YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm học 2020-2021 có đáp án chi tiết

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm học 2020-2021 có đáp án chi tiết. Tài liệu bao gồm 3 phần lý thuyết và bài tập tự luận, trắc nghiệm hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA 11 NĂM HỌC 2020-2021

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI

1. Sự điện li

- Sự điện li là quá trình phân li của các chất ra ion.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl-

- Phân loại chất điện li:

+) Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, tất cả phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Trong phương trình điện li, dùng mũi tên 1 chiều.

Chú ý: Các chất điện li mạnh thường là: Axit mạnh (HCl, HNO3, H2SO4, HClO4…), bazơ mạnh (NaOH, (BaOH)2, KOH, Ca(OH)2,..) và hầu hết muối tan

Ví dụ: NaOH → Na+ + OH- 

+) Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có 1 phần số phân tử hòa tan phân li ra ion.

Trong phương trình điện li, dùng mũi tên 2 chiều

Chú ý: Các chất điện li yếu thường  là: Axit yếu, bazơ yếu và muối không tan.

Ví dụ: HCOOH → H+ + HCOO-

2. Axit, bazơ

a) Theo thuyết A-rê-ni-ut

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Ví dụ: HCl, H2SO4,…

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-. Ví dụ: NaOH, Ba(OH)2,…

- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

Ví dụ: Zn(OH)2  → Zn2+ + 2OH- : phân li kiểu bazơ

 Zn(OH)2  → ZnO2- + 2H+ : phân li kiểu axit

b) Theo thuyết Bron-stêt

- Axit là chất (phân tử, ion) khi tan trong nước phân li ra cation H+ (proton).

- Bazơ là chất (phân tử, ion) nhận proton.

- Chất lưỡng tính là chất (phân tử, ion) vừa có thể nhường proton, vừa có thể nhận proton.

- Chất trung tính là chất không thể nhường hoặc nhận proton.

3. Muối

a) Định nghĩa: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.

b) Phân loại

- Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+

- Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phản li ra ion H+

4. Tích số ion của nước. pH và môi trường của dung dịch

a) Tích số ion của nước

Ở 25oC: \({{K}_{{{H}_{2}}O}}=[{{\text{H}}^{+}}].[O{{H}^{-}}]={{10}^{-14}}\)

b) pH của dung dịch

Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch, người ta dùng pH với quy ước: [H+] = 10-pH hay pH = -log[H+]

- Môi trường axit: pH < 7

- Môi trường trung tính: pH = 7

- Môi trường bazơ: pH > 7

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14

-  Các dung dịch có pH< 7 ngoài dung dịch axit còn có muối tạo từ kim loại yếu và gốc axit mạnh ví dụ: FeCl2; CuSO4….

- Các dung dịch có pH >7 ngoài dung dịch bazơ còn có muối tạo từ kim loại mạnh và gốc axit yếu ví dụ: HCOONa; K2CO3

- Các dung dịch có pH = 7 ngoài nước còn có muối tạo từ axit mạnh và bazơ mạnh ví dụ: NaCl, K2SO4,..

5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Phản ứng trao dổi ion trong dung dịch các chất diện li chỉ xảy ra khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

+ tạo thành chất kết tủa

+ tạo thành chất khí

+ tạo thành chất điện li yếu

CHƯƠNG 2: NITO – PHOTPHO

NITƠ

- Cấu hình electron N (Z = 7): 1s22s22p3

→ Vị trí ô thứ 7, chu kì 2 nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

- Số oxi hóa có thể có : -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5

1. Cấu tạo và tính chất:

- Cấu tạo: N≡N  → N2 rất bền

- Ở điều kiện thường N2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự cháy, sự hô hấp.

- Nhiệt độ thường, N2 khá trơ về mặt hóa học.

- Nhiệt độ cao, N2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

+ Tính oxi hóa:

\(\overset{0}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,+3Mg\xrightarrow{{{t}^{0}}}M{{g}_{3}}\overset{-3}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,\)

+ Tính khử:

\(\overset{0}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}2\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\)

2. Điều chế:

- Trong công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

- Trong PTN:  NH4Cl + NaNO2 →NaCl + N2↑+ 2H2O

AMONIAC (NH3)

1. Tính chất vật lý:

- Chất khí không màu, có mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí

- Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch NH không thu bằng phương pháp dời chỗ của nước.

2. Tính chất hóa học:

- Tính bazơ yếu:

NH3 + H2O → NH4+ +OH- (NH3 làm quỳ ẩm chuyển sang màu xanh)

NH3(k) + HCl(k) → NH4Cl(r)

3NH3 + 3H2O + AlCl3 → 3NH4Cl + Al(OH)3

- Tính khử:

\(2\overset{-3}{\mathop{\text{ }N}}\,{{H}_{3}}+3C{{l}_{2}}\to \overset{0}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,+6HCl\)

\(2\overset{-3}{\mathop{\text{ }N}}\,{{H}_{3}}+3CuO\to \overset{0}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,+3{{H}_{2}}O+3Cu\)

4. Điều chế:

Cho muối amoni tác dụng với dung dịch bazơ

2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

1. Dạng 1: Xác định nồng độ ion:

Câu 1: Trong 200 ml dd có hòa tan 20,2 gam KNO3  và 7,45 gam KCl. Nồng độ mol/l của [K+] trong dd là

Câu 2: Nồng độ mol/l của ion  kali và ion cacbonat có trong dung dịch K2CO3  0,05M lần lượt là:

Câu 3: Trộn 50 ml dung dịch NaOH 0,2 M và 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M được dung dịch X. Nếu bỏ qua sự điện li của nước thì nồng độ ion OH–  trong dung dịch X là:

Câu 4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là

2. Dạng 2: pH của dung dịch:

Câu 1: Có 40 ml dung dịch HCl có pH = 1. Thêm váo đó x (ml) nước cất và khuấy đều thu được dung dịch có pH = 2 Giá trị của x là?         

Câu 2: Trộn lẫn 1500ml dd H2SO4 0,01M với 500ml dung dịch NaOH 0,064M. Dung dịch thu được có pH là?

Câu 3: Trộn 100 ml dd gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dd X. Giá tri pH của dd X là.

Câu 4: Trộn 100ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH có nồng độ a (mol/l) thu được 200ml dd có pH = 12. Giá trị của a là:

3. Dạng 3: Phản ứng trao đổi ion: Tính khối lượng, thể tích, nồng độ:

Câu 1: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Câu 2: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là

Câu 3: Cho 0,015 mol FeCl3 tác dụng với dung dịch chứa 0,03 mol NaOH thì khối lượng kết tủa thu được là

Câu 4: Cho dung dịch NaOH đến dư vào 100 ml dung dịch NH4NO3 0,1M. Đun nóng nhẹ, thấy thoát ra V lít khí NH(ở đkc). Giá trị của V là

Câu 5: Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không?

a) Na+, Cu2+, Cl-, OH-;

b) NH4+, K+, Cl-, OH-.;

c) Ba2+, Cl-, HSO4-, CO32-;

d) Fe2+, H+, SO42-, NO3-

e) Na+, Ba2+, HCO3-, OH-;

f) K+, Fe2+, Cl-, SO42-

g) Al3+, K+, OH-, NO3-;

h) K+, Ba2+, Cl-, CO32-.

4. Dạng 4: Hiđroxit lưỡng tính:

Câu 1: Cho 300 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 500 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là

Câu 2: Cho 300 ml dung dịch ZnSO4 1M tác dụng với 400 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là

Câu 3: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc lấy kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. Nồng độ mol/l của dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng là

Câu 4: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Gía trị lớn nhất của V là?

5. Dạng 5: Điều chế amoniac:

Câu 1: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít. (thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện). Tính thể tích khí NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng?

Câu 2. Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 4,9. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác nung nóng được hỗn hợp mới có tỉ khối so với hiđro là 6,125. Hiệu suất tổng hợp NH3 là:

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được ?

A. HCl trong C6H6 (benzen).

B. Ca(OH)2 trong nước.

C. CH3COONa trong nước.

D. NaHSO4 trong nước.

Câu 2: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước ?

A. MgCl2.

B. HClO3.

C. Ba(OH)2

D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 3: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li ?

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.

B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

Câu 4: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng ?

A. HCl → H+ + Cl-

B. CH3COOH → CH3COO- + H+

C. H3PO4 → 3H+ + 3PO43-

D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

Câu 5: Zn(OH)2 trong nước phân li theo kiểu :

A. Chỉ theo kiểu bazơ.

B. Vừa theo kiểu axit vừa theo kiều bazơ.

C. Chỉ theo kiểu axit.

D. Vì là bazơ yếu nên không phân li.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1.A

6.B

11.A

16. C

21. B

26. D

31. A

2.D

7.C

12.D

17. B

22.A

27. B

32. B

3.C

8.A

13.C

18. B

23. A

28. A

33. B

4.C

9.D

14. B

19. D

24. C

29. A

34. D

5.B

10.D

15. B

20. A

25.B

30. D

35. D

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 11 năm học 2020-2021 có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF