YOMEDIA

Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Sinh học 11 năm 2020

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập, củng cố các kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng ở động vật và thực vật trong chương trình Sinh học 11 đã học HOC247 xin giới thiệu nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Sinh học 11 năm 2020. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

MÔN SINH HỌC 11

A. Các kiến thức cần nhớ

Kiến thức

Nội dung cần học

1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

- Cơ quan hấp thụ nước

- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

- Con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ

2.Vận chuyển các chất trong cây

- Cấu tạo, thành phần dịch mạch và động lực đẩy của dòng mạch gỗ

- Cấu tạo, thành phần dịch mạch và động lực của dòng mạch rây

3.Thoát hơi nước

- Vai trò của quá trình thoát hơi nước

- cơ quan thoát hơi nước và các con đường thoát hơi nước

- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

4.Vai trò của các nguyên tố khoáng

- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, nguyên tố đa lượng, vi lượng và vai trò của nó

- Các nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

5,6.Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

- Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ

- Nguồn cung cấp nitơ

- Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ phân tử

- Bón phân với năng suất cây trồng và môi trường

8.Quang hợp ở thực vật

- Khái niệm, phương trình tổng quát và vai trò của quang hợp

- Cơ quan, bào quan và hệ sắc tố quang hợp (thành phần và chức năng)

9.Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

- Khái niệm, điều kiện, nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng

- Nguồn gốc của ôxi trong quang hợp

- Chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối

- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM ở pha tối trong quang hợp( chất nhận CO2, enzim cố định CO2, sản phẩm tạo thành đầu tiên, không gian và thời gian)

10.Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

- Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp(ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng)

- Ứng dụng trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo

11.Quang hợp và năng suất cây trồng

- Năng suất kinh tế, năng suất sinh học

- Các biện pháp điều khiển quang hợp để tăng năng suất cây trồng (tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế)

12.Hô hấp thực vật

- Khái niệm, phương trình và vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

- So sánh sự giống nhau và khác nhau của con đường phân giải kị khí và hiếu khí

- Khái niệm và hậu quả của hô hấp sáng

- Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường

15,16.Tiêu hóa ở động vật

- Khái niệm, cấu tạo và cơ chế quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật chưa có và có cơ quan tiêu hóa

- Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thực vật và thú ăn động vật

17.Hô hấp ở động vật

- Khái niệm hô hấp và đặc điểm bề mặt trao đổi khí

- Các hình thức hô hấp ở các nhóm động vật

18,19.Tuần hoàn máu

- Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

- So sánh các dạng hệ tuần hoàn

- Tính tự động của tim, các thành phần và cơ chế hoạt đông của hệ dẫn truyền tim, chu kì hoạt động của tim

- Mối quan hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể

- Cấu trúc của hệ mạch, huyết áp( tối đa, tối thiểu), vận tốc máu (mối quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch)

20.Cân bằng nội môi

- Khái niệm, ý nghĩa và cơ chế hoạt động duy trì cân bằng nội môi

- Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu

- Các hệ đệm, phổi, thận và vai trò của nó trong cân bằng pH nội môi

23.Hướng động

- Khái niệm hướng động, hướng động dương và hướng động âm

- Các kiểu hướng động và vai trò của nó trong đời sống thực vật (ví dụ thực tế)

24.Ứng động

- Khái niệm ứng động và phân loại chúng theo tác nhân kích thích

- So sánh ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng (nguyên nhân và cơ chế)

B. Một số kiến thức trọng tâm

1. Quang hợp ở thực vật

- Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp, phương trình quang hợp.

- Nêu đuợc hình thái của cơ quan thực hiện quang hợp.

- Trình bày được cấu trúc của bào quan thực hiện quang hợp.

- Nêu các hệ sắc tố tham gia quang hợp; quá trình hấp thu và truyền ánh sáng của các sắc tố quang hợp.

2. Quang hợp ở các nhóm thực vật

- Quá trình quang hợp ở thực vật C3 (pha sáng và pha tối).

- Đặc điểm của thực vật C4: Điều kiện sống, loại tế bào tham gia quang hợp, năng suất quang hợp

- Đặc điểm thích nghi của thực vật CAM với điều kiện sa mạc.

3. Hô hấp ở thực vật

- Trình bày được ý nghĩa của quá trình hô hấp, phương trình hô hấp.

- Trình bày được 2 con đường hô hấp ở thực vật trong điều kiện không có oxi hoặc có oxi.

- Ứng dụng của việc nghiên cứu các yếu tố ảnh đến hô hấp vào quá trình bảo quản nông sản.

4. Tiêu hóa ở động vật

- Nêu các đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện môi trường khác nhau. Bao gồm:

+ Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa; Động vật có túi tiêu hóa;  Động vật có ống tiêu hóa.

 + Thú ăn thịt; Thú ăn thực vật.

5. Vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải thích một số vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất.

C. Luyện tập

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong chu kù hoạt động của tim người bình thường, khi tim dãn thì máu từ tĩnh mạch phổi trở về ngăn nào của tim?

A. Tâm nhĩ trái

B. Tâm thất phải

C. Tâm nhĩ phải

D. Tấm thất trải

Câu 2: Ở thực vật trên cạn, cơ quan nào sau đây thực hiện chức năng hút nước từ đất?

A. Hoa                               B. Thân

C. Rễ                                 D. Lá

Câu 3: Khi nói về quang hợp, phát biểu sau đây đúng?

A. Trong chu trình Canvin, sản phẩm đầu tiên được tạo ra là AlPG

B. Pha tối cung cấp cho pha sáng NADP+ và C6H12O6

C. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng

D. Nếu không có quang phân li nước thì sẽ không tổng hợp được C6H12O6

Câu 4: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Hiđrô                            B. Sắt

C. Nitơ                              D. Phôtpho

Câu 5: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?

A. Thỏ                               B. Cá chép

C. Chim bồ câu                  D. Cá sấu

Câu 6: Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang

B. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch

C. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch

D. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và màu giàu CO2

Câu 7: Thành phần chủ yếu của dòng mạch gỗ là:

A. Hoocmôn và axit amin

B. Ion khoáng và vitamin

C. Nước và ion khoáng

D. Saccarozơ và ion khoáng

Câu 8: Để phát hiện thực vật hô hấp thải ra khí CO2, có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?

A. Dung dịch KCl

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch NaCl

Câu 9: Ở trâu, bò, dê..., quá trình tiêu hóa prôtêin nhờ pepsin và HCl diễn ra ở ngăn nào của dạ dày?

A. Dạ lá sách                     B. Dạ tổ ong

C. Dạ cỏ                            D. Dạ múi khế

Câu 10: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Độ pH trung bình dao động từ 7,35 – 7,45

B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH

C. Khi cơ thể vận động mạnh có thể làm giảm độ pH.

D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH

Câu 11: Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở thú ăn thịt, tại ruột non diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ thức ăn

B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào trong túi tiêu hóa

C. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn chủ yếu được tiêu hóa ngoại bào.

D. Ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn không có quá trình tiêu hóa sinh học

Câu 12: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua hệ thống ống khí

A. Châu chấu                     B. Ốc sên

C. Giun đất                        D. Cá voi

ĐÁP ÁN

1A

2C

3D

4B

5B

6C

7C

8B

9D

10D

11A

12A

{-- Để xem tiếp lời giải chi tiết phần trắc nghiệm của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

II. Câu hỏi tự luận

{-- Để xem đề và đáp án phần tự luận của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Sinh học 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể trải nghiệm với đề thi trực tuyến tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF