YOMEDIA

Bộ đề thi HSG môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Lương Văn Tụy có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Địa lý 11 đã học qua nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Lương Văn Tụy có đáp án để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TỤY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 11

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 180 phút

1. ĐỀ 1

Câu 1:

1. So sánh đặc điểm khí hậu miền Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ

2. Tại sao khu vực Đông Bắc Bắc Bộ có gió đông nam thịnh hành chủ yếu vào mùa hạ?

Câu 2:        

1. Chứng minh địa hình là nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phân hóa khí hậu nước ta.

2. Trình bày đặc điểm và phân bố đất ở ĐB sông Cửu Long. Giải thích tại sao ở đây có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm tỉ lệ lớn?

Câu 3: Cho bảng số liệu:

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm

Năm

Số dân (triệu người)

Tỉ lệ  (%)

1990

12,9

19,5

1995

14,9

20,6

2003

20,7

25,8

2007

23,7

28,2

2010

26,2

30,2

 

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quá trình đô thị hóa của nước ta qua các năm.

2.  Nhận xét và giải thích.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. So sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

b. Giải thích sự phân bố của 2 ngành công nghiệp này.

Câu 5:

Dựa vào hình bên:

- Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu một số nước Đông nam Á:

- Nhận xét và giải thích về cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

So sánh đặc điểm khí hậu miền Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ

 

- Khái quát giới hạn 2 miền

* Giống nhau:

- Đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

    + nền nhiệt cao:  to TB > 22oC

    + Lượng mưa lớn: 1600 – 2000 mm/ năm

    + Chịu tác động của gió mùa  (GMMĐ và GMMH)

    + Chịu tác động của gió phơn khô nóng

- Cả 2 vùng đều có sự phân hóa khí hậu theo vĩ độ:

    + Càng vào Nam, biên độ nhiệt càng nhỏ, mùa mưa lùi dần vào thu đông

    + Khí hậu có sự phân hóa theo mùa (thể hiện rõ qua chế độ mưa)

* Khác nhau:

- Tính phân mùa khí hậu:

     + Bắc Trung Bộ: Thể hiện rõ ở cả chế độ nhiệt và mưa: Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh kéo dài 1-2 tháng với nhiệt độ < 18oC nên biên độ nhiệt lớn hơn: Tại Thanh Hóa: biên độ nhiệt : 9oC Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An mưa tập trung vào mùa hạ (từ tháng 5-10). Từ Hà Tĩnh – Huế, Mưa lùi dần vào thu đông. Tháng mưa cực đại : Tháng 9 (Thanh Hóa) Tháng 10 (Huế và Đồng Hới)

    + DH Nam Trung Bộ: Thể hiện rõ qua chế độ mưa: Tập trung vào thời kì thu đông (Từ tháng 9 – tháng 12). Mưa cực đại vào tháng 10 ở Đà Nẵng và tháng 11 ở Nha Trang. Sự phân hóa chế độ nhiệt trong năm không rõ: Biên độ nhiệt nhỏ hơn: 6oC ở Đà Nẵng và khoảng 3oC ở Nha Trang, do không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ TB tháng 1: > 20oC

- Tác động của gió phơn và bão:

   + Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh hơn của gió phơn Tây Nam và chịu ảnh hưởng của bão với tần suất và cường độ lớn hơn: Nền nhiệt tháng 7 phổ biến ở vùng đồng bằng ven biển ở mức trên 28oC. Bão đến sớm hơn và tần suất cao: Từ 1,3 – 1,7 cơn/tháng.

   + DH Nam Trung Bộ chịu tác động yếu hơn của bão và gió phơn: Khu vực có nền nhiệt > 28oC vào tháng 7 có diện tích nhỏ, chủ yếu ở ven biển. Bão đến muộn và có tần suất nhỏ hơn: Từ tháng 10- tháng 11. TB 1,3 cơn bão/ tháng.

 

2

Tại sao ở khu vực phía đông Bắc Bộ lại có hướng gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ.

 

 

Vì:

  • Ở đông bắc Bắc Bộ đây là thời kì nóng nhất -> hình thành áp thấp Bắc Bộ hút gió.
  • Ở BBC: Gió thổi vào trung tâm áp thấp có hướng ngược chiều kim đồng hồ (vì chịu tác động lực Côriôlit) ->  Gió mùa mùa hè từ hướng TN chuyển thành ĐN.

-    Gió mùa ĐN hoạt động chỉ bị gián đoạn khi có bão và giảm dần ảnh hưởng khi GMĐB hoạt động mạnh.

-    Hướng ĐN còn là hướng của lưỡi cao áp Tây TBD

 

1

Chứng minh địa hình là nhân tố chính ảnh hưởng tới sự phân hóa khí hậu nước ta.

 

 

 

 

 

2

 

* Khái quát đặc điểm địa hình:

- Địa hình nước ta phân hóa đa dạng: đồi núi chiếm phần lớn diện tích (3/4) và chủ yếu là đồi núi thấp. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích. - - Hướng nghiêng địa hình: Tây Bắc – Đông Nam: Cao ở Tây Bắc, thấp dần về phía Đông nam.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: TB- ĐN và hướng vòng cung. Ngoài ra còn có hướng Tây – Đông.

*  Sự phân hóa của địa hình theo độ cao và hướng Đh có ảnh hưởng sâu sắc tới đặc điểm và sự phân hóa khí hậu nước ta.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên tính chất nhiệt đới của khí hậu được bảo toàn.

- Sự phân hóa địa hình theo độ cao làm thay đổi chế độ nhiệt ẩm : Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm thay đổi , hình thành 3 đai khí hậu :

  + Đai nhiệt đới (giới hạn, k/q nhiệt độ, mưa, ẩm)

  + Đai cận nhiệt gió mùa trên núi (giới hạn, k/q nhiệt độ, mưa, ẩm)

  + Đai ôn  đới gió mùa trên núi (giới hạn, k/q nhiệt độ, mưa, ẩm)

(Dẫn chứng theo atlat)

  • Hướng nghiêng địa hình: tây Bắc – Đông Nam: khiến cho khí hậu chịu tác động sâu sắc của biển – Tính chất hải dương thể hiện rõ.
  • Hướng của các dãy núi tạo nên sự phân hóa khí hậu rõ rệt theo không gian:

+ Hướng TB-ĐN của dãy HLS tạo sự phân hóa khí hậu giữa TB – ĐB (dẫn chứng)

+ Hướng TB-ĐN của dãy TS bắc tạo sự phân hóa KH giữa hai sườn Đông- Tây. (d/c)

+ Hướng vòng cung của các dãy núi kv Đông bắc tạo thuận lợi cho GMĐB dễ dàng xâm nhập  và trở thành bức chắn ngăn gió ĐN ảnh hưởng tới KV Lạng Sơn, Bắc Giang, đón gió gây mưa lớn cho DH Quảng Ninh (d/c)

+ Hướng vòng cung của TS nam thuận lợi cho đón gió Tây Nam gây mưa lớn cho Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn cho KV ven biển. KV cực nam trung bộ lại song song với cả gió TN và ĐB nên có lượng mưa thấp nhất nước ta. (d/c)

+ Hướng Tây- Đông của dãy Bạch Mã và Hoành Sơn cản gió mùa Đông Bắc tạo sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc- nam (d/c)

 

2

Trình bày đặc điểm và phân bố đất ở ĐB sông Cửu Long. Giải thích tại sao ở đây có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm tỉ lệ lớn?

 

 

* Đặc điểm – phân bố đất ở ĐBS Cửu Long

- Thổ nhưỡng kém phong phú ,đa dạng hơn so với các vùng khác: Gồm nhóm đất phù sa chiếm phần lớn diện tích và một phần nhỏ đất feralit.

- Nhóm đất phù sa:

+ Đất phù sa sông  có diện tích khá lớn, (khoảng 30% diện tích vùng). Phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu. TP cơ giới từ đất thịt tới đất sét, giàu dinh dưỡng.

+ Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất (41% DT) chua, nghèo dinh dưỡng, phân bố ở các vùng trũng: TGLX, ĐTM, BĐ CM.

+ Đất mặn chiếm diện tích khá lớn: 19% ở ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

+ Đất cát biển có DT nhỏ  rải rác ở ven biển (Bến Tre)

+ Đất xám phù sa cổ: DT nhỏ p bố rải rác ở Long An.

  • Nhóm đất feralit và đá khác: DT nhỏ, p bố ở KV núi sót và đảo Phú Quốc.

* Giải thích nguyên nhân vùng này có DT đất phèn, đất mặn lớn:

- Có 3 mặt giáp biển, địa hình thấp nên lưỡi mặn dễ xâm nhập sâu vào đất.

- Bề mặt ĐB có nhiều vùng trũng, ngập nước sâu vào mùa mưa, đọng nước vào mùa mưa làm cho đất thiếu khí, chua.

- Khí hậu phân hóa hai mùa mưa khô sâu sắc, tình trạng ngập úng và thiếu nước càng làm tính chất chua, mặn của đất thêm gay gắt và lan rộng.

- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt càng tạo thuận lợi cho lưỡi mặn xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô.

 

1

Vẽ biểu đồ kết hợp đường – cột.  đầy đủ các yếu tố của biểu đồ và đảm bảo tính thẩm mĩ.

 

 

 

 

 

 

 

3

2.

* Nhận xét:

- Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta trong GĐ 1990- 2010 tăng nhanh.

- Dân số thành thị tăng nhanh (d/c) do quy mô dân số cả nước tăng nhanh và do sự phát triển về quy mô và số lượng các đô thị đã thu hút lực lượng lớn dân cư tập trung vào các đô thị.

- Tốc độ tăng số dân thành thị nhanh hơn số dân nông thôn và mức tăng chung của cả nước nên tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh (d/c)

à Quá trình đô thị hóa ở nước ta được đẩy mạnh từ sau thời kì Đổi Mới thể hiện ở sự tăng nhanh số lượng và tỉ lệ dân cư khu vực thành thị.

 * Nguyên nhân chính là do quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh: Sự phát triển mạnh về quy mô, cơ cấu các ngành CN và DV đã tạo sự chuyển dịch về cơ cấu, kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và III làm giảm tỉ lệ dc nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị.

  • Bên cạnh đó, sự gia tăng dân cư thành thị ở nước ta còn do sự di dân tự phát từ KV nông thôn lên thành thị, đặc biệt là tập trung vào các đô thị lớn: HN, TP HCM, HP….

 

1.

So sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

* Giống nhau

- Vai trò

+ Là 2 ngành công nghiệp trọng điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (40,5% năm 2007)

- Điều kiện phát triển: có nhiều thế mạnh phát triển (lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, chủ trương chính sách…).

- Tổc độ tăng trưởng tương đối cao.

- Phân bổ chủ yếu ở vùng nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ.

* Khác nhau

- Vai trò:

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có vai trò lớn hơn  nhưng lại có xu hướng giảm ( số liệu)

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có vai trò nhỏ hơn  nhưng có xu hướng tăng

- Điều kiện phát triển:

+ Nguồn nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm dồi dào hơn.

+ Đối với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (trong đó quan trọng nhất là ngành dệt – may) nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, phải nhập nguyên liệu với khối lượng lớn.

- Tình hình phát triển:

+ Quy mô: giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn hơn giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (số liệu)

+ Tốc độ phát triển: ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ( số liệu).

- Cơ cấu ngành: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có cơ cấu đa dạng hơn (6 ngành) ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. (4 ngành)

- Phân bố: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất ở vùng nguyên liệu và nơi tiêu thụ, còn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu ở thị trường tiêu thụ

 

 

Giải thích sự phân bố của 2 ngành công nghiệp này

 

- Có phạm vi phân bổ rộng là do nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển.

- Phân bổ tập trung nhất ở những nơi có lợi thế về nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ đây là những vùng đông dân, kinh tế phát triển, khả năng tiêu thụ lớn. Ngoài ra, đây cũng là những vùng có nguồn nguyên liệu phong phú.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có phạm vi phân bố rộng rãi hơn do sự phân bổ của ngành tùy thuộc nhiều vào tính chất của nguồn nguyên liệu, nhất là nguồn nguyên liệu nhiệt đới tươi sống, dễ hư hỏng và vào thị trường tiêu thụ (đối với công nghiệp rượu, bia, nước giải khát). Trong khi đó, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại có xu hướng phân bổ thiên về thị trường tiêu thụ (đặc biệt với công nghiệp dệt – may, da – giầy, giấy – in – văn phòng phẩm).

 

 

 

 

 

5

 

* Nhận xét:

- Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong mấy thập niên trở lại đây:

+ Giảm khá nhanh tỉ trọng KV I (d/c)

+ Tăng tỉ khá nhanh tỉ trọng khu vực II và III (d/c)

  • Cơ cấu và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và không đều giữa các quốc gia.

+ Cơ cấu của In đô.. và Phi líp pin,  có KV III chiếm tỉ trọng cao, KV I có tỉ trọng khá thấp, tốc độ CD chậm (d/c)

+ cơ cấu KT của VN có khu vực I giảm nhanh tỉ trọng và ở mức còn cao, tốc độ chuyển dịch chậm. Khu vực III chiếm tỉ trọng còn thấp (d/c)

- Đặc điểm cơ cấu kinh tế trên cho thấy sự phân hóa về trình độ phát triển KT-XH

 

2. ĐỀ 2

Câu 1:

a) Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam tạo ra những khó khăn, thách thức nào cho sự phát triển kinh tế, xã hội?

b) Tại sao Biển Đông đang là vấn đề thời sự và nhạy cảm ở nước ta hiện nay?

Câu 2:Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Chứng minh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

b) Phân tích tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta?

Câu 3: Trình bày cơ hội và thách thức của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam?

Câu 4:

a) So sánh nguồn lực phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ?

b) Tại sao nói ở nước ta việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?

Câu 5:

a) Điền vào ô trống tình hình xuất nhập khẩu và cán cân ngoại thương, kim ngạch ngoại thương  của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2010.

                                                                                                                        (Đơn vị: Tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

Xuất khẩu

 

5,5

14,5

26

 

Nhập khẩu

 

 

 

31,5

84.8

Cán cân ngoại thương

-0,4

-2,7

 

 

 

Kim ngạch ngoại thương

5,2

 

31,1

 

157.0

 

b) Qua bảng số liệu đó hãy: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu nước ta? Nhận xét cơ cấu XNK nước ta.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt Nam tạo ra những khó khăn, thách thức nào cho sự phát triển kinh tế, xã hội?

+ Khái quát về vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ:

- Nằm ở khu vực nội chí tuyến, châu Á gió mùa.

- Nằm gần như ở trung tâm Đông Nam Á, gần các nền kinh tế lớn: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.

- Lãnh thổ rộng lớn với vùng biển rộng gấp 3 vùng đất, có biên giới và lãnh hải giáp nhiều nước.

+ Những khó khăn, thách thức

- Nằm trong khu vực nhiều thiên tai, đặc biệt là bão và sự thất thường của thời tiết, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống'.

- Lãnh thổ rộng lớn, biên giới dài, đòi hỏi chi phí lớn cho bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc phòng.

- Đặt nước ta vào thế cạnh tranh kinh tế quyết liệt với các nước trong khu vực ngay cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế.

b) Tại sao Biển Đông đang là vấn đề thời sự và nhạy cảm ở nước ta hiện nay?

+ Giới thiệu khái quát Biến Đông:

  •  Là một biển rộng, tương đối kín: diện tích 3,447 triệu km2.
  •  Biển nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
  •  Diện tích vùng biển thuộc Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 ( chiếm 1/3 diện tích biển Đông

+ Giải thích:

Vấn đề thời sự:

- Xu hướng kinh tế thế giới hướng ra biển

- Do Biển Đông là một biển có vị trí địa chính trị quan trọng: nằm trong khu vực KT sôi động châu Á – Thái Bình Dương, vị trí cầu nối giữa ÂĐD và TBD, giữa lục địa Á-Âu và Ôxtrâylia,….

- Biển giàu tài nguyên thiên nhiên: hải sản, khoáng sản,…

=> Biển Đông trở thành đối tượng nhòm ngó của nhiều cường quốc

Vấn đề nhạy cảm:

- Môi trường biển là môi trường đồng nhất, khó tách rời các bộ phận -> Khi tác động đến thành phần này sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác của biển

- Ranh giới trên biển của nước ta với các nước láng giềng chưa rõ ràng, khó xác định được ranh giới.

- Vùng biển ngoài vùng lãnh hải có sự tham gia của nhiều quốc gia cùng khai thác tài nguyên -> Cần phải có sự thương lượng nhất trí giữa các quốc gia.

{-- Nội dung đáp án câu 2 của đề số các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3

Trình bày cơ hội và thách thức của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

+ Khái niệm đô thị hóa

+ Cơ hội:

- Với kinh tế: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CM bằng số liệu)

- Với văn hóa – xã hội: Tăng mức thu nhập (CM) , cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, tạo nhiều cơ hội việc làm, ổn định xã hội,…

- Với môi trường: Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên,…

+ Thách thức:

        - Vấn đề việc làm: Dân cư ồ ạt ra thành phố -> thất nghiệp, thiếu việc làm ở các đô thị (CM), ở nông thôn lại thiếu lao động

        - Sức ép lên vấn đề nhà ở và kết cấu hạ tầng tại các đô thị

        - Chất lượng môi trường suy giảm: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

        - Tệ nạn xã  hội tại các đô thị

4

a) So sánh nguồn lực phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ?

+ Giới thiệu khái quát về 2 vùng DHNTB và ĐNB:

+ So sánh:

    - Giống nhau:

  • Đều có vùng biển giàu tiềm năng để phát triển cả 4 ngành kinh tế biển (dẫn chứng)
  • Đều có ngư trường lớn, nhiều đầm phá vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản
  • Đều có khí hậu tương đối ổn định, thuận lợi cho các ngành kinh tế biển phát triển
  • Người dân có kinh nghiệm trong các nghề biển
  • Được nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển kinh tế biển

- Khác nhau:

  • Thế mạnh của DHNTB so với ĐNB:
  • Đường bờ biển dài, vùng biển sâu và rộng hơn
  • Nhiều ngư trường, đầm phá, vũng vịnh hơn cho phát triển ngành thủy hải sản
  • Nhiều bãi biển đẹp hơn cho phát triển du lịch
  • Thế mạnh hơn về ngành thủy hải sản và du lịch biển
  • Thế mạnh của ĐNB so với DHNTB:
  • Vị trí địa lí nhiều thuận lợi hơn
  • Khí hậu ổn định hơn
  • Tiềm năng dầu khí nhiều hơn
  • Người dân có trình độ văn hóa, kĩ thuật cao hơn
  • Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt hơn
  • Thế mạnh hơn về ngành khai thác dầu khí và các nguồn lực về KT-XH

b) Tại sao nói ở nước ta việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?

+ An ninh lương thực: Đảm bảo 3 yêu cầu sau: (1)  Có  đủ  lương 

thực cho cả nước, (2) Có khả năng cung cấp lương thực ổn định và điều 

hòa cho mọi người đang sống trên lãnh thổ và (3) tất cả mọi người dân có 

đủ khả năng mua lương thực khi cần.

+ Đảm bảo lương thực cho dân số đông:

- Cung cấp nguồn phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn cho chăn nuôi

- Nguồn hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến

- Khai thác hợp lí thế mạnh của từng vùng

  • Lương thực là nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu của con người. Khi đảm bảo ANLT cho dân số đông, người dân mới có điều kiện tập trung để đa dạng hóa nông nghiệp, thay vì trồng lương thực để duy trì cuộc sống như trước họ sẽ chuyển sang sản xuất những nông sản thế mạnh của mình (nuôi trồng thủy sản, pt cây CN, trồng các loại cây hoa màu, đẩy mạnh chăn nuôi) -> tạo cơ sở cho đa dạng hóa trong nông nghiệp.

5

a) Hoàn thành bảng số liệu

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

Xuất khẩu

2,4

5,5

14,5

26

72.2

Nhập khẩu

2,8

8,2

16,6

31,5

84.8

Cán cân ngoại thương

      -0,4

      -2,7

-2,1

-5,5

- 12.6

Kim ngạch ngoại thương

5,2

      13,7

31,1

57,5

157.0

 

b) Vẽ biểu đồ và nhận xét

 

+ Vẽ biểu đồ:

        - Xử lý số liệu:

Bảng: Cơ cấu XNK nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (%)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

Xuất khẩu

46,2

40,1

46,6

45,2

45.6

Nhập khẩu

53,8

59,9

53,4

54,8

54.4

        - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ miền

+ Nhận xét:

- Cơ cấu XNK nước ta có sự chuyển dịch theo hướng tích cực

- Sự chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định

- Luôn luôn nhập siêu

- Chênh lệch tỉ trọng XK, NK tiến dần tới xu hướng cân bằng.

* Chú ý: phải có dẫn chứng số liệu

3. ĐỀ 3

Câu 1: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Xác định phạm vi và chủ quyền của nước ta tại các vùng nước biển và thềm lục địa khu vực biển Đông.

b. So sánh đặc điểm sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Cho biết sự ảnh hưởng của khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến khí hậu nước ta.
b. Chứng minh rằng trong các yếu tố tự nhiên thì yếu tố địa hình là quan trọng nhất trong việc phân hóa thiên nhiên nước ta.
Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích đặc điểm dân cư- dân tộc của vùng núi Tây Bắc. Ảnh hưởng của đặc điểm đó tới sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.

Câu 4: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy:

a. Phân tích tình hình phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản nước ta?

b. Chứng minh rằng cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta đang chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 5: Cho bảng số liệu

Số dân và gia tăng dân số của Trung Quốc thời kì 1970-2004

Năm

1970

1995

1997

1999

2004

Số dân (triệu người)

776

1221

1236

1259

1299

Gia tăng dân số tự nhiên (%)

2.58

1.06

1.06

0.87

0.59

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình số dân và gia tăng dân số của Trung Quốc thời kì 1970- 2005

b. Nhận xét và giải thích về tình hình dân số của Trung Quốc thời kì trên.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

* Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng này được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí tính từ ranh giới lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,…

- Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định.

- Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển tính từ bờ cho đến hết rìa lục địa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên.

b. So sánh đặc điểm sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

* Giống nhau:

- Mật độ sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp. do địa hình bị chia cắt khá mạnh, lượng mưa lớn và độ ẩm cao.

- Lưu vực sông: Có nhiều sông lớn VD. do lãnh thổ phía B mở rộng hơn các vùng khác. Bên cạnh đó cũng có các lưu vực nhỏ ở những nơi núi ăn sát ra biển VD.

- Thuỷ chế sông theo mùa do nhịp điệu mùa của khí hậu quy định: Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.

- Sông ngòi đều mang lại những giá trị kinh tế kèm theo là hiện tượng lũ lụt, xói mòn, rửa trôi ở miền núi, bồi đắp phù sa ở đồng bằng.

* Khác nhau:

Tây Bắc

- Hướng sông: TB- ĐN và T- Đ do hướng núi và hướng các đứt gãy địa chất chạy theo các hướng này VD?

- Sông có giá trị thuỷ điện lớn, ít có giá trị giao thông do phần lớn các sông (đặc biệt vùng Tây Bắc) nằm ở miền núi cao, hiểm trở nên có nhiều thác ghềnh.

- Hàm lượng phù sa không lớn vì vậy các đồng bằng của vùng thường nhỏ hẹp

- Mùa lũ chậm dần từ B xuống N ( vùng Tây Bắc lũ cực đại vào tháng 7, BTB cực đại vào các tháng 8,9,10. do mùa mưa chậm dần từ B- N

Đông Bắc

- TB- ĐN và hướng vòng cung: sông Câu, Thương, Lục Lam. Do hướng vòng cung của các dãy núi quy định.

- Sông có tiềm năng thuỷ điện trung bình tập trung ở khu vực đồi núi, giao thông đường sông khá thuận lợi chủ yếu ở khu vực đồng bằng.

 

- Hàm lượng phù sa tương đối lớn, lớn nhất thuộc về các sông của hệ thống sông Hồng

- Lũ vào mùa hè mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, tháng đỉnh lũ là T8, mùa cạn từ tháng 11- tháng 4, chênh lệnh lượng nước 2 mùa thấp hơn các cùng khác do mùa đông có mưa phùn

 

2

a. ảnh hưởng của khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến khí hậu nước ta.
- Nguồn gốc : Hình thành trên biển Bắc ấn Độ Dương (TBg) là dòng phía Tây của gió mùa mùa hạ nước ta.

-  Hoạt động vào đầu mùa hạ VN( T5- T8).

-  Đặc điểm nóng, ẩm có khả năng gây mưa lớn, tuy nhiên do ảnh hưởng địa hình mà ảnh hưởng của TBg ở các vùng ở nước có sự khác nhau.

+ TBg Khi vào miền Nam gây mưa lớn cho Nam bộ và Tây Nguyên

+ Gây hiệu ứng Fơn khô nóng cho duyên hải Trung bộ gọi là gió Tây, gió này hoạt động mạnh từ Nghệ An đến Quảng Trị và rải rác ở Tây Bắc và duyên hải Nam Trung Bộ, thi thoảng lên đến đồng bằng BB.

+ Gió này là một trong những nhân tố là cho mùa khô của DHMT kéo dài và mùa mưa lệch pha về thu đông.

b. Ảnh hưởng của địa hình đến phân hóa thiên nhiên nước ta.

* Địa hình nước ta ¾ là đồi núi, trong đó độ cao dưới 1000m chiếm 85%, còn lại là núi trung bình và núi cao. Là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự phân hoá thiên nhiên vì địa hình đã tạo nên sự phân hoá của khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác đặc biệt là sinh vật...

* Tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao

- Cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm 0.6oC do đó ở vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt chung của cả nước.

- Sự phân hoá khí hậu đã dẫn tới sự phân hoá của sinh vật và đất theo độ cao:

- Nước ta có sự tồn tại của 3 đai cao: Nhiệt đới gió mùa chân núi(600- 700m ở miền Bvà 900- 1000m ở miền N) -> Cận nhiệt gió mùa trên núi lên đến độ cao 2600m và đao ôn đới núi cao với độ cao > 2600m xuất hiện ở vùng núi cao HLS(nêu khái quát đặc điểm từng đai).

* Tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo B –N.

- Hướng T- Đ của các dãy núi ăn ngang: Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn cản gió mùa đông bắc xuống phía nam, góp phần làm nền nhiệt của miền Nam cao hơn miền Bắc, biên độ nhiệt giảm từ B- N...

-Thiên nhiên miền B mang đặc tính nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh còn miền Nam là nhiệt đới gió mùa cận xích đạo gần như nóng quanh năm.

* Tạo nên sự phân hoá của thiên nhiên theo Đ- T

- Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc hoạt động và xâm nhập sâu vào lãnh thổ làm cho nhiệt độ của vùng này hạ thấp nhanh chóng trong khi dãy HLS lại ngăn cản gió này làm cho vùng Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn.

=> Trong khi vùng đông bắc thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới thì vùng thấp của Tây Bắc thiên nhiên nhiệt đới còn vùng núi cao lại mang sắc thái vùng ôn đới.

- Có sự phân hoá rõ thiên nhiên giữa 2 sườn Đ- T của Trường Sơn: Trong khi sườn Đ (DHMT)  chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (mùa khô) thì Tây Nguyên (sườn T) lại đón gió ẩm mưa nhiều. Khi DHMT là mùa mưa thì sườn Tây (T Nguyên) khuất gió lại là mùa khô.

3

Đặc điểm dân cư- dân tộc của vùng núi Tây Bắc. Ảnh hưởng của đặc điểm đó tới sự phát triển kinh tế- xã hội

* Dân cư:

- Thưa dân, mật độ dân số phổ biến từ 50- 100, thấp hơn mức TB của cả nước.

Do: Đây là vùng có diện tích lớn nhất, địa hình phức tạp, đồi núi cao chiếm diện tích lớn gây khó khăn cho cư trú, sản xuất và sinh hoạt. CSVCKT của vùng nhiều hạn chế, kinh tế mới đang bước đầu phát triển.

- Phân bố dân cư không đều giữa các khu vực lãnh thổ rõ nhất là theo địa hình: Mật độ ở trung du cao hơn miền núi, không đều giữa các tỉnh và ngay trong 1 tỉnh (d/c)

Do: vùng trung du, dễ cư trú sản xuất, trình độ phát triển kinh tế cao hơn vùng núi…

* Dân tộc.

- Là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống 4/5 ngữ hệ, trong đó chủ yếu là  các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ tày- thái, mông – dao và các nhóm ngôn ngữ xen kẽ.

- Phân bố: Có sự xen kẽ giữa các dân tộc song các dân tộc, nhóm Việt- Mường thường cư trú chủ yếu ở các vùng thấp, các nhóm dân tộc khác thường cư trú ở vùng núi cao…

- Do: Tập quán canh tác, sản xuất và phong tục, thói quen sinh hoạt của mỗi dân tộc. Lịch sử khai thác lãnh thổ của vùng.

* Ảnh hưởng:

- Các dân tộc có truyền thống văn hóa và kinh nghiệm sản xuất đa dạng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh biên giới.

- Dân số ít và thưa gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí TNTN và lao động, đầy là vùng giàu tài nguyên….. nhưng thiếu lao động kĩ thuật

- Trình độ dân trí thấp cộng với giao thông khó khăn => chất lượng cuộc sống của nhiều dân tộc còn thấp….

{-- Nội dung đáp án câu 4 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5

a. Vẽ biểu đồ thích hợp

Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường. Các biểu đồ khác không tính điểm.

b. Nhận xét- giải thích

- Trong thời kì từ 1970- 2004 dân số của Trung Quốc có sự gia tăng cao mặc dù gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần.

- Số dân từ 776 triệu người năm 1970 lên đến 1299 triệu người năm 2004, trong 34 năm tăng 523 triệu người, gấp 1,67 lần. Tăng nhanh nhất trong thời kì 1970- 1995, trong 25 năm tăng 445 triệu người, trung bình một năm tăng 17.8 triệu người.

- Gia tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm, từ 1970 đến 2005 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm đi 1.99%. Tỷ lệ gia tăng dân số bắt đầu giảm mạnh nhất trong thời kì 1970- 1995

- Giải thích:

+ Dân số TQ có sự tăng nhanh do dân số đông, tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ cao, chính sách dân số chưa áp dụng triệt để trong thời kì trước.

+ Từ 1995- nay TQ thực hiện chính sách dân số triệt để làm tỷ lêh gia tăng giảm nhanh, hiện nay mỗi năm chỉ tăng thêm khoảng 8 triệu người ít hơn rất nhiều thời kì trước 1995.

4. ĐỀ 4

Câu I. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

 1. Phân tích ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ đối với đặc điểm thiên nhiên nước ta.

2. Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông.

3. Phân tích đặc điểm cấu trúc của địa hình vùng đồi, núi nước ta.

 Câu II. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Chứng minh rằng các thành phần địa lí và cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự thay đổi rõ rệt theo quy luật địa đới và phi địa đới. Giải thích nguyên nhân.

2. Sự thay đổi của các thành phần và cảnh quan thiên nhiên ở nước ta có ý nghĩa gì?  Hãy nêu các giải pháp cần thực hiện để sử dụng có hiệu quả sự thay đổi trên.

3. Giải thích vì sao vấn đề nghiêm trọng có tính cấp thiết hàng đầu trong bảo vệ môi trường và tài nguyên ở Việt Nam là bảo vệ rừng?

Câu III. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Nhận xét sự phân bố các đô thị ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

2. Làm rõ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với sự phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu IV.

1. Tại sao cơ cấu sản lượng điện của nước ta có sự thay đổi? Việc phát triển các nhà máy nhiệt điện và thủy điện có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

2. Giải thích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990-2007. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho biết điều gì?

3. Giữa ngành công nghiệp và nông nghiệp nước ta có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu V.

1.  Dưạ vào bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1990 - 2006

(Đơn vị: Tỷ Kw.h)

Năm

1990

1995

2000

2003

2006

Trung Quốc

621

1 008

1 356

1 911

2 866

Ấn Độ

289,4

394,8

501,2

633,3

742,4

a/. Vẽ biểu đồ so sánh sản lượng điện của Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn 1990 - 2006.

b/. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất điện của hai nước qua biểu đồ đã vẽ.

2. Dựa vào lược đồ sau, hãy nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Hoa Kì. Giải thích vì sao có sự thay đổi trong phân bố công nghiệp của Hoa Kì.

CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP CHÍNH CỦA HOA KÌ

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH:

Câu I

1. Phân tích ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ đối với thiên nhiên nước ta?

* Nêu đặc điểm hình dạng lãnh thổ và đường bờ biển ...

* Làm cho thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiều B-N, biểu hiện ở các thành phần tự nhiên:

- Khí hậu phân hóa khác nhau giữa 2 miền N-B (phân tích qua bản đồ khí hậu tr 7)

- Sinh vật: Do khí hậu khác nhau => thành phần loài sinh vật cũng khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam (phân tích).

* Sông ngòi: Do lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn là sông nhỏ, ngắn dốc. Các sông lớn đều bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ

* Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài => nên tiếp giáp Biển Đông rộng lớn -> làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển:

- Thiên nhiên mang t/c ẩm, mưa nhiều, không bị hoang mạc hóa như các nơi cùng vĩ độ. Ngoài ra Biển Đông còn góp phần tạo nên đb châu thổ ven biển, làm cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng...

- Thiên tai từ Biển Đông ảnh hưởng đến thiên nhiên (phân tích)

2. Chứng minh thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông:

- Khái quát về Biển Đông ...

- Đối với khí hậu: Cung cấp hơi nước, làm biến tính các luồng gió đi qua => khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa

- Đối với địa hình: do tác động xâm thực, bồi tụ diễn ra mạnh tạo sự đa dạng của địa hình ven biển (đồng bằng châu thổ ...)

- Đối với sinh vật: Cảnh quan rừng chiếm ưu thế, không bị xa mạc hóa như những nơi cùng vĩ độ (phân tích ...)

- Tài nguyên thiên nhiên như dầu khí , cát thủy tinh, quặng Ti ...

- Chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai từ Biển Đông mang đến (DC)

3. P/T đặc điểm cấu trúc của địa hình đồi núi nước ta:

- Khái quát về vùng đồi núi nước ta: 3/4 dt, chủ yếu đồi núi thấp, phân bố ...

- Địa hình già được trẻ lại vào Tân kiến tạo, có tính phân bậc rõ rệt:

     + Biểu hiện: Hình thái đồi núi, các bậc địa hình cao thấp khác nhau ...

     + Giải thích:

    - LT có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu, sau đó trải qua thời gian dài bị ngoại lực san bằng thành bề mặt bán bình nguyên cổ, rồi đến Tân kiến tạo được nâng lên, ngoại lực cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên hình thành núi tái sinh, nên các núi thường không cao, có dáng mềm mại ...

     - Do vận động Tân kiến tạo nâng cao LT thành nhiều đợt với cường độ và thời gian khác nhau, đã quyết định tính chất phân bậc của địa hình VN ...

- Hướng nghiêng chính của địa hình đồi núi nước ta là cao ở TB thấp dần về phía ĐN, biểu hiện qua hướng chảy của sông ngòi vùng Tây Bắc và BTB...

      Giải thích: Do Phía TB được nâng mạnh trong Tân kiến tạo, càng xuống phía đông nam cường độ nâng càng giảm dần.

- Hướng địa hình các dãy núi: Có hai hướng chính là TB-ĐN và hướng vòng cung (biểu hiện ...).

     + Hướng Tây bắc- Đông nam (DC): Do ảnh hưởng của địa máng Đông Dương và các đơn vị nền móng cổ (DC) và hướng địa hình vùng núi Vân Nam TQ qui định.

     + Hướng vòng cung: Ở vùng núi ĐB liên quan đến khối nền cổ Hoa Nam và khối Vòm S Chảy. Hướng núi TS Nam liên quan đến Địa máng Đông Dương và khối nền cổ Kon Tum

Câu II

1.  Biểu hiện thay đổi theo qui luật địa đới và giải thích...

* Khái niệm về QL địa đới và phi địa đới ...

* Biểu hiện chứng minh và giải thích:

- Quy luật địa đới: Thể hiện rõ ở sự thay đổi của nhiệt độ theo chiều B-N:  Càng vào phía nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng, biên độ nhiệt càng giảm (DC). Từ đó kéo theo sự thay đổi của sinh vật: MB ngoài loài nhiệt đới còn có cả loài cận nhiệt đới (DC); miền Nam chủ yếu là loài nhiệt đới - xích đạo (DC).

        Nguyên nhân: Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều B-N tới 150 vĩ...

- Quy luật phi địa đới:

        + Quy luật đai cao: Vùng núi cao Tây Bắc có đủ 3 đai cao (phân tích 3 đai cao)

         Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của độ cao địa hình làm cho khí hậu thay đổi, kéo theo các thành phần tự nhiên (thổ nhưỡng, sinh vật) cũng thay đổi theo.

         + Qui luật địa ô: Biểu hiện ở sự khác nhau của khí hậu và cảnh quan thiên nhiên giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, Giữa Tây Nguyên và DHNTBộ (phân tích)

         Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của địa hình các dãy núi, kết hợp với gió mùa và ảnh hưởng của biển tới các vùng nội địa khác nhau.

2. Ý nghĩa sự thay đổi và giải pháp để sử dụng ...

         + Tạo sự đa dạng của các thành phần địa  lí và cảnh quan thiên nhiên nước ta.

         + Hình thành thế mạnh kinh tế khác nhau giữa các vùng, miền trên cả nước

* Các Giải pháp để sử dụng có hiệu quả:

         + Áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng ...

         + Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điệu kiện sinh thái khác nhau.

         + Ý khác:  

3. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong bảo vệ môi trường và tài nguyên ở Việt Nam là bảo vệ rừng, vì:

- Rừng là tài nguyên có giá trị kinh tế lớn (phân tích)

- Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và các tài nguyên khác:

   +  Là thành phần của môi trường tự nhiên có quan hệ mật thiết với các thành phần khác ...

   +  Trong mối quan hệ này rừng là một yếu tố năng động để lập lại thế cân bằng môi trường, bảo vệ tài nguyên khác...

- Khi mất rừng sẽ gây tác hại rất lớn đến tài nguyên và môi trường:

   + Đất đai bị xói mòn, thoái hóa => làm  tăng diện tích đất trống đồi trọc, giảm diện tích đất canh tác NN.

   + Khí hậu (phân tích)

   + Dòng chảy sông ngòi (phân tích)

   + Sinh vật: Mất nơi cư trú động vật hoang dã, suy giảm sự đa dạng sinh học ...

- KL ...

Câu III

1.  Nhận xét sự phân bố đô thị nước ta:

- Nước ta có nhiều đô thị, nhưng phân bố không đều giữa các vùng về số lượng, quy mô đô thị và số dân đt.

- Không đều về số lượng đô thị: DC vùng có số lượng đô thị nhiều nhất và ít nhất ...

- Không đều về quy mô đô thị: DC các đô thị lớn tập trung chủ yếu ở đâu, các đô thị nhỏ tập trung chủ yếu ở đâu. Số dân đô thị lớn nhất là vùng nào, thấp nhất là vùng nào

          * Nguyên nhân:

      -Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa giữa các vùng:

          - ĐNB và ĐBSH có điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng đô thị và các khu công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế cao, đô thị hóa PT mạnh ... , nên tập trung nhiều đô thị lớn và đông  về số dân đt.

          - TDMNBB và ĐBSCL ... có diện tích rộng, nhiều đơn vị hành chính là các tỉnh lỵ và huyện lỵ, nên có nhiều đô thị với chức năng hành chính là chủ yếu, nên có nhiều đô thị.

     2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với sự phân bố dân cư của vùng TDMNBB

   - Khái quát về vị trí giới hạn của vùng ...

   - ĐKTN có ảnh hưởng trực tiếp đến quần cư và gián tiếp thông qua hoạt động kinh tế - xã hội.

   - Đây là vùng núi có địa hình cao, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là đất feralit dốc, thiếu nước không thuận lợi cho cư trú và hoạt động KT-XH với quy mô lớn, nên mật độ dân cư thấp so toàn quốc (DC)

   - Vùng núi cao (DC), địa hình, đất đai ... không thuận lợi cho cư trú và hoạt động SX và giao thông đi lại -> dân cư thưa, mật độ thấp (DC)

   - Những nơi có địa hình bằng phẳng như cao nguyên, sơn nguyên... thuận lợi cho giao thông đi lại và SX  dân cư tập trung đông, mật độ cao hơn (DC)

   - Vùng Trung du tiếp giáp với đồng bằng SH có địa hình thấp, đất đai thuận lợi cho cư trú và hoạt động kinh tế - xã hội dân cư tập trung đông đúc, mật độ cao (DC)

{-- Nội dung đáp án câu 4 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu V

1. Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích

a. Vẽ biểu đồ:

- Vẽ biểu đồ cặp cột với 2 trục tọa độ

- Chia tỷ lệ tương đối chính xác, có chú giải và các ghi chú cần thiết.

- Biểu đồ khác không cho điểm.

b. Nhận xét:

- Về qui mô:

         + Đây là 2 nước có sản lượng điện lớn trên thế giới ...

         + Trung Quốc có sản lượng điện lớn hơn nhiều so với Ấn Độ (Gấp hơn 2 lần)

- Mức tăng: Sản lượng điện của cả 2 nước đều tăng nhanh trong 16 năm. Trong đó Trung Quốc có sản lượng điện tăng nhanh hơn (DC: 4,6 lần so với 2,56 lần).

* Giải thích:

- Đây là 2 nước đang phát triển, đông dân, quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh -> nên có sản lượng điện lớn và tăng nhanh.

- TQ có sản lượng điện lớn và tăng nhanh hơn Ấn Độ: Do kinh tế tăng trưởng nhanh,  tiềm năng KH-KT lớn,  nguồn năng lượng trong nước dồi dào hơn Ấn Độ ...

2. Nhận xét sự phân bố trung tâm công nghiệp;

- Các trung tâm công nghiệp phân bố không đều trên lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, Nam và Tây Nam

- Vùng Đông Bắc tập trung nhiều trung tâm công nghiệp rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng. Vùng phía Nam chủ yếu là các trung tâm công nghiệp lớn, phân bố khá dày đặc.

- Phía Tây chỉ có một số trung tâm CN phân bố ở ven biển. Vùng nội địa thưa thớt chỉ có một số trung tâm công nghiệp  ...

* Giải thích nguyên nhân thay đổi trong phân bố công nghiệp 

- KQ:  + Xu hướng thay đổi trong phân bố CN  ...

           + Liên quan đến sự thay đổi cơ cấu ngành CN ở Hoa Kì

- Vùng Đông Bắc: Phát triển lâu đời, nổi tiếng thế giới là trung tâm điều khiển nền KT Hoa Kì, nhưng chủ yếu là ngành cũ nay đang bị cạnh tranh => suy giảm. Ngoài ra không gian sản xuất CN hạn hẹp, môi trường ô nhiễm cần phải tìm động lực mới cho sự phát triển công nghiệp.

- Vùng Tây Nam và Đông Nam có nhiều ưu thế để phát triển các ngành CN mới: Nguồn năng lượng mới phong phú, khí hậu nắng ấm, phong cảnh đẹp => thu hút các nhà khoa học và nhân lực có trình độ ; chính sách quan tâm vùng động lực mới, thị trường ...

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Địa lý 11 năm 2021 - Trường THPT Lương Văn Tụy có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF