YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thể củng cố kiến thức Sinh học Hoc247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An nằm trong chương trình HK2 Sinh học 8 sẽ giúp các em vừa kiểm tra kiến thức trong chương trình Sinh học lớp 8 vừa rèn luyện kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÒNG GD & ĐT BẾN CÁT

TRƯỜNG THCS PHÚ AN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: SINH HỌC 8

Bài 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG. NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN

III/ Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần

  • Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể ở trong một ngày
  • Nguyên tắc lập khẩu phần:
    • Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng
    • Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
    • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

II. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:

  • Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
  • Thận là cơ quan quan trọng nhất, gồm 2 quả, mổi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
  • Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là 1 cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

BÀI 40 : VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

I/ Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu :

  • Các vi khuẩn gây bệnh .
  • Các chất độc trong thức ăn.
  • Khẩu phần ăn không hợp lí.

II. Xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết

  • Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể.
  • Khẩu phần ăn uống hợp lý
  • Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu

Bài 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA

II/ Chức năng của da:

  • Da bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường nhờ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn.
  • Nhận biết được các kích thích nhờ cơ quan thụ cảm.
  • Bài tiết nhờ tuyến mồ hôi
  • Điều hòa thân nhiệt nhờ các mạch máu dưới da, cơ co chân lông, tuyến mồ hôi. Lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.
  • Da và các sản phẩm của da tạo vẻ đẹp cho con người (da, lông, tóc, móng)

BÀI 47: ĐẠI NÃO

I. Cấu tạo của đại não:

1. Cấu tạo ngoài:

  • Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa
  • Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thùy :trán, đỉnh, chẩm, thái dương
  • Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não à tăng diện tích bề mặt não .

2. Cấu tạo trong:

  • Chất xám (ngoài): làm thành vỏ não là trung tâm của các PXCĐK
  • Chất trắng (trong): nằm dưới vỏ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và nối vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống

II. Sự phân vùng chức năng của đại não:

  • Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện.
  • Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng.
  • Các vùng có ở người và động vật: Vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác.
  • Vùng chức năng chỉ có ở người: Vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng noí, Vùng hiểu chữ viết

BÀI 50: VỆ SINH MẮT

I. Các tật của mắt.

Các tật của mắt

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Cận thị là tật mà mắt  chỉ có khả năng nhìn gần

– Bẩm sinh: Cầu mắt dài

– Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng.

– Đeo kính cận (kính phân kỳ)

Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa

– Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.

– Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.

– Đeo kính lão (kính hội tụ).

Câu 2: người già thường phải đeo kính lão vì: người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi và không phồng được.

Câu 3: không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều vì:

  • Thiếu sáng mắt điều tiết nhiều để rõ chữ lâu dần làm mắt bị mỏi về lâu dài gây tật cho mắt.
  • Trên tàu xe bị xóc nhiều thì khoảng cách từ sách đến mắt liên tục nên mắt phải điều tiết liên tục để nhận hình ảnh chính xác và rõ ràng làm mắt bị mỏi lâu dài gây tật cho mắt

BÀI 52: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN

I. Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện:

  • PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập.
  • Ví dụ: tay chạm phải vật nóng → rụt tay lại
  • PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
  • Ví dụ: qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ

II. Sự hình thành phản xạ có điều kiện

1. Hình thành PXCĐK:

  • Điều kiện để thành lập PXCĐK: Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. Quá trình kết hợp đó phải được lập đi lập lại nhiều lần.
  • Bản chất việc thành lập PXCĐK là: hình thành đường liên lạc thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não với nhau.

2. Ức chế PXCĐK:

  • Khi PXCĐK không được củng cố (Phản xạ mất dần)
  • Ý nghĩa:
    • Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi
    • Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người.

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON