YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2021

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2021. Tài liệu gồm 3 phần tóm tắt lý thuyết, bài tập có đáp án hướng dẫn giải chi tiết và phần luyện tập hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ADSENSE

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.

2. Tính chất hóa học

Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.

a. Tác dụng với phi kim (S, N, P…)

S + O2  SO2 (cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)

b. Tác dụng với kim loại

Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại Au, Ag, Pt oxi không phản ứng

2Mg + O2 → 2MgO                   

2Zn + O2 → 2ZnO

c. Tác dụng với hợp chất

2H2S + 3O2 →  2SO2 + 2H2O

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI

1. Sự oxi hóa

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. OXIT

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

2. Phân loại

a. Oxit axit

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd: SO3 tương ứng với axit H2SO4

b. Oxit bazơ

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

NaO tương ứng với NaOH

3. Cách gọi tên

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD: FeO: sắt (II) oxit

Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

+ Mono: một           

+ Đi: hai

+ Tri: ba                 

+ Tetra: bốn                 

+ Penta: năm

VD: CO: cacbon monooxit

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi

a. Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

b. Trong công nghiệp

- Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (-196°C) sau đó là Oxi (- 183°C)

- Sản xuất từ nước: điện phân nước

2. Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

VD: 2KMnO4 →  K2MnO4 + MnO2 + O2

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Không khí

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, 78% nitơ, 1% là các khí khác

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

 Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro

1. Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với oxi

2H2 + O2 → 2H2O

Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidrơ và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO

Bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

H2 + CuO →  Cu +H2O

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế

1. Điều chế hidrơ

a. Trong phòng thí nghiệm

Cho kim loại (Al, Fe,….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Trong công nghiệp

Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O

PT: 2H2O 2H2 + O2

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

III. Nước

1. Tính chất vật lý

Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị. Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C.

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn (muối ăn, đường,…), chất lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl,…)

2. Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

PTHH: K + H2O → KOH + H2

Tác dụng với mốt số oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazơ tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

VD: K2O + H2O → 2KOH

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

VD: SO3 + H2O → H2SO4

IV. Axit - Bazơ - Muối

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

- Axit không có oxi: HCl, H2S,…

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

 Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

Axit có oxi

- Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

- Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm

Phân tử bazơ gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi

Tên bazơ = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hiđroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần số 1 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

PHẦN 2. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1 : Cho các chất có công thức hóa học sau: K, MgO, Na2O, SO3.

a. Chất nào tác dụng được với nước?

b. Viết các phương trình hóa học xảy ra?

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của nước trong sgk hóa 8 trang 123

Hướng dẫn giải:

a. Các chất tác dụng với nước là: K, Na2O, SO3

b. PTHH: 2K + 2H2O → 2KOH + H2

Na2O + H2O → 2NaOH

SO3 + H2O → H2SO4

Câu 2: Phân loại và gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau: Mg(OH)2, NaCl, H2SO4, Ca(HCO3)2.

Phương pháp:

Phân loại các chất trên thành các loại muối, axit hoặc bazơ học trong sgk hóa 8 – trang 127

Tên axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

+ Axit có ít oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

- Tên ba zơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit

- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Hướng dẫn giải:

Bazơ: Mg(OH)2 – magiê hi đroxit

Muối: NaCl – Natri clorua

Ca(HCO3)2 – Canxi hiđrocacbonat

Axit: H2SO4 – axit sunfuric

Câu 3 : Oxi trong không khí là đơn chất hay hợp chất? Vì sao cá sống được trong nước? Những lĩnh vực hoạt động nào của con người cần thiết phải dùng bình nén oxi để hô hấp ?

Phương pháp: Dựa vào khái niệm đơn chất, hợp chất sgk hóa 8 – trang 22

Dựa vào ứng dụng của oxi trong sgk hóa 8 – trang 85

Hướng dẫn giải:

- Oxi trong không khí là đơn chất, vì oxi có công thức hóa học là O2 chỉ được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

- Cá sống được trong nước vì một lượng oxi có trong không khí tan vào trong nước, cá lấy lượng oxi có trong nước để hô hấp nhờ đó cá sống được.

- Những lĩnh vực hoạt động của con người cần thiết phải dùng bình nén oxi để hô hấp là:

+ Lĩnh vực hàng không: những phi công (phải bay cao, nơi thiếu nhiều khí oxi và không khí quá loãng)

+ Thợ lặn (thợ lặn dưới nước thiếu oxi)

+ Những chiến sĩ chữa cháy (phải làm việc ở nơi nhiều khói, có khí độc, thiếu không khí…)

Câu 4: Cho 4,8 gam kim loại magie phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric (HCl), sau phản ứng thu được muối magie clorua và khí Hidro

a. Viết phương trình hóa học xảy ra?

b. Tính thể tích khí Hidro sinh ra (ở đktc)?

c. Nếu đốt cháy toàn bộ lượng khí Hidro sinh ra ở trên trong không khí. Tính thể tích không khí cần dùng? (Biết Vkk = 5.VO2)

Phương pháp:

a) KL + HCl → Muối Clorua + H2

b) Đổi số mol Mg, tính mol H2 theo mol Mg dựa vào PTHH

c) Viết PTHH, tính số mol O2 theo số mol H2.

Từ đó tính được VO2(đktc) = ? → Vkk = 5.VO2 = ?

Hướng dẫn giải:

a) PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b) Số mol Mg là:

nMg = 4,8 : 24 = 0,2 mol

Theo PTHH:         Cứ 1 mol Mg phản ứng sinh ra 1 mol H2

Theo Đề Bài: Vậy cứ 0,2 mol Mg phản ứng sinh ra x =? Mol H2

\( \to n{H_2} = x = \frac{{0,2.1}}{1} = 0,2mol\)

Thể tích khí H2 sinh ra là:

VH2(đktc) = nH2 × 22,4 = 0,2 × 22,4 = 4,48 (lít)

c) PTHH: 2H2 + O2 → 2H2O

(mol)        2          1

(mol)       0,2→    y=?

\( \to y = \frac{{0,2.1}}{2} = 0,1mol\)

→ Số mol O2 pư = 0,1 (mol)

→ V­O2(đktc) = nO2 × 22,4 = 0,1× 22,4 = 2,24 (lít)

Vì thể tích không khí bằng 5 lần thể tích oxi nên ta có:

Vkk = 5VO2 = 5×2,24 = 11,2 (lít)

PHẦN 3. LUYỆN TẬP

Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:

1. Oxit là:

A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác

B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.

D. Cả A, B, C đúng.

2. Oxit axit là:

A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit

C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

3. Oxit bazơ là:

A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ

C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ

D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

4. Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit

A. 4         

B. 2         

C. 3           

D. 1

5. Cho các oxit sau: BaO, SO3, FeO, P2O5, Na2O. Trong đó có mấy oxit bazo

A. 1       

B. 3           

C. 2           

D. 4

6. Cho các oxit có công thức hóa học sau:

CO2; NO; BaO; P2O5 ; NO2; K2O; ZnO; N2O5 ; Al2O3

a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:

A. CO2; NO; NO2; K2O               

B. NO; BaO; P2O5; N2O5

C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5     

D. BaO; P2O5; K2O; Al2O3

b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:

A. BaO ; K2O; ZnO ; N2O5       

B. BaO ; ZnO ; K2O ; Al2O3

C. BaO; P2O5; K2O; Al2O3       

D. ZnO; N2O5; K2O; Al2O3

7. Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước

A. SO3, CuO, K2O           

B. SO3 , K2O, CO2, BaO

C. SO3, Al2O3, K2O         

D. N2O5, K2O, ZnO

8. Trong những chất sau đây, chất nào là axít

A. H2SiO3, H2SO4, Cu(OH)2, K2SiO3       

B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2

C. H3PO4, HNO3, H2S                             

D. H2S, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2

9. Hợp chất nào dưới đây là các bazơ tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3       

B. NaOH; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Cu(OH)2; AgOH             

D. KOH; Zn(OH)2; NaOH

10. Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3     

B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Fe(OH)2; LiOH               

D. Al(OH)3; Zn(OH)2; Ca(OH)2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF