. E(8;14)

B. B(4;-6)

C. D(13;7)

D. C(14;8)

Câu 11. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Khi đó, giao tuyến của 2 mặt phẳng (SAC) và (SAB) là:

A. SA

B. SC

C. SO

D. SB

Câu 12. Tập giá trị của hàm số \(y = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + c{\rm{os}}x\) là:

A. \(\left[ { - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right]\)

B. R

C. [0;1]

D. [-1;1]

Câu 13. Khai triển của nhị thức \({\left( {2x - \frac{1}{{{x^2}}}} \right)^{26}}\) có bao nhiêu số hạng?

A. 25

B. 27

C. 26

D. 52

Câu 14. Nghiệm âm lớn nhất của phương trình \(\sin x + \cos x = 1 - \frac{1}{2}\sin 2x\) là:

A. \(- 2\pi \)

B. \( - \frac{{3\pi }}{2}\)

C. \(- \frac{\pi }{2}\)

D. \(- \pi \)

Câu 15. Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \sin \left( {x + \frac{{2\pi }}{3}} \right) + \sin x\) là

A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

B. -1

C. -2

D. \(-\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

 

---Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề kiểm tra HK1 môn Toán 11 năm 2020 Trường THPT Phú Lâm có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF